Thần dược quý hơn nhân sâm chỉ dùng để tiến Vua
Dù biết chỉ là tia hy vọng mong manh nhưng ông Đăng chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng hồi sinh giống sâm Nam quý hiếm.
Bí quyết truyền đời của dòng họ Thân
Xưa nay, người ta chỉ biết nhiều đến nhân sâm Triều Tiên, Hàn Quốc chứ ít ai biết trong thung lũng đất thiêng Núi Dành đã sản sinh ra loại sâm quý tiến vua. Ông Đăng – người sở hữu gốc sâm khổng lồ cho biết, cây sâm Nam trong vườn nhà là gốc duy nhất có tuổi đời trên trăm năm, ở đây giờ tìm ra giống thảo dược này thực sự khó vì phần lớn đã tuyệt chủng.
Bí quyết truyền đời của dòng họ Thân. Ảnh Trí Kiên
Vừa đi ông Đăng vừa bật mí về bí quyết truyền đời của dòng họ Thân: “Sâm Nam núi Dành thuộc họ dây leo nên việc nhân giống là vô cùng khó khăn. Rất nhiều người đã thử qua các cách khác nhau để nhân giống chúng nhưng không thành công. Hiện tại, để bảo tồn và phát triển loại thảo dược này, ông Đăng vẫn phải làm theo cách thủ công của riêng mình”.
Củ sâm sinh trưởng rất chậm, ban đầu nó nhỏ bằng chiếc đũa và gần như chỉ phát triển về chiều dài, để đạt kích thước tăng gấp đôi ít nhất phải đợi sau 10 năm. Ông Đăng cũng tiết lộ thêm, các cụ xưa phân sâm Nam núi Dành làm 2 loại là sâm năm lá và sâm ba lá, sâm năm lá có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Hiện ông Đăng đang sở hữu gốc sâm năm lá khổng lồ có tuổi đời hơn 1 thế kỷ.
Ông Đăng một lần đến thăm cơ sở ươm mầm giống sâm Nam tại Viện Di truyền nông nghiệp. Ảnh Trí Kiên
Dùng tay bới nắm đất để lộ một phần củ sâm, ông Đăng chỉ tay vào củ rồi nói tiếp: “Do mọc trong vùng đất trên núi cao nên sâm có lớp vỏ ngoài rất cứng để bảo vệ phần ruột cực quý của chúng. Phần ruột sâm Nam màu vàng nhạt, có vị ngọt thanh mát, thơm dịu. Tuổi thọ của sâm sẽ quyết định sắc vàng của nó, sâm càng già tuổi thì độ vàng óng càng cao”.
Ông Đăng cho biết thêm, cây sâm phải có tuổi thọ từ 10 năm trở lên mới đem lại chất lượng tốt. Sâm Nam núi Dành tồn tại hơn ngàn năm trên vùng núi này. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, từng có thời gian sâm Nam bị khai thác tận diệt nên gần như người dân không còn nhìn thấy loài thảo dược quý hiếm này nữa.
Ở vùng này, trước đây, người ta gần như chỉ nghe qua câu chuyện về sâm Nam núi Dành được cung tiến để chữa lòa mắt cho mẹ vua Tự Đức chứ ít ai được tận mắt chứng kiến. Thế nhưng, từ khi mắt thấy, tay sờ gốc sâm nhà ông Đăng, mọi người bắt đầu tin vào việc cây sâm Nam thực sự mọc ở đây.
Với người dân trong vùng, sâm Nam được xem như một loại thảo dược vô cùng quý giá. Nếu nhà nào có trong tủ một lọ sâm Nam núi Dành thì xem như có bùa hộ mệnh trong nhà vì loại cây này hỗ trợ điều trị rất tốt một số bệnh tật.
Mong manh hy vọng hồi sinh thần dược quý
Video đang HOT
Kể về những tháng ngày khổ ải ăn ngủ cùng sâm, ông Đăng nói: “Có thời gian ăn ngủ cùng cây sâm để tìm mọi cách để tăng năng suất nhân giống cho thảo dược này nhưng hiệu quả vẫn không cao”.
Sau bao năm trăn trở, tìm mọi cách để nhân giống cây sâm, người đàn ông vẫn chỉ loay hoay với cách làm thủ công để nhân giống theo từng cây trồng. Mỗi khi dây sâm dài chừng một gang tay thì sinh thêm một đốt, đốt ấy sẽ đâm xuống đất mọc rễ rồi sau một vài năm sẽ hình thành nên củ sâm ban đầu.
