Thần dược phòng the của người Mông
Tin đồn về một loại biệt dược phòng the của người Mông ở vùng Tây Bắc đã bay đi khắp nơi và làm náo nức bao người muốn đạt được phong độ đỉnh cao trong “món ấy”.
Bí quyết “phòng the” “học” theo… thú rừng
Hiếm có con đường nào gian nan như đường lên bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La), nơi được cho là sự khởi nguồn của tin đồn về loại biệt dược tăng cường tối đa sự sung mãn của đàn ông. Chúng tôi chẳng nhớ mình đã vòng vèo qua bao nhiêu đèo dốc quanh co với những khúc cua gập khuỷu tay, một bên là vách đá cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm như đánh đố người đi đường.
Chỉ biết rằng khi đến nơi thì người và xe đều đã “tả tơi” như vừa đi đánh trận về. Ấy vậy mà người ta vẫn không ngừng rỉ tai nhau cho những cuộc hẹn hò lên Pù Hao (Pu Hao) săn lùng thuốc quý. Điều đó chứng tỏ vấn đề củng cố “bản lĩnh đàn ông” đối với cánh mày râu hẳn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Theo những lời dặn dò của một số anh em đã từng đến Pu Hao từ trước, chúng tôi tìm đến nhà ông Giàng Dua Dê (bí thư Chi bộ bản Pu Hao). Ông được cho là người nắm rõ nhất những bí mật của bài thuốc quý “tứn khửn” (theo tiếng địa phương “Tứn khửn” có nghĩa là “dựng lên”) được cánh mày râu săn lùng chẳng khác gì truy tìm kho báu. Ngoài ra, ông Dê cũng là người được các bậc tiền nhân truyền dạy “bí kíp” của nhiều phương thuốc quý được đúc kết từ kinh nghiệm làm thuốc, chữa bệnh của nhiều thế hệ người Mông đã sinh sống ở nơi này.
Những vị thuốc quý từ cây rừng trong phiên chợ vùng cao.
Nghe tin có khách đến tìm, ông Dê hớt hải chạy về, quần ống thấp ống cao rõ là một người bận rộn. Nhìn từ xa, thấy dáng một người đàn ông khỏe khoắn, bước đi nhanh nhẹn, chúng tôi cứ ngỡ đó là một chàng trai trẻ, không ngờ đó lại chính là ông cán bộ Giàng Dua Dê về tuổi tác đã được xếp vào hàng có vai vế trong vùng, về gia thất đã đề huề con cháu.
Ông niềm nở mời chúng tôi vào nhà, không quên bê ra mấy vò rượu quý để đãi khách phương xa. Chưa hề uống rượu mà nước da của ông cứ hồng hào như người đánh phấn khiến một phụ nữ như tôi cũng không khỏi thầm ghen tị.
Theo lời giới thiệu của ông Dê thì mỗi vò rượu đều được ngâm theo một công thức riêng và có một công dụng đặc biệt để dùng cho việc chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe. Mỗi loại, ông đều múc cho chúng tôi mỗi người một chén để uống thử nhưng đến vò rượu cuối cùng thì ông chỉ múc riêng cho anh bạn đi cùng một chén vơi vơi còn tôi thì không có phần.
Khi tôi thắc mắc thì ông Dê chỉ cười cười bảo, “Loại này chỉ dành cho đàn ông thôi à?”. Cả tôi và anh bạn quay sang nhìn nhau, mắt hấp háy như cùng reo lên “Chính nó đấy! Chính nó đấy!”. Anh bạn ngửa cổ, dốc hết chén rượu duy nhất không được rót đầy rồi khoan khoái chờ đợi. Nhìn ánh mắt đầy ngưỡng mộ của anh chàng dành cho hũ rượu quý cùng chủ nhân của nó cũng đủ thấy công dụng tuyệt vời của nó. Không cần chủ nhà giới thiệu cũng đủ biết đây chính là “Viagra” miền sơn cước có tên “Tứn khửn” mà chúng tôi đã từng được nghe danh.
Khi hỏi về nguồn gốc của vị thuốc được mệnh danh là thần dược “sung sướng” này, câu trả lời của ông Dê khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ khi được biết người dân ở đây có được bài thuốc “tứn khửn” là nhờ học hỏi từ bí quyết “phòng the” của thú rừng trong mùa sinh sản.
