Than NATO thiếu công bằng, Mỹ quyết theo đuổi kế hoạch lập NATO Trung Đông?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nhiều quốc gia muốn trở thành một phần của liên minh quân sự mới, nhằm đối phó với Iran.
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm 5/2 (giờ Mỹ, tức sáng ngày 6/2 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump có đề cập tới việc, trong nhiều năm qua, Mỹ đã bị NATO đối xử một cách rất thiếu công bằng.
(Từ trái qua): Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh Fox Business Network vào sáng thứ Tư (6/2), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hé lộ về sự ủng hộ của Nhà Trắng cho một “liên minh lịch sử”, lần này nhằm đối phó với Iran tại Trung Đông. Ông Pompeo tỏ ra tin tưởng, “một số lượng lớn các quốc gia cho biết họ muốn là một phần của liên minh này trong một tương lai không quá xa”.
Ngoại trưởng Mỹ hứa hẹn, liên minh mới sẽ “giữ cho Trung Đông được ổn định trong những năm tới”. “Tôi nghĩ mọi quốc gia đều hiểu rằng đó là lợi ích tốt nhất cho họ. Và giờ chúng tôi phải bàn bạc chi tiết để đưa nó thành sự thực”, ông nói.
Dưới thời Tổng thống Trump, thái độ có phần thân thiện của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã khiến các nước NATO lo lắng. Hồi tháng 4/2016, ông Putin từng gọi NATO là “lỗi thời”. Ông cũng không ít lần chỉ trích các thành viên NATO không thực hiện cam kết sử dụng 2% GDP vào ngân sách quốc phòng.
Những yêu cầu từ phía ông Trump luôn là một chủ đề nóng trong các cuộc họp gần đây của NATO. Người đứng đầu Nhà Trắng từng khẳng định, Mỹ “kiên quyết muốn chia sẻ gánh nặng công bằng giữa các đồng mình”, nhằm tiến tới thực hiện những sáng kiến tên lửa và phòng thủ toàn cầu đầy tham vọng. Sau phát biểu về NATO trong Thông điệp Liên bang, ông Trump cũng nhắc tới hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất, đồng thời khẳng định, chính quyền của ông “sẽ không bao giờ xin lỗi cho việc gia tăng lợi ích của nước Mỹ”.
Video đang HOT
Đáp trả lại những lời lẽ của ông Trump trong Thông điệp Liên bang, Ngoại trưởng Iran Mohammd Javad Zarif viết trên Twitter hôm thứ Tư (6/2): “thái độ thù địch của Mỹ đã khiến họ ủng hộ cho những kẻ độc tài, đồ tể và cực đoan – những kẻ đã phá hoại khu vực của chúng ta”.
Trước đó, quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Trump, cũng đã vấp phải sự phản đối của các bên tham gia ký kết, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh…
Minh Đức
Theo Tổ Quốc
Lý do Iran gắn kết khăng khít trong mối quan hệ với Nga ở Syria
Iran đánh giá cao mối quan hệ với Nga vì nhiều lý do. Nga là láng giềng ở phía Bắc của Iran. Nga cũng là cường quốc rộng lớn và có ảnh hưởng trên toàn cầu. Hai nước cũng cùng là đồng minh với chính quyền Damascus ở Syria.
Mô hình "đối tác chiến lược"
Theo Presstv, Iran đang hợp tác với Nga theo mô hình "đối tác chiến lược" dựa trên lợi ích chung. Thông tin này được trợ lý cấp cao của Ngoại trưởng Iran, ông Hossein Jaberi Ansari khẳng định.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Press TV hôm 10/10, khi được hỏi về bản chất của mối quan hệ với Nga, ông Ansari cho hay kể từ khi thành lập, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã xác định mình là một quốc gia độc lập trước bất kỳ cường quốc nào nhưng sẵn sàng làm "đối tác" phù hợp với nhiều nước trong khuôn khổ lợi ích quốc gia của mình.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran
Ông Ansari hiện là quan chức ngoại giao phụ trách khu vực Trung Đông và hiện đang phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp Nga về hồ sơ Syria. Nhà ngoại giao này lưu ý rõ về sự khác biệt giữa "đối tác chiến lược" và "đồng minh chiến lược", khái niệm mà ông cho là đã lỗi thời vốn được áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh và không bao giờ nằm trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tehran.