Ông Đăng cho biết, đã có nhiều người từng đặt mua gốc sâm Nam tiền tỷ nhưng ông không bán. Ảnh Trí Kiên
Ông cho biết, việc nhân giống như cách đang áp dụng rất hạn chế, phải đợi vài năm khi rễ cây đã hình thành sinh trưởng một thời gian mới có thể sinh trưởng tốt.
Để bảo tồn giống sâm này, từ năm 2009, ông Trần Đình Dũng (Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường huyện Tân Yên, Bắc Giang) biết thông tin nên đã về thực địa, khảo sát tình hình, nói cho ông Đăng biết về tác dụng cũng như tầm quan trọng của giống sâm quý này.
“Nhớ lại thời điểm cách đây chừng 6 năm, trong một lần làm vườn tôi vô tình đào được củ sâm to như củ sắn, phân thành hai nhánh chính dài như sừng nai. Củ sâm to như vậy ngay cả trong tự nhiên cũng cực kỳ hiếm gặp.
Khi biết gốc sâm cổ thụ của gia đình dưới chân núi Dành, ông Dũng đã tìm đến nhưng sau khi thấy cây sâm trơ trụi lá, ông ấy không đáp một lời. Một lúc sau ông Đăng mới phân trần:”Do gia đình nhốt gà trong khu vực trồng cây sâm nên đã để gà ăn hết lá. Chẳng hiểu thứ lá đó có gì ngon mà đàn gà thích ăn đến vậy”.
Ông Đăng bên gốc sâm Nam tiền tỷ từ thời bà ngoại để lại. Ảnh Trí Kiên
Sau đó ít lâu, một tấm lưới quây được phát cho ông Đăng để rào những gốc sâm quý lại, đồng thời dự án bảo tồn sâm Nam núi Dành được thành lập trên địa phận hai xã Việt Lập, Liên Chung (Tân Yên, Bắc Giang). Những củ sâm của ông Đăng được đem đi lấy mẫu phân tích độc lập rồi đưa đi triển lãm tại một số hội chợ.
Người dân trong vùng biết chuyện ông Đăng sở hữu gốc sâm hơn trăm năm tuổi nên kéo đến xin về sắc thuốc uống khiến cho loại thảo dược này đã hiếm lại càng cạn kiệt.
Ông Đăng cho biết thêm: “Hồi tháng 4.2016 vừa rồi, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã về lấy mẫu để tiến hành nghiên cứu, nuôi cấy trong môi trường nhân tạo nhằm nhân giống.
Hiện tại, bước đầu nhân giống đem lại những tín hiệu đáng mừng. Ở làng Hậu (xã Liên Chung) đã có 100 gốc sâm loại 3 lá, tại làng Đồng Sen, (xã Việt Lập) có khoảng 600 gốc sâm 5 lá. Sâm Nam sinh trưởng tốt, khả năng nhân rộng mô hình để phát triển du lịch sinh thái là dấu hiệu đáng mừng với người dân trong vùng”.
Tuy nhiên, điều khiến ông trằn trọc mỗi đêm là cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học cụ thể nào nghiên cứu tác dụng cũng như thành phần của sâm Nam núi Dành. Công dụng của nó mới chỉ được thể hiện qua truyền miệng từ một bộ phận người dân địa phương đã được dùng.
Thực tế cũng cho thấy rằng từ xa xưa, người dân trong vùng đã biết dùng sâm để bổ sung dinh dưỡng, điều trị ốm đau cho người thân trong gia đình.
Chính vì vậy, mong muốn lớn nhất của ông Đăng và người dân trong vùng là hy vọng cơ quan chức năng có thẩm quyền đến nghiên cứu để đánh giá một cách thực tế về công dụng của loại thảo dược quý hiếm này, từ đó có bước định hướng đầu tư đúng để cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
Theo PV (Đời Sống Plus)
Tận diệt "thần dược" cỏ máu
Từ lời đồn công dụng bổ âm, kích dương, thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, tái tạo tế bào mới... cây cỏ máu ẩn mình trên dãy Trường Sơn (Quảng Bình) đang bị ồ ạt khai thác theo cách tận diệt để thỏa mãn nhu cầu sức khỏe của người miền xuôi và xuất bán sang Trung Quốc. Nhiều cánh rừng nguyên sinh đang bị đe dọa bởi nạn khai thác cỏ máu.
Cỏ máu gùi ra khỏi rừng ở Trường Sơn
"Thần dược" bí truyền của người Rục?
Ông Cao Xuân Tình, một thầy lang người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa khẳng định như đinh đóng cột: Công dụng của cây cỏ máu ẩn mình trên dãy Trường Sơn là do thủy tổ của người Rục phát hiện. Tộc người Rục tồn tại được cho đến ngày nay trong điều kiện khắc nghiệt "ăn lông, ở lỗ" trong các hang đá, giữa đại ngàn Trường Sơn là nhờ cây cỏ máu.