Video đang HOT
Ông Dê cho biết, vị thuốc chủ yếu trong “tứn khửn” được lấy từ cây “ chí chuôn chua” (hay còn gọi là “chí chiền chùa”), một món ăn khoái khẩu của thú rừng trong mùa sinh sản. “Chí chuôn chua” là loại dây leo, có quả, sống dựa vào các cây cổ thụ nên chúng chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời.
Cây này củ mọc dưới đất, lá nhỏ, màu xanh nhạt, dây và lá bò lan khắp mặt đất, quả chín có màu đỏ hồng, trông rất đẹp mắt. Điều đặc biệt và cũng là sự tương đồng giữa “chí chuôn chua” và công dụng “dựng lên” của vị thuốc “tứn khửn” là các quả của cây bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời một cách hùng dũng.
Câu chuyện của ông Dê về xuất xứ của thần dược càng lúc càng trở nên hấp dẫn. Ông kể rằng ngày xưa, trong những lần vào rừng sâu săn thú, sau khi chứng kiến việc thú rừng thi nhau ăn một thứ quả kỳ lạ có màu sắc hấp dẫn, vị già làng đáng kính có tên là Giàng A Dương đã mạo hiểm ăn thử thứ quả lạ lùng này. Ăn xong, ông hồi hộp chờ đợi xem mình có bị làm sao không. Không ngờ, chẳng những ông không bị làm sao mà còn thấy tinh thần phấn chấn, toàn thân rạo rực như trở lại thời trai trẻ. Lúc đó, ông mới chợt hiểu vì sao lũ thú rừng lại “mê” cái món này đến thế.
Ông lập tức hái quả “thần” mang về phơi khô, ngâm rượu uống dần. Và bài thuốc “tứn khửn” cũng trở thành bí quyết “chiều vợ hết mình” truyền đời của đàn ông người Mông ở nơi này. Quả “chí chuôn chua” bắt đầu chín vào mùa đông, khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Khi chín, quả có mùi thơm cay đặc trưng, hương thơm bay khắp cả cánh rừng. Đây cũng chính là mùa sinh sản của sóc và cầy hương. Mỗi khi quả chín, từng đàn sóc, đàn cầy lại rộn ràng rủ nhau đi khắp rừng già Pà Cạch tìm ăn những quả “chí chuôn chua” chín mọng để có một mùa sinh sản thật mỹ mãn.
Quả “chí chuôn chua”.
Khó tìm như “chí chuôn chua”
Quả “chí chuôn chua” vốn đã vô cùng khó kiếm, lại phải tranh giành với những con thú nên việc có được quả quý lại càng trở nên khó khăn. Để có được những quả “chí chuôn chua” hiếm hoi này, đàn ông, trai tráng người Mông cũng phải tranh thủ từng giây, từng phút để giành từng quả một với các bầy thú nếu không muốn chấp nhận ra về tay trắng. Chỉ cần thấy trời trở lạnh, đàn ông Pu Hao lại chuẩn bị dụng cụ, mang theo lương thực, lặn lội vào rừng sâu tìm “chí chuôn chua”.
Càng hiếm hoi, khó tìm thì “chí chuôn chua” càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết cho nên nếu không có nhu cầu thì họ có thể đem bán với giá vài triệu đồng 1kg. Nhưng nhiều người hết mùa đông này đến mùa đông khác, mùa nào cũng cơm đùm cơm nắm len lỏi vào tận những nơi sâu nhất, heo hút nhất của rừng già Pà Cạch với hi vọng tìm được “chí chiên chua” nhưng đều thất bại trở về hoặc chỉ nhặt được vài mẩu con con do lũ cầy, lũ sóc ăn thừa để lại.
Ông Dê chép miệng với vẻ mặt đầy tiếc nuối: “Cầy, sóc trong rừng Pà Cạch đông như kiến. Chí chuôn chua chưa kịp chín chúng đã ăn hết sạch. Càng ăn nhiều chúng lại càng sung mãn, số lượng mỗi đàn sau mùa sinh sản lại tăng lên đáng kể. Chúng sẽ ăn hết mọi quả chí chuôn chua trong rừng mà không chừa lại cho ta một quả nào”.
Rời khỏi nhà ông Dê, chúng tôi lang thang trong bản để hỏi thêm về “món” biệt dược phòng the này. Ông Giàng A Lu, một người già trong làng cho biết, Tứn khửn thực ra là một loại rượu thuốc được ngâm với 3 loại cây rất khó kiếm bao gồm “chí chuôn chua”, “cua chừ ma” (loại dây bò dưới đất có độ dài khoảng 3m) và một vị thuốc nữa cũng rất tốt có tên là “tứn khửn” (gần giống cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15 – 20cm). 3 loại cây này mang về thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu rồi hạ thổ ít nhất là 1 năm trở lên.
