Thán phục trước tài năng của Công an xã
Khán giả cũng như Ban giám khảo hoàn toàn bất ngờ trước khả năng diễn xuất của lực lượng Công an xã tại Hội thi Công an xã giỏi thành phố Hà Nội năm 2015.
Sáng 20-4, tại Nhà văn hóa huyện Thanh Trì đã diễn ra Hội thi Công an xã giỏi thành phố Hà Nội năm 2015 – Vòng sơ khảo cụm thi số 1. Thiếu tướng Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc CATP, Trưởng ban tổ chức hội thi đã đến dự, động viên các đội tuyển.
Thiếu tướng Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc CATP Hà Nội và lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì tặng hoa động viên các đội tuyển
Cụm thi số 1 Hội thi Công an xã giỏi thành phố Hà Nội năm 2015 có 6 đội thi đại diện cho lực lượng công an xã của 6 huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín và Thanh Trì. Đây là đợt tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng cơ sở và triển khai sâu rộng Pháp lệnh công an xã.
Ngoài mục đích tuyên truyền các hoạt động của lực lượng công an xã, Hội thi còn là dịp để lực lượng này giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác giữ gìn ANTT, tạo khí thể thi đua sôi nổi nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động của lực lượng công an xã trong tình hình mới.
Với sự chuẩn bị chu đáo, cả 6 đội tuyển đã hoàn thành xuất sắc 3 phần thi do Ban tổ chức đề ra gồm thuyết trình, tìm hiểu kiến thức pháp luật và tiểu phẩm.
Một tiết mục tiểu phẩm tại Hội thi
Bắt nguồn từ những câu chuyện có thật ngoài đời sống, các đội tuyển đã xây dựng thành những tiểu phẩm phê phán các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, đồng thời nêu bật vai trò của lực lượng Công an xã trong việc vận động người dân chấp hành pháp luật, chung sức xây dựng nông thôn mới…
Kết thúc các nội dung tranh tài sôi nổi, Ban tổ chức đã trao Giải Nhất cho đội thi huyện Đông Anh, Giải Nhì và Giải Ba lần lượt cho các đội Thanh Trì và Gia Lâm. Ba đội thi Công an xã giỏi của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh và Thường Tín đạt giải khuyến khích.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải thưởng phụ cho người thuyết trình hay nhất, nữ công an xã duyên dáng nhất, công an xã nhiều tuổi nhất, diễn viên quần chúng xuất sắc nhất…
Tiếp tục đồng hành cùng Hội thi, Báo An ninh Thủ đô đã tặng thưởng cho các đơn vị đạt giải cao.
Một số hình ảnh tại Hội thi Công an xã giỏi thành phố Hà Nội năm 2015 – Vòng sơ khảo cụm thi số 1:
Video đang HOT
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND các huyện có đội tuyển dự thi tặng hoa Ban tổ chức Hội thi
Các đội tuyển tham gia tranh tài đều là các đội đạt thành tích xuất sắc tại vòng thi cấp sơ sở
“Cầm cân nảy mực” và trực tiếp ra đề cho 6 đội thi là các nghệ sỹ, lhỉ huy một số phòng nghiệp vụ CATP Hà Nội
Mỗi tiết mục dự thi đều cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng về biên đạo, diễn xuất
cũng như khả năng nhập vai tài ba của lực lượng công an cơ sở
Đề cập đến nhiều khía cạnh của đời sống
Các tiết mục sân khấu hóa không chỉ nói về công tác phòng chống tội phạm
mà còn phê phán, bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan
Khán giả vô cùng thích thú trước sự xuất hiện của thầy bói mù (ảnh trên) và hình ảnh Táo quân an ninh trên sân khấu Hội thi
Sau phần tranh tài sôi nổi, đội tuyển huyện Đông Anh đã xuất sắc giành Giải Nhất
Giải Nhì được trao cho đội tuyển huyện Thanh Trì
Vị trí thứ Ba thuộc về đội tuyển huyện Gia Lâm
Ba đội tuyển còn lại cùng đạt giải khuyến khích
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ cho các cá nhân xuất sắc
Theo_An ninh thủ đô
Học trò vùng cao sáng chế máy đưa nước lên cao không cần điện
Mới đây, tại cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông (khu vực phía Bắc) năm 2015, nhiều người vô cùng thán phục trước thiết bị đưa nước lên cao không cần dùng điện giành giải Nhất toàn cuộc của hai học sinh đến từ Hòa Bình.
Hai "nhà phát mình" trẻ tuổi là Nguyễn Tuấn Hùng và Trần Ngọc Vũ - học sinh lớp 11 chuyên Vật Lý Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình). Cả hai em đều là những học sinh ham học hỏi, luôn thích tìm tòi và sáng tạo trong quá trình học tập.
Hai "nhà phát minh" đang thử chạy thiết bị đưa nước lên cao không cần dùng điện tại một con suối.
