Than Quảng Ninh chưa hết biến cố
Ngoài Sài Gòn FC, Than Quảng Ninh là một trong hai đội bóng trải qua biến cố rất lớn về lực lượng trước thềm V.League 2020.
Không như Sài Gòn FC, vấn đề của Than QN đến từ sự cố hữu. Đó là tiền. Không nhận được nguồn tài trợ từ Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam, Than QN đã buộc phải nợ lương, thưởng, phí lót tay của các cầu thủ trong suốt 4 tháng gần đây. Điều này khiến nhiều cầu thủ chán nản đòi ra đi. Số khác dù rất muốn ở lại nhưng cũng không thể gia hạn hợp đồng khi chính Ban lãnh đạo đội bóng cũng chẳng đủ kinh phí để giữ họ ở lại.
Những trụ cột như thủ môn Tuấn Linh, các trung vệ Văn Việt, Thanh Hào, Nguyễn Xuân Hùng, tiền vệ Đào Nhật Minh, Giang Trần Quách Tân hay chân sút Nguyễn Hữu Khôi,… lần lượt ra đi.
HLV Phan Thanh Hùng dù rất kiên nhẫn nhưng chính việc Chủ tịch Phạm Thanh Hùng thiếu thiện chí đã khiến ông không thể chịu đựng được hơn. Sau cùng, HLV Phan Thanh Hùng buộc phải nói lời chia tay để chuyển sang B.Bình Dương.
Video đang HOT
Tất nhiên, Than QN đã phải tái cơ cấu đội bóng, nhưng ở một sự chắp vá thiếu chiều sâu. Họ quyết định đôn các cầu thủ trẻ của đội U21 lên đội 1 đồng thời nhanh chóng bổ nhiệm trợ lý Hoàng Thọ lên làm HLV trưởng.
Song liệu sự thay đổi này có thể giúp Than QN “sống khỏe” sau cơn khủng hoảng tài chính cùng quẫn, khi mà lực lượng của họ vừa thiếu lại vừa yếu. Nên nhớ rằng, gói cứu trợ trị giá 100 tỷ đồng vẫn chưa cập bến đội bóng đất Mỏ. Và nguy cơ khủng hoảng hoàn toàn có thể một lần nữa xảy ra đối với Than QN.
Một mùa giải mới đang sắp bắt đầu. Và ở mùa bóng mới, người hâm mộ đất Mỏ sẽ được nhìn thấy một phiên bản Than QN non nớt, không còn được như xưa.
Dễ hiểu rằng tại sao người ta đang điền Than QN, đội bóng mà năm ngoái vẫn còn đua tranh vô địch vào danh sách những ứng viên có thể xuống chơi hạng Nhất ở mùa bóng năm sau.
Lời cảnh tỉnh cho tư duy bóng đá kiểu bao cấp
Từ chỗ là CLB có nền tài chính mạnh, nhiều cầu thủ giỏi, Than Quảng Ninh có nguy cơ không kịp tham dự V-League 2021, thậm chí giải thể.
HLV Phan Thanh Hùng chia tay Quảng Ninh sau 4 năm gắn bó. Ảnh: VPF.
Những vấn đề của Than Quảng Ninh, thực tế đã manh nha từ giai đoạn hai mùa trước, khi họ cho Hải Phòng mượn 3 trụ cột là Mạc Hồng Quân, Nghiêm Xuân Tú và Diego Fagan. Lúc ấy, giới mộ điệu đồn đoán nhiều nguyên nhân, nhưng cho tới đầu tháng này, sự việc mới được phơi bày. Đội bóng đất Mỏ không đủ ngân sách trả lương cho cầu thủ. Họ đã nợ phí lót tay từ đầu mùa 2020, và suốt từ tháng 4, chưa thanh toán tiền lương.
