“Thần dược” – trái thơm
Trái thơm ( trái dứa, tên khoa học Fructus Ananatis) là loại trái cây nhiệt đới, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Theo Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam (Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế), trong 100g phần ăn được của trái thơm chứa: nước 91,5g; protid 0,8g; glucid 6,5g; các muối khoáng canxi 15mg; phôt pho 17mg; sắt 0,5mg; các vitamin B1 0,08mg; betacaroten 40mcg, cung cấp 40kcal.
Ngoài ra, trái thơm chứa acid citric, acid malic và một chất men tiêu hóa là bromelin (có thể thủy phân một lượng protein gấp 1.000 lần trọng lượng của nó trong vài phút).
Theo Đông y, trái thơm có vị chua ngọt, tính bình, co tác dụng giải khát, sinh tân dịch, trợ tiêu hóa, nhuận trường. Thơm thường được dùng trong các trường hợp: thiếu máu, thiếu khoáng chất, ăn uống khó tiêu, xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, rối loạn tiêu hóa.
Ảnh: SS
Thơm có thể ăn bằng cách dùng quả thật chín gọt bỏ vỏ, bỏ mắt, xắt miếng hoặc ép lấy nước uống. Nên ăn thơm với một chút muối ớt để khỏi bị rát lưỡi.
Để chữa sỏi bàng quang, có thể dùng rễ cây thơm theo cách sau: rễ thơm
30-40g, xắt nhỏ, sắc với 650ml nước cho đến khi còn lại 300ml, chia uống hai lần sau khi ăn. Men trái thơm giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu, sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn thơm rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong thơm còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, thơm cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.
Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn thơm xuất hiện hiện tượng dị ứng. Thường sau 15 phút hoặc một giờ, bệnh nhân đau bụng, buồn nôn, đi lỏng, đồng thời có các biểu hiện mẫn cảm như đau đầu, chóng mặt, mẩn đỏ da, ngứa toàn thân, tay chân và lưỡi cứng đờ. Nghiêm trọng hơn, người dị ứng thơm có thể ngất đột ngột. Do đó, những người bị dị ứng thơm không nên ăn thơm. Trước khi ăn, có thể ngâm thơm trong nước muối để một phần acid hữu cơ bị phân giải, làm giảm nguy cơ ngộ độc.
* Nước ép thơm:
Mỗi ngày nên uống một ly nước ép trái thơm để ngừa ung thư. Nước thơm có khả năng kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào bệnh, kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư vú, phổi, đại tràng, buồng trứng và da.
* Làm đẹp bằng thơm:
Video đang HOT
Cũng giống đu đủ, thơm rất hữu ích trong việc làm mềm da, chứa enzym đặc biệt có tác dụng tẩy tế bào chết, đặc biệt cho những vùng da đầu gối, khuỷu tay, gót chân. Cách dùng: cắt lát một trái thơm, thả vào bồn nước tắm rồi ngâm mình hoặc cho thơm vào chậu nước để ngâm chân. Sau 15-20 phút thì lau khô, thoa kem giữ ẩm.
* Một số bài thuốc chữa bệnh bằng trái thơm:
- Cảm nóng phiền khát: một trái thơm ép lấy nước, hòa nước sôi để nguội, dùng uống hai-ba lần trong ngày.
- Rối loạn tiêu hóa: thơm một quả, quít hai quả, ép lấy nước uống.
- Sốt: lấy 20g-30g lá thơm non, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
- Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc lấy nước uống.
- Viêm ruột, tiêu chảy: lá thơm 30g, sắc uống.
- Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc lấy nước uống như trà.
Theo PNO
Trẻ bị tiêu chảy và tình trạng bất dung nạp đường Lactose
Trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp đường Lactose hoặc tiêu chảy do nguyên nhân khác thường bị trầm trọng hơn do tình trang bất dung nạp đường Lactose thứ phát.
Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho bé như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn,...
Tình trạng bất dung nạp đường lactose và hậu quả
Là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.
Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên.
Một số trẻ em ngay sau khi sinh ra đã thiếu men Lactase, nhưng rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 1000 trẻ. Đây là thiếu Lactase bẩm sinh.
