Thán phục những “tác phẩm nghệ thuật” giữa đồng quê
Ngắm nhìn những cánh đồng lúa bát ngát được tạo hình thành tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, du khách không khỏi ngạc nhiên và thán phục trước sự sáng tạo của người nông dân Nhật Bản.
Kể từ năm 1993, người nông dân làng Inakadate, Nhật Bản đã thiết kế ra những “bức họa đồng quê” độc đáo, được vẽ ngay trên cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt với quy mô lớn, đòi hỏi sự sáng tạo và tính cần cù, tỷ mẩn của người dân khi phối hợp nhiều giống lúa khác nhau.
Nữ diễn viên Marilyn Monroe xuất hiện trên cánh đồng.
Nghệ thuật sáng tạo trên đồng lúa hay còn được biết tới với cái tên Tanbo Art đã trở thành nét riêng của xứ sở hoa anh đào. Chủ đề những bức tranh rất da dạng, từ những nhân vật nổi tiếng thế giới như nàng Mona Lisa, Hoàng đế Napoleon, nữ diễn viên Marilyn Monroe, cho đến các câu truyện nổi tiếng trong văn hóa Nhật, hình ảnh hoạt hình, họa tiết truyền thống….
Hoàng đế Napoleon.
Khoảng hơn 20 năm trước, ngôi làng gần như “kiệt quệ” trong các khoản nợ nần, thu nhập từ nông nghiệp suy giảm nghiêm trọng và dân số ngày càng thu hẹp. Năm 1981, một di tích khảo cổ cánh đồng lúa hơn 2000 năm tuổi được phát hiện tại đây, mang lại danh tiếng cho Inakadate trở thành vùng trồng lúa lâu đời nhất miền Bắc Nhật Bản. Để thúc đẩy kinh tế, chính quyền địa phương cho xây dựng một công viên chủ đề tại đây. Tuy nhiên, những bước tính sai lầm để lại cho làng khoản nợ khổng lồ 106 USD, gấp 3 lần tổng ngân sách cả năm.
Video đang HOT
Hình ảnh những nhân vật truyền thuyết trong văn hóa Nhật.
Nhưng nghệ thuật trồng lúa Tanbo đã giúp Inakadate thay da đổi thịt. Hàng năm, chi phí tạo hình trên cánh đồng lúa vào khoảng 35000 USD, nhưng doanh thu nhận được từ kinh doanh du lịch mang về tới 70000 USD, mang lại đời sống khấm khá cho người dân. Mỗi năm, người dân trong làng lại đúc kết, kết hợp nhiều loại lúa với các kiểu gen mới để tạo màu sắc mới lạ.
Thậm chí bức tranh ở hai cánh đồng còn có sự liên kết với nhau.
Câu chuyện “Bát tiên quá hải” cũng được tái hiện
Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là thời điểm những bức họa nghệ thuật khổng lồ ra đời. Du khách đến với Inakadate được chiêm ngưỡng vẻ đẹp những bức tranh lớn giữa không gian bao la. Đặc biệt, vào tháng 9, đường về Inakadate thường tắc nghẽn bởi lượng khách đổ về quá đông.
Huy Hoàng
Theo Dantri/ AP
Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nào có tính sáng tạo nhất?
Một thuật toán máy tính giúp đánh giá các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng dựa trên sự sáng tạo và ít bị chi phối bởi các tác phẩm khác.
Qua đánh giá bằng mắt, sự độc đáo trong các bức tranh của nghệ sĩ Salvador Dalí có thể được giải thích bởi tính cách lập dị của ông, còn những màu sắc đầy sáng tạo trong tranh của họa sĩ Wassily Kandinsky có thể được giải thích bằng giác quan... những câu chuyện này là dẫn chứng cho việc sự sáng tạo của các tác phẩm nghệ thuật được nhìn nhận qua sự tưởng tượng. Nhưng sự sáng tạo có thể là một quá trình mang tính công thức nhiều hơn là những điều chúng ta đã tưởng tượng ra.
Ahmed Elgammal, một giáo sư ngành khoa học máy tính cùng cộng sự đã đồng thiết kế ra một thuật toán (hay còn gọi là phần mềm phê bình nghệ thuật) để đánh giá các bức tranh dựa trên sự sáng tạo, xếp hạng những bức tranh nghệ thuật đã đi vào lịch sử dựa trên tính độc đáo và tác động của chúng.