Theo ông Tình, gọi là cây cỏ máu nhưng thực chất nó là một loại dây leo, thân to bằng bắp chân, bắp tay người lớn, cứng như gỗ, sống theo dạng tầm gửi ở những cánh rừng nguyên sinh trên những lèn đá của dãy Trường Sơn. Tên bản địa của loài cây này theo người Rục là cây A Xia, nhưng do nhựa của nó có màu đỏ như huyết nên người dân các vùng khác gọi là cây cỏ máu.
Với người Rục, cây cỏ máu được xem như một loại thần dược mà mẹ thiên nhiên hào phóng ban tặng. Thủy tổ của người Rục xưa, khi còn sống trong hang đá đã biết công dụng của cây cỏ máu. Họ dùng sắc nước uống hàng ngày như người miền xuôi uống nước chè xanh vậy. Và nay, khi đã về định cư ở thung lũng Rục Làn, người Rục đã có nhiều đổi thay trong cuộc sống, sức khỏe đã có bác sỹ Tây y chăm sóc, nhưng cây cỏ máu nấu nước uống hàng ngày vẫn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Rục.
Người Rục tin, cây cỏ máu, với màu nước khi sắc lên đỏ như máu ấy có thể bổ âm, kích dương, thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, tái tạo tế bào mới... Đặc biệt, đối với phụ nữ sau khi sinh, mất nhiều máu, uống cỏ máu vào sẽ bù đắp lượng máu đã mất."Nước cỏ máu lúc mới uống vào có vị chát nhưng sau đó ngọt dần trong miệng. Không chỉ bồi bổ sức khỏe, cỏ máu dùng chữa đau bụng hay tắm cho trẻ con rất tốt. Đàn bà ở đây sau khi đẻ nó chỉ cần uống nước cỏ máu, khoảng ba ngày là có thể ngồi dậy đi mần (làm) việc rồi, không cần kiêng cữ cả tháng trời như ở dưới xuôi mô..." - ông Tình nói.
Nghề tìm cây cỏ máu đang phổ biến ở miền núi Quảng Bình
Không biết khẳng định của ông Tình đúng đến đâu, nhưng thực tế thì các tộc người thiểu số sống dọc dãy Trường Sơn của Quảng Bình như: Vân Kiều, Ma Coong, A Rem, Khùa, Mày, Mã Liềng... đều biết công dụng và dùng nước cây cỏ máu hàng ngày như một loại thần dược để bồi bổ sức khỏe và kết hợp với nhiều loại cây rừng khác để chữa bệnh.
Người ta đồn rằng, con gái ở huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa có vóc dáng thanh tú, làn da trắng như tuyết, tóc đen dài chấm gót là nhờ uống và tắm cây cỏ máu. Họ cho rằng, khi người mẹ sinh đẻ, uống cây cỏ máu, đứa trẻ ngay khi sinh ra đã được uống tinh chất của cây cỏ máu qua dòng sữa mẹ. Sau đó chúng được tắm và uống nước cây cỏ máu hàng ngày nên ở đây được mệnh danh "miền gái đẹp" là vậy.
Ồ ạt khai thác cây cỏ máu
Ông Cao Xuân Tư, Trưởng bản Ón của người Rục cho biết: Khoảng nửa năm lại đây, không hiểu sao thương lái dưới xuôi ồ ạt lên thu mua cỏ máu, từ chỗ 500 đồng/kg tươi, nay lên 2.000 đồng/kg tươi. Gặp buổi khó khăn, có tiền nên người dân ồ ạt vào rừng tìm cỏ máu về bán. "Có bao nhiêu là họ mua hết, kể cả cỏ máu khô gác trên bếp mấy năm rồi họ cũng mua. Nghe họ nói với nhau là xuất bán đi Trung Quốc".
Không chỉ người Rục, mà đồng bào dân tộc dọc dãy Trường Sơn Quảng Bình cũng đang ồ ạt lên rừng chặt cây cỏ máu về bán cho thương lái. Ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh hầu hết đàn ông, phụ nữ của tộc người Vân Kiều ào ạt vào rừng để tìm cây cỏ máu. Bình quân mỗi người, sau 1 ngày săn tìm cỏ máu có thể mang về chừng 50kg, bán được 100 nghìn đồng.