Khi trẻ bị tiêu chảy, niêm mạc thành ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn,virút hoặc độc tố của chúng làm mất đi men Lactase. Do thiếu men Lactase làm đường Lactose không tiêu hoá được trong ruột gây bất dung nạp Lactose. Đường Lactose không được tiêu hoá sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài. Trường hợp này gọi là thiếu Lactase thứ phát. Bất dung nạp đường Lactose thứ phát thường kéo dài trong 1-2 tuần, nhất là ở trẻ tiêu chảy kéo dài. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kém ăn cộng thêm tập quán kiêng ăn làm chậm hồi phục niêm mạc ruột. Bất dung nạp đường Lactose có thể gặp trong những trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus đặc biệt tiêu chảy do Rota virus, dị ứng sữa bò... là những bệnh lý rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Thống kê cho thấy có khoảng 50% -70% trẻ tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện bất dung nạp đường Lactose.
Nhận biết việc trẻ bị bất dung nạp đường lactose
Các bà mẹ có thể nhận biết được bất dung nạp đường Lactose ở trẻ bị tiêu chảy khi cho trẻ ăn sữa công thức bình thường trẻ bị nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Khi cho trẻ ăn sữa không có lactose, các triệu chứng trên giảm rõ rệt, tiêu chảy cầm, phân đặc và giảm độ chua, trẻ chịu ăn và mau chóng khỏi tiêu chảy.
Làm gì khi trẻ bị bất dung nạp đường lactose
Vì những hậu quả của tiêu chảy do không dung nạp đường lactose, các bà mẹ cần phải khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể và nuôi trẻ đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy.
Đối với trẻ bú mẹ, vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được kiêng ăn cho trẻ. tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ gây kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng Oresol cho trẻ bị bất dung nạp lactose do tiêu chảy, lactose trong sữa mẹ vẫn được tiếu hoá hấp thu khi thiếu men lactasa ruột. Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi trong tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng. Các bằng chứng từ lâm sàng cho thấy trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với các trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường. Trẻ ăn bổ xung vẫn tiếp tuc chế độ thức ăn bổ xung bình thường với các thành phần dễ tiêu hoá như cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua...
Nếu trẻ đang dùng sữa công thức thông thường, hoặc trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tháng, bị tiêu chảy kéo dài, hoặc trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng, có thể dùng các loại sữa không có đường lactose. Thành phần đường có thể là maltodextrin hoặc hỗn hợp đường đa có áp lực thẩm thấu thấp. Các thành phần đường này đã được chứng minh trên lâm sàng giúp trẻ tăng cân tốt hơn và phục hồi đường ruột nhanh hơn.
Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh và khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt. Điều trị muộn là một lý do kiến trẻ hay bị bất dung nạp đường lactose thứ phát, nên phòng ngừa là rất quan trọng.
Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:
- Điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy bằng các thuốc đặc hiệu. Bổ sung điện giải bằng Oresol.
- Phòng tránh tiêu chảy kéo dài và tình trạng bất dung nạp đường lactose bằng cách uống men vi sinh Golden LAB. Golden LAB là men vi sinh được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ bao kép Duolac TM giúp cho hệ men được bảo toàn cho đến khi vào đến ruột và phát huy tác dụng một cách tối đa. Golden LAB sẽ giúp bé:
Tiêu hóa nhanh chóng lượng đường Lactose còn ứ đọng trong ruột và được nạp mới vào của sữa và thực phẩm. Điều này giúp bé nhanh chóng cầm tiêu chảy, tránh được hậu quả gây suy dinh dưỡng và kém ăn do tiêu chảy.
Bổ sung vi khuẩn có ích làm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruôt, hỗ trợ với các thuốc đặc hiệu giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
- Khi trẻ có hiện tượng bất dung nạp đường lactose, giải pháp dinh dưỡng tối ưu với lựa chọn sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886
Để được Tư vấn - Giải đáp miễn phí
Những vấn đề liên quan đến BỆNH TIÊU HÓA
Theo SK&ĐS
Lợi và hại của quả chanh dây Vì hạt chanh dây là một nguồn chất xơ ăn được nên không cần loại bỏ hạt khi uống. Nó giúp nhuận trường và chữa táo bón. Chanh dây không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Chuyên trang Khoẻ & Vui có nhận được một số thắc mắc của bạn đọc hỏi về công dụng của trái chanh dây. Bạn đọc...