Sau khi hạ thổ, rượu được mang lên làm lễ cúng tổ tiên sau đó mới được uống. 3 loại cây quý này một khi đã kết hợp với nhau trong vò rượu ngâm thì được coi như đã hội tụ đủ một bài thập toàn đại bổ với công năng tuyệt vời không thuốc gì sánh được.
Ông Lu bảo “Người đàn ông nào “yếu”, lấy vợ đã lâu không có con, mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ và duy trì đều đặn trong một tháng thì sẽ “khỏe” như thường và mọi thứ sẽ “đâu vào đấy”. Ở bản Pu Hao, tuy là nơi xuất xứ của những bài thuốc ngâm rượu độc đáo hiếm thấy nhưng không phải nhà ai cũng có được bình rượu có đầy đủ 3 vị thuốc quý này. Bởi càng ngày, những vị thuốc này càng trở nên hiếm hoi.
Đó cũng là điều dễ hiểu khi hầu hết ai đó may mắn gặp được loại cây này đều “đào tận gốc, trốc tận rễ” để tận dụng hết cơ may của mình. Bên cạnh đó, vì đây là món ăn khoái khẩu của loài sóc và cầy hương trong khi số lượng của chúng lại nhiều vô kể nên những loài cây này càng dễ có nguy cơ tuyệt chủng trong nay mai.
Theo Dương Dung (Người đưa tin)
Ba vợ 14 con vẫn sống vui vẻ hòa thuận
Hằng ngày, ông Tu có mặt ở nhà vợ cả 'chỉ đạo' con cháu làm việc, còn đến đêm thì... không biết ở nhà nào.
Dù đã có vợ và gia cảnh không giàu có, nhưng vì tài nói chuyện, ông Mùa A Tu vẫn kéo được các cô gái về làm vợ..
Với người Mông ở bản Bún, xã Tân Xuân (Mộc Châu, Sơn La), ông Mùa A Tu (55 tuổi) tiêu biểu trong chuyên đa thê. Ông Tu đã lập nên "chiến tích" có 3 vợ và 14 đứa con. Đặc biệt, bao nhiêu năm chung sống nhưng chưa bao giờ 3 bà vợ của ông xảy ra "chiến tranh lạnh" hay tranh giành "gần gũi" với chồng.
Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, theo Quốc lộ 43 đến ngã ba Chiềng Ve, rẽ vào xã Tân Xuân, men đường biên giới là đường đến gia đình ông Mùa A Tu. Những người hàng xóm cho biết ông lên nương, tối mới về, hiện 3 bà vợ của ông Tu ở 3 nhà nhưng cứ chờ ở nhà vợ cả thì sẽ gặp ông Tu. Bởi hằng ngày, ông có mặt ở đây "chỉ đạo" con cháu làm việc, còn đến đêm thì... không biết ở nhà nào.
Khi mặt trời lặn cũng lúc ông Tu và người vợ cả cùng một số người con đi nương về. Ông Tu phân trần: "Mùa này đang thu hoạch ngô nên suốt ngày tôi ở trên nương. Hôm nay, chỉ có tôi và vợ đầu về, còn lại ở trên nương hết. Nhà tôi người đông quá, không làm quần quật thì chẳng có cái lót bụng".
Nói về chuyện 3 bà vợ của mình, ông bảo: "Mình ưng thì lấy thôi. Ở đây mình lấy vợ công khai mà. Ba vợ ngủ chung, ăn chung, làm chung một nương nhưng cơm lành canh ngọt. Bao nhiêu năm nay chưa có bà nào quát bà nào, các con thương yêu nhau, không đánh nhau bao giờ".
Trước đây, ông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La. Năm 1984, ông di cư đến đây lập nghiệp. Ông Tu ngại ngùng kể: "Ngày đang ở Tà Xua, lúc đó tôi 12 tuổi (năm 1969), bố mẹ đã kéo vợ cho tôi rồi. Bà ấy tên là Thào Thị Chi, lúc đó 17 tuổi. Bố mẹ bảo cưới vợ để có người làm nương".
Gia đình ông Tu vào buổi tối. Mỗi ngày, gia đình ông ăn hết 20 kg..