Ông Hồ Vinh, một người Vân Kiều chuyên săn tìm cỏ máu ở xã Trường Sơn tâm sự: Ngày xưa cỏ máu mọc ngay các vách đá sau hồi nhà, chỉ cần đi chừng tiếng đồng hồ về là cả nhà uống cả tháng không hết. Nhưng nay thì khác, người mua nhiều, nên cây cỏ máu cũng hiếm dần, phải đi mất cả ngày mới có được một bó cỏ máu mang về. "Không biết họ mua làm chi mà nhiều rứa không biết. Tình hình ni khoảng vài tháng nữa là hết cây cỏ máu chú à. Người Vân Kiều rồi sẽ không còn cỏ máu để uống nữa. Biết cỏ máu quý cho sức khỏe đó, nhưng mà giờ ai cũng cần tiền thì biết làm sao. Thôi đến mô hay đến đó chú hè!" - ông Vinh bộc bạch.
Vác trên vai một bó cỏ máu to hơn người, chị Hồ Thị Lài vừa đi vừa nói: "Cũng may mà họ ăn (mua) cỏ máu mà dân có đồng vô đồng ra, chứ ở đây không biết làm chi ra tiền chú à. Nhà tui ba người, ngày mô cũng vô rừng tìm cỏ máu, cũng kiếm được ba, bốn trăm nghìn. Như cái vác ni cũng được hơn một trăm nghìn nì".
Nông nhàn, nam phụ lão ấu đều vào rừng khai thác cỏ máu bán cho thương lái
Hỏi chuyện cách thức khai thác, chị Lài cho biết: Cây cỏ máu thường sống ở các khu vực nguyên sinh trên núi đá. Nó là dạng dây leo nên có khi bò dưới đất, có khi cuốn vào cây gỗ khác để sinh tồn. Người dân đi khai thác chỉ cần dùng rựa, hoặc rìu chặt cây cỏ máu ra nhiều khúc, bó lại rồi vác về. "Nói thì nghe dễ rứa nhưng mà để có một vác cỏ máu vất vả lắm chú ơi! Bọn tui phải đi từ sáng sớm, mang theo cơm, trèo hết đèo này sang dốc khác mới tìm ra cỏ máu. Nếu may mắn thì gặp được nhiều cây một chỗ, còn không là phải đi mót hết chỗ ni sang chỗ khác mới được một bó cỏ máu mang về" - chị Lài nói.
Chị Lài tiết lộ, đa số người Vân Kiều đều có ý thức bảo vệ rừng, chỉ lấy cây cỏ máu chứ không phá rừng. Nhưng có một số thanh niên, nhác leo trèo, để cho tiện, thường đốn cả cây gỗ cho ngã xuống rồi chặt lấy cỏ máu mang về.
Hỏi về trách nhiệm của chính quyền trong việc người dân ào ạt vào rừng tìm cỏ máu, có nguy cơ xâm hại rừng, một lãnh đạo xã Trường Sơn tâm sự: " Nói thiệt với chú, biết dân vào rừng nhiều thì kiểu gì cũng ảnh hưởng đến rừng, nhưng xã không thể ngăn cấm. Dân đang khó khăn, cần tiền mà mình mà ngăn cấm thì không nỡ lòng nào. Xã cũng biết, thương lái lợi dụng sự thật thà của dân để ép giá, chứ họ đưa về xuôi bán kiếm lời gấp hàng chục lần".
Tìm hiểu từ các thương lái, giá bán xuất đi Trung Quốc mỗi kg cỏ máu lên đến vài trăm nghìn đồng/kg. Trong lúc đó, rất nhiều trang mạng về Đông y của Việt Nam, rao bán 1kg cỏ máu khô lên đến 500 nghìn đồng.
Theo Đông y, cây cỏ máu có tên Kê Huyết Đằng, lá kép, cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 - 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Quả màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu.Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8-10. Chặt cây về, cắt bỏ cành lá, chọn thứ to, chắc. Công dụng của Kê Huyết Đằng: Hành huyết bổ huyết, điều kinh, thư cân hoạt lạc, bổ trung táo vị, bổ ứ huyết, sanh huyết mới, lưu lợi kinh mạch, trị thử sa, phong huyết tý chứng, bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng v.v..., có công hiệu hoạt huyết trấn thống.
Theo Hoàng Nam (Tiền phong)
Đô xô mua nấm u 1 triệu/kg: Thần dược chữa ung thư? Được đồn là có khả năng chữa khỏi các bệnh về ung thư, nấm u - loại nấm chỉ có ở các rừng già - đang được người dân săn mua về dùng mặc dù giá lên đến 1 triệu đồng/kg. Anh Thanh, chủ một cơ sở chuyên bán nấm nổi tiếng ở thành phố Sơn La (Điện Biên) cho hay, nấm u...