Uẩn khúc ở sân Cẩm Phả trào lên khi HLV kỳ cựu Phan Thanh Hùng tuyên bố chia tay đội bóng. Ông cũng thẳng thắn nói rằng, sẽ chờ đủ 30 ngày đúng hợp đồng lao động để đủ điều kiện trở về quê nhà Đà Nẵng. Trước đó, nhiều công thần như thủ môn Huỳnh Tuấn Linh, trung vệ Nguyễn Văn Việt, tiền vệ Đào Nhật Minh, Giang Trần Quách Tân cũng lũ lượt rời Quảng Ninh.
Quảng Ninh không phải CLB duy nhất đột ngột lâm vào cảnh "khóc dở mếu dở". Hồi V-League 2020 bị tạm ngừng lần thứ hai, Chủ tịch CLB Quảng Nam Nguyễn Húp đã bày tỏ nguyện vọng xin dừng giải đấu vì không đủ kinh phí tham dự. Trước nữa là Cần Thơ. Họ từng lên V-League vài mùa, có lượng CĐV hùng hậu, nhưng sau khi xuống hạng năm 2018, giờ đang đứng trước nguy cơ gairi thể. Ngay cả việc có tham dự hạng Nhất 2021 hay không, Cần Thơ lúc này cũng chẳng rõ.
Quảng Ninh, Cần Thơ, hay những CLB vốn quen với việc "chạy ăn từng bữa" như SLNA, Nam Định, vốn chỉ là một góc trong bức tranh bóng đá kiểu bao cấp tại V-League. Lên chuyên nghiệp 20 năm nhưng chưa khi nào các CLB có cái mác chuyên nghiệp sống bằng chính thu nhập của họ. Trước mỗi mùa giải, lãnh đạo đội bóng đều phải cân đong đo đếm xem năm nay tỉnh giải ngân bao nhiêu, các doanh nghiệp hỗ trợ thế nào, rồi mới đến các ông bầu - những người mang tiếng là ông chủ CLB - rót phần còn lại.
Bài toán "đầu tiên - tiền đâu" cũ, nhưng chưa bao giờ hết nhức nhối ở V-League. Đến mức, mà khi Bình Định giành quyền lên hạng mùa tới, lãnh đạo tỉnh và đội bóng phải lập tức ngồi lại để xem mùa tới cân đối ngân sách như nào. Cũng bởi vấn đề tài chính, mà chỉ cần những đội có hầu bao rủng rỉnh, như Viettel mùa này, hay Hà Nội những năm trước, có thể lên ngôi. Ở chiều ngược lại, nếu thành tích CLB không đáp ứng kỳ vọng và đem lại lợi ích cho các ông bầu, họ sẵn sàng trả lại tỉnh. Và cũng vì sự tồn tại, phát triển của mỗi đội gắn chặt với ông bầu, mới nảy sinh ra những chuyện như Sài Gòn Xuân Thành, Vissai Ninh Bình vĩnh viễn biến mất khỏi lịch sử bóng đá nước nhà.
Trong bản báo cáo tổng kết V-League 2020, vẫn có 4 trong tổng số 14 đội tham dự không đạt chuẩn, gồm Hà Tĩnh, Hải Phòng (không tham dự đầy đủ các giải trẻ), Nam Định (không đạt yêu cầu tài chính), và SLNA (không đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất). Chúng ta vẫn đang đi trên những đôi chất đất sét, và ôm mộng tưởng về giấc mơ châu lục, thế giới, dù thực tế khác một trời một vực.
Chừng nào vẫn còn mô hình bao cấp, chừng ấy nền bóng đá nước nhà vẫn còn có thể chịu những cú sốc như với Than Quảng Ninh.
Quang Hải "ngang cơ" Ronaldo, thầy Park đóng cửa tuyển Việt Nam Tuấn Anh phải tập riêng với chuyên gia Hàn Quốc, trong khi HLV Park Hang Seo lần đầu cắt ngắn thời gian tác nghiệp của báo chí để tập kín. Kể từ ngày tập trung, lần đầu tiên HLV Park Hang Seo yêu cầu giới truyền thông phải kết thúc sớm công việc ở buổi tập của tuyển Việt Nam. Thay vì thả...