Phần mềm máy tính phê bình nghệ thuật đã phân loại các đối tượng trong một bức ảnh thành từng mục khác nhau. Sau đó, dữ liệu được kết hợp trên Wikiart (cơ sở dữ liệu của khoảng 62.000 bức tranh) và sử dụng thuật toán để tìm ra những bức tranh mà có liên quan tới những bức khác.
Máy tính sẽ hiển thị danh sách những bức tranh dựa trên các yếu tố sáng tạo, xem tác phẩm bị ảnh hưởng nhiều như thế nào từ những bức trước đó và có ảnh hưởng tới những bức sau này ra sao. Càng ít bị chi phối bởi những bức vẽ trước đó và càng ảnh hưởng nhiều tới những bức ra đời sau, điểm số sẽ càng cao. Kết quả khá chính xác trong hầu hết trường hợp, theo nhận định của những chuyên gia phê bình nghệ thuật hàng đầu.
Thuật toán cho thấy những kết quả không hoàn toàn quá ngạc nhiên, hai họa sĩ Piet Mondrian và Kazimir Malevich và những người khác có các tác phẩm sáng tác chủ yếu dựa trên các dạng hình học được xếp hạng sáng tạo cao hơn so với các tác phẩm của các họa sĩ như Camille Pissarro, Paul Cézanne, và thậm chí cả tác phẩm của danh họa nổi tiếng Pablo Picasso, những người thường sáng tác các tác phẩm trên số liệu và các đối tượng truyền thống hơn.
Những tác phẩm trừu tượng vẽ hoa của nghệ sĩ Georgia O"Keeffe có xếp hạng sáng tạo cao hơn những bức vẽ người của họa sĩ Edgar Degas.
Theo thuật toán, các nghệ sĩ có những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo nhất thời đại bao gồm các tên tuổi như họa sĩ Edvard Munch, nghệ sĩ Chuck Close, và nghệ sĩ đồ họa người Hà Lan M.C Escher.
Tuy nhiên, thuật toán không phải là công cụ đánh giá hoàn hảo không cần xem xét. Không phải vì tác phẩm "The Scream" (của họa sĩ Edvard Munch) được đánh giá có tác động lịch sử mạnh hơn "Starry Night" thì danh họa Van Gogh có ít sự sáng tạo hơn Edvard Munch. Để đánh giá sự sáng tạo của một tác phẩm, còn nhiều yếu tố phải xem xét thay vì tập trung vào tiếng nói, sự sáng tạo tâm lý, hay sự sáng tạo của cá nhân. Các yếu tố cần được xem xét là tác phẩm nào là "bản gốc" và tác phẩm "có ảnh hưởng".
Mục tiêu của thuật toán này, theo Elgammal, là xây dựng một phần mềm có thể phán xét ý nghĩa của một tác phẩm nghệ thuật theo cách của một người có tri thức. Elgammal chia sẻ với tờ The Huffington Post trong một email: "mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là để làm cho phần mềm đánh giá tác phẩm nghệ thuật này có tri giác, nhận thức, và khả năng trí tuệ tương tự như của con người.
Chúng tôi tin rằng các phân tích nghệ thuật và đánh giá tính sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật là những nhiệm vụ đầy thử thách. Phân tích các yếu tố nghệ thuật như không gian, kết cấu, hình thức, hình dạng, màu sắc, âm thanh... và các nguyên tắc nghệ thuật như phong trào, sự hòa hợp, đa dạng, cân bằng, độ tương phản, tỷ lệ, và mô hình. Chúng tôi gọi chung là các khái niệm. Những khái niệm nghệ thuật có thể được định lượng bằng công nghệ máy tính".
Elgammal nói ông hy vọng sẽ có thể tạo ra một phiên bản thuật toán khác tinh tế hơn để hỗ trợ các nhà đánh giá nghệ thuật nắm rõ hơn các thông số đằng sau sự sáng tạo của các tác phẩm.
Một số hình ảnh kết quả từ thuật toán đánh giá những bức tranh được coi là sáng tạo nhất trong lịch sử (xếp hạng dựa trên thang từ điểm 0 và từ năm 1400).
Theo_Dân việt
Thưởng thức những món ăn giá 8,5 triệu/bữa Với những món ăn dưới đây, mỗi thực khách sẽ phải chi khoảng 8,5 triệu đồng/bữa/người. Bếp trưởng người Ý Massimo Bottura (52 tuổi) hiện là một trong những đầu bếp hàng đầu thế giới và được những chuyên gia ẩm thực phương Tây coi là một thiên tài trong bộ môn nghệ thuật của vị giác. Sẽ không có gì lạ nếu...