Thằn lằn ‘quái vật’ chỉ ăn 3 lần mỗi năm
Loài thằn lằn có vẻ bề ngoài rất giống khủng long được mệnh danh là ‘quái vật’ Gila.
Cơ thể được cấu tạo bởi lớp gân cứng, thằn lằn Nam Mỹ hay còn gọi là Gila Monster sinh sống chủ yếu ở vùng sa mạc khô cằn như Arizona của Mỹ và Mexico.
Chúng là loài lớn nhất trong họ hàng thằn lằn tại Nam Mỹ và là một trong số những loài thằn lằn độc nhất thế giới.
Chúng có thân hình ngắn, đầu to và cơ thể chắc nịch. Cơ thể được cấu tạo bởi lớp gân cứng, rất giống với loài khủng long, tuy nhiên lại khá xa lạ với loài bò sát ngày nay.
Video đang HOT
Loài thằn lằn này có lớp da cứng như được dát cườm, có 2 màu đen – hồng đan xen, tạo thành hoa văn. Da của chúng có nhiều vòng đẹp mắt, rất ấn tượng.
Sở hữu chiếc lưỡi dài, chẻ đôi, ‘quái vật’ Gila sẽ đớp gọn con mồi trong nháy mắt.
Cùng với nọc độc vô cùng lợi hại, khó có con mồi nào thoát khỏi cái chết một khi đã nằm trong miệng ‘quái vật’ Gila.
Điều đáng kinh ngạc là ‘quái vật’ Gila sống khỏe khi chỉ cần ăn 3 – 4 lần/năm. Bí mật đó nằm trong tuyến nước bọt của chúng: loài này có hợp chất đặc biệt giúp tiêu hóa thức ăn rất chậm.
Trong những năm 1990, Tiến sĩ John Eng, thuộc Trung tâm Y tế cựu chiến binh Mỹ (Veterans Affairs Medical Center), đã phát hiện hoạt chất exendin-4 có trong nước bọt của thằn lằn Gila.
Hoạt chất này tương tự hoạt chất nội tiết glucagon-like-peptide-1 có trong bộ máy tiêu hóa của con người, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu nhưng có tác dụng kéo dài hơn.
Điều đó chứng tỏ rằng khả năng trao đổi chất đường của ‘quái vật’ Gila rất hoàn thiện.
Tuy nhiên, trước sự săn bắt của con người, ‘quái vật’ Gila đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Đây là thức thách với các nhà bảo tồn động vật hoang dã và y khoa trên thế giới.
Theo Datviet
Sống sót kỳ diệu trong 1 tháng chỉ ăn bìa các-tông
Chú gấu đã có một hành trình kinh ngạc.
Chú gấu trúc Mỹ Meeko đã nhảy lên một chiếc container ở Lowa, Mỹ, bị đưa đến Halifax, Canada bằng tàu hỏa, sau đó bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm (gần 4830 km) qua Đại Tây Dương đến Liverpool, Anh trong suốt 1 tháng, và sống sót bằng cách ăn các tông và liếm nước ngưng tụ trên bức tường chứa.
Chú gấu Meeko đã đi từ Mỹ tới Canada rồi qua Anh mà chỉ ăn bìa cát-tông là một điều kỳ diệu
Gấu trúc Mỹ là một loài động vật phổ biến ở Bắc Mỹ, tuy nhiên nó khá kén môi trường sống và điều kiện sống. Việc chú gấu trúc Meeko này sống sót kỳ diệu trong suốt 1 tháng long đong trên biển mà chỉ ăn bìa các tông và liếm nước ngưng tụ đã trở thành câu chuyện kỳ lạ. Nó được một công nhân tại Sears Seating, Ebbw Vale, South Wales phát hiện. Ngay lập tức, nó đã được đưa đến trung tâm Wales Ape and Monkey Sanctuary chăm sóc và hồi phục sức khỏe. Bà Jan Garen, người điều hành tại Wales Ape and Monkey Sanctuary cho biết, con gấu trúc này là một con cái, được đặt tên là Meeko, và nó là một con gấu hoang dã chứ không phải một thú cưng được nuôi.
Chú gấu đang được chăm sóc cẩn thận
Vì là động vật hoang dã nên nó được kiểm dịch cẩn thận trước khi đưa vào nuôi dưỡng. Theo bà Jan, Meeko như một món quà đặc biệt từ Mỹ, sự sống sót của nó trong suốt 4 tuần cho một hành trình từ Canada đến Anh chỉ bằng việc ăn bìa các-tông và liếm nước ngưng tụ quả thật là một điều kỳ diệu.
Trong suốt hàng nghìn cây số, chú gấu chỉ ăn bìa cát-tông và liếm nước đọng lại trên các bức tường chứa.
Hiện Meeko đang được chăm sóc đặc biệt để hồi phục sức khỏe. Hàng ngày nó được uống nước hoa quả, ăn trứng luộc và bánh quy cho mèo. Việc đưa Meeko trở lại Mỹ có lẽ cần một thời gian dài nữa bởi người ta còn phải cân nhắc nhiều yếu tố, bao gồm cả chi phí cho việc chăm sóc và vận chuyển nó.
Theo Datviet
Loài thằn lằn tròn lẳn, không tay không chân Loài thằn lằn này rất giống rắn, dài khoảng 8cm, có mí mắt, lỗ tai ngoài cùngphần bụng khá rộng. Các nhà sinh vật học California vừa phát hiện loài thằn lằn mới, bị tiêu giảm cả tay và chân ở cuối đường băng sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ). Nhà sinh vật học Theodore Papenfuss nói rằng: 'Loài thằn lằn mới...