"Nga không phải là đồng minh chiến lược của chúng tôi; hay chúng tôi cũng không phải là đồng minh chiến lược của Nga... Chúng tôi không có quan hệ đồng minh chiến lược với Nga nhưng chúng tôi là đối tác chiến lược của họ trong những dự án cụ thể, dựa trên những lợi ích chung và bất chấp những khác biệt giữa chúng tôi và Nga, chúng tôi có thể tiếp tục là đối tác theo mô hình như vậy trong tương lai", ông Ansari nêu rõ.
Ông Ansari cũng cho biết Iran "đã rời khỏi khuôn khổ các liên minh và đồng minh với các cường quốc ở phương Tây và phương Đông" sau Cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã giành được độc lập, tự chủ với "cái giá rất đắt" và sẽ không để nền độc lập của nước mình bị ảnh hưởng dưới bất kỳ hình thức nào.
Không vì mối quan hệ với Nga hay mối quan hệ với bất cứ cường quốc nào mà Iran vi phạm nguyên tắc độc lập quốc gia của mình, nhà ngoại giao cho biết thêm.
Và thực tế không thể chối cãi
Tuy nhiên, theo nhà ngoại giao, Iran đánh giá cao mối quan hệ với Nga vì nhiều lý do. Nga là láng giềng ở phía Bắc của Iran. Nga cũng là cường quốc rộng lớn và có ảnh hưởng trên toàn cầu. Bởi vậy, nguyên tắc trong quan hệ với tất cả các nước láng giềng của Iran hẳn nhiên phải được áp dụng với Nga.
Chẳng có chính quyền hay chính trị gia nào của Iran lại lãng quên thực tế rằng Nga là láng giềng, một cường quốc hùng mạnh của thế giới, nhà ngoại giao cho biết thêm.
Iran và Nga đều là các đồng minh của chính quyền Syria và đã giúp đỡ quốc gia Trung Đông này khá nhiều về quân sự và mang đến nhiều thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngoài ra, theo nhà ngoại giao, hiện Trung Quốc cũng là một láng giềng sẵn sàng hợp tác với Iran.
"Iran sẽ triển khai mọi khả năng đang có trong mối quan hệ quốc tế với các cường quốc phương Tây và phương Đông theo chương trình nghị sự quốc gia của nước này. Bất cứ cánh cửa nào mở ra, Iran cùng các chính trị gia khôn ngoan của mình sẽ tận dụng cánh cửa đó", ông Ansari khẳng định.
Và để tiến hành các chiến dịch quân sự tại Syria, Iran cần có sự yểm trợ trên không của Nga, đổi lại các lực lượng của Iran cùng đồng minh sẽ giúp đỡ Nga trong chiến dịch trên bộ. Hai bên sẽ gắn bó với nhau chặt chẽ và lâu dài trong khả năng có thể, giới chuyên gia nhận định.
Giới chức Iran cũng khẳng định trong khi Nga đang sẵn sàng hợp tác với Iran về kinh tế, chính trị và an ninh thì phương Tây, đặc biệt là Mỹ vẫn tìm cách đối đầu với Iran.
Theo nguoiduatin
Mỹ chính thức công bố thời hạn "ép" Triều Tiên phi hạt nhân hóa Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có kế hoạch thúc đẩy tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong vòng 1 năm. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 9.5.2018 tại Bình Nhưỡng. Ông Pompeo dự kiến tiếp tục đến Triều Tiên...