Chia sẻ về ý tưởng để làm ra chiếc máy đưa nước lên cao không cần dùng điện, Nguyễn Tuấn Hùng cho hay, sinh ra và lớn lên ở vùng cao, nhiều lần chứng kiến người dân ở địa hình đồi núi chỉ sản xuất được một vụ mùa vì vào mùa khô, nước rất khan hiếm. Đặc biệt, ở một số nơi, người dân phải gánh nước từ suối dưới chân núi lên nhà trên sườn đồi để phục vụ sinh hoạt. Chỉ một số ít nhà dân may mắn gần mạch nước trên đồi đã tự làm máng nước tự chảy dẫn về nhà nhưng vào mùa khô, nguồn nước này cũng cạn kiệt nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Một số địa phương ở Hòa Bình hiện tại dùng các biện pháp như guồng nước, máy bơm điện, bơm dầu, hứng nước mưa chưa đạt hiệu quả, gây tốn kém chi phí và chưa áp dụng được cho từng hộ dân.
Nhận thức được khó khăn của người dân miền núi, thiết tha có thể giúp họ cải thiện đời sống, Nguyễn Tuấn Hùng đã cùng Trần Ngọc Vũ bỏ công sức tìm hiểu nhằm chế tạo ra thiết bị có thể đưa nước lên cao không cần dùng điện mà có thể dễ dàng sử dụng trong các hộ gia đình. Sau nhiều ngày cùng nhau lên ý tưởng, hai học sinh lớp 11 đã đưa đến chung quan điểm đó là dùng chính chính năng lượng dòng chảy của các con suối để đưa nước lên cao phục vụ người dân.
Để giúp ý tưởng của mình được hiện thực hóa, Hùng và Vũ đã nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm Phạm Đình Mẫn. Sau khi được thầy chỉ dẫn, cả Hùng và Vũ đều thông suốt và cùng nhau bắt tay vào chế tạo thiết bị với các tiêu chí là có thể hoạt động được ở các dòng suối nhỏ, tốc độ dòng chảy ổn định, tận dụng vật liệu đơn giản, đạt lưu lượng nước mong muốn, giá thành thiết bị thấp...
Để chế tạo hoàn chình thiết bị đưa nước lên cao, Hùng và Vũ mất hơn nửa năm từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2015. "Nhiều lần cho máy chạy thử ở khu vực nước suối lớn đã gây vỡ ống khi áp suất nước thay đổi đột ngột nên chúng em đã nghĩ ra việc sử dụng bình trữ áp. Bình này có tác dụng như một van an toàn để bảo vệ ống", Vũ kể lại.
Bên cạnh đó, trong khi hoạt động, phát hiện máy bơm dễ bị bẩn nên hai học sinh chuyên Vật Lý đã nghĩ ra bộ phận lọc. Thiết bị cũng được thiết kế hạ thấp độ cao để đảm bảo tính chắc chắn. Các yếu tố như khi xảy ra lũ ống, lũ quét, suối chảy quá nhay cũng được hai nam sinh này tính toán để thiết bị có thể hoạt động hoặc sử dụng an toàn, hiệu quả.
Nguyễn Tuấn Hùng phấn khởi cho hay rằng, điều đáng giá nhất ở thiết bị là không sử dụng điện hoặc máy phát điện nên tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện lắp đặt ở vùng sâu vùng xa. Tốc độ tối thiểu của dòng chảy ở suối để máy có thể hoạt động là 0,4m/s (khá nhỏ). Vậy nên máy có thể chạy liên tục bất kể ngày hay đêm với tuổi thọ dự kiến khoảng 2 năm. Thiết bị có thể đưa nước lên cao tới mức 40 m, giá thành để làm ra sản phẩm này chỉ dưới 1,5 triệu đồng.
Theo đánh giá của ban giám khảo của cuộc thi, sản phẩm nếu được áp dụng có quy mô lớn vào những nơi có dòng suối lưu lượng và tốc độ chảy cao sẽ có thể phục vụ không những cho từng hộ dân mà có thể phục vụ nhu cầu cho cả cộng đồng, nhất là các hộ dân vùng cao mà không tốn chi phí, sức lực nào khác.
Thầy Phạm Đình Mẫn - giáo viên chủ nhiệm của Hùng và Vũ vui mừng tâm sự: "Cuộc thi sáng tạo khoa học là một sân chơi bổ ích cho các em thể hiện tài năng, đem lý thuyết áp dụng vào thực tế đời sống và là một cơ hội để cả Hùng và Vũ trưởng thành hơn".
Lê Tú
Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo dantri
Chánh Văn phòng Cục Hàng không trúng tuyển TGĐ Quản lý bay Ông Phạm Việt Dũng - Chánh Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam - đã trúng tuyển vị trí Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam với số điểm 87,81/100. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ GTVT tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo. Ông Phạm Việt Dũng (đeo kính)...