Thân nhiệt luôn nóng có phải là bệnh?
Bình thường, nhiệt độ ở trẻ em cao hơn người lớn, nữ cao hơn nam một chút. Nhiệt độ ở lòng bàn tay cũng thường cao hơn nhiệt độ da vùng cánh tay.
Chào bác sỹ, nhiệt độ cơ thể của em lúc nào cũng nóng hơn người bình thường rất nhiều, mặc dù em uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Cơ thể em cân đối, không mập cũng không ốm. Bác sỹ cho em biết nguyên nhân của em và cách khắc phục nó như thế nào ạ. Em xin cảm ơn bác sỹ! tranvanuyen….@gmail.com
Bác sỹ trả lời
Nhiệt độ của cơ thể là kết quả của hai quá trình đối lập: quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm của cơ thể duy trì xung quanh 37 độ C.
Điều hòa thân nhiệt là quá trình tự nhiên của cơ thể, do vùng dưới đồi trong não bộ chỉ huy. Nhiệt độ có thể thay đổi tạm thời do thực phẩm (uống rượu hay ăn đồ cay, nóng), do mặc nhiều quần áo, do tăng vận động (khi hoạt động thể thao hay lao động người thường có cảm giác nóng bừng lên), có thể do yếu tố thần kinh (xúc động, hồi hộp, lo sợ…).
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bình thường, nhiệt độ ở trẻ em cao hơn người lớn, nữ cao hơn nam một chút. Nhiệt độ ở lòng bàn tay cũng thường cao hơn nhiệt độ da vùng cánh tay. Vì thế khi bạn nữ nắm vào tay người khác cảm thấy tay bạn ý mát lạnh, còn mình sao nóng thế. Nhiều người có thể thân nhiệt cao (nhưng vẫn là bình thường, không phải là bị sốt) hay bị nóng, có thể hay bị táo bón, nhiệt miệng, người gầy (các cụ hay gọi là người da gà).
Nhiệt độ tăng thực sự (bệnh lý) là phản ứng của cơ thể khi có yếu tố lạ (ví dụ khi cơ thể bị viêm nhiễm, trẻ em sau khi tiêm vác xin), một số bệnh rối loạn chuyển hóa cũng gây tăng nhiệt độ. Nhiệt độ tăng (hay còn gọi là sốt) thường là triệu chứng của một bệnh nào đó.
Muốn biết nhiệt độ của cơ thể phải dùng nhiệt kế. Có thể đo ở miệng, nách, hậu môn, thông thường hay đo nhiệt độ ở nách.
Vì thế, nếu khi bạn đo nhiệt kế mà không bị sốt thì cũng đừng quá lo lắng. Biết mình “da gà” thì nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hoa quả chọn loại ít đường. Hạn chế ăn đồ cay, nóng. Quần áo nên chọn loại thoáng mát, thấm mồ hôi. Người bạn vẫn cân đối, sức khỏe bình thường thì đừng lo nghĩ gì nhé.
Theo VNE
Mẹo nhỏ ăn quả vải không lo bị nóng
Quả vải thuộc loại thức ăn có tính ôn, ăn nhiều sẽ "sinh hỏa" và dân gian cũng có câu "một quả vải bằng ba ngọn đuốc".
Hiện đang là mùa vải nở rộ, tràn ngập khắp các chợ. Thành phần dinh dưỡng của quả vải rất phong phú, rất nhiều người thích ăn, trong mổi 100g cơm vải có chứ 0.7g Protein, 0.6g lipit, 13.3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg Magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác.
Nhưng ăn vải cũng có những điều cấm kỵ và để ăn vải để không bị sinh hỏa, cần lưu ý:
1. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Tức là vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
2. Dùng nước muối ngâm
Đem quả vải bóc hết vỏ (chú ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.
3. Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh.... hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương.... như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
4. Ăn quả vải ở cây phía đông
Vải khi được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, quả thực là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.
Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải "chín nhờ nắng phía tây" bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải "chín nhờ nắng phía đông" lại bổ mà không nóng.
5. Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
6. Một lúc không nên ăn quá nhiều
Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt.... Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Theo VNE
Gỡ rối cho tình trạng ợ nóng bỏng rát Dấu hiệu ợ nóng cảnh báo cho sự quay lại của bệnh về dạ dày đấy! Chào bác sĩ, Cách đây nửa năm, em bị bệnh về dạ dày thực quản. Vì lúc đó bệnh nhẹ nên sau khi điều trị vài tháng thì các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt và em được kết luận là đã khỏi bệnh. Nhưng không hiểu...