Ngồi suy ngẫm một hồi lâu, ông Tu buột miệng: "Ngày mới lấy vợ thì không biết gì, vậy mà sau một năm, vợ tôi đã sinh cho một đứa con gái. Rồi mỗi năm một đứa, bà Chi sinh cho tôi thêm 4 đứa con gái nữa. Con đông, đất đai bạc màu, trồng ngô, trồng sắn không có thu nên cả gia đình chuyển đến Tân Xuân". Và ở Tân Xuân, ông Tu lại bén duyên với những cô gái bản tại đây. Rồi ông đi kéo thêm vợ hai là Thào Thị Mủa vào năm 1989.
Ông giãi bày: "Mình là con trưởng trong gia đình, vợ cả mình sinh 5 đứa con gái, buồn lắm. Biết được cái bụng của mình, bà Chi đi hỏi vợ hai cho mình đó. Bà ấy mong mình có đứa con trai để thờ cúng tổ tiên khi mình qua đời. Mình thích bà Mủa từ lâu nhưng sợ vợ cả buồn nên không dám nói, ai ngờ vợ cả hiểu và kéo về cho mình".
Đang chuẩn bị bữa cơm tối nhưng khi được hỏi chuyện về việc lấy vợ hai của chồng, bà Chi vui vẻ tiếp chuyện. Bà bảo, người Mông từ bao đời nay nếu không sinh được con trai thì có tội với trời, với tổ tiên. Không có con trai thì vợ cả phải đi kéo vợ hai cho chồng, để sinh con trai. Bà kể, lúc đó đến gặp cô Mủa và nói chuyện với cô ấy. Cô ấy thích thì hôm sau đưa chồng đến kéo về làm vợ cho chồng mình.
Rồi niềm mong mỏi cũng đã đến, bà Mủa đã sinh cho ông Tu một đứa con trai đầu lòng là Mùa A Sênh. Ngày Sênh ra đời, ông Tu làm thịt mấy con lợn để cảm ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ sinh được đứa con trai nối dõi. Bà Mủa cũng không kém cạnh gì bà cả, chỉ sau mấy năm sau, bà đã có 4 đứa con (1 trai 3 gái). Nâng tổng số con của ông Tu lên 9 đứa.
Uống cốc nước xong, ông Tu xuýt xoa: "Trước đây bố mình cũng lấy hai vợ mà. Hai bà mẹ mình đẻ được 11 người con nhưng 2 người vợ của mình mới đẻ được 9 đứa thôi, còn kém bố mình". Và không biết có phải ông Tu muốn vượt "thành tích" của bố mình không mà cái tình, cái duyên trong ông vẫn chưa dừng lại.
Người vợ thứ ba của ông Tu tên là Sồng Thị Xồng. Bà Xồng người ở cùng bản, có lý lịch tương đối ngắn ngọn. Trước đây, bà Xồng xinh đẹp, có nhiều chàng trai theo đuổi nhưng không chọn được ai, rồi quá lứa, lỡ thì. Và một hôm đi làm trên nương, ông Tu gặp bà Xồng và nói đùa: "Có về làm vợ ba của tôi không?". Ai ngờ bà gật đầu. Thế là ông Tu về nói với vợ cả, vợ hai để cưới vợ 3. Từng ấy năm ăn ở với nhau, bà Xồng đã hạ sinh cho ông Tu 5 đứa con (3 trai, 2 gái) nâng tổng số con của ông Tu lên đến 14 đứa.
Tự hào về "chiến tích" có 3 vợ, ông Tu tâm sự: "Để có nhiêu vợ, điều quan trọng là cái miệng. Mình có nhiều lúa, lắm trâu gì đâu, trong lúc có hai vợ nhưng mình nói chuyện hay, các cô gái nghe lọt tai, cứ thế theo mình về làm vợ hết". Vợ con ông ngày trước ít khi ra ngoài. Mới năm trước, ông tách hộ thì xã cũng làm cho ông 3 nhà 3 hộ khẩu khác nhau.
Ông Tu cũng không kể được hết những đứa con của mình nên phải nhờ sự trợ giúp của bà vợ cả. Còn khi được hỏi về những đứa cháu thì ông lắc đầu, bảo: "Cán bộ muốn biết thì chờ tôi gọi mấy đứa cháu về liệt kê, chứ vợ cả của tôi cũng không nhớ hết".
Năm người con của bà Chi đã lấy chồng hết và có 14 đứa cháu. Con của bà Mủa có 2 người cháu, còn con của vợ ba đang còn nhỏ. Ông Tu chia sẻ: "Năm vừa rồi tôi mới làm cho mỗi bà được một căn nhà chứ trước đây con cháu đều ở chung trong căn nhà 5 gian thôi. Tất cả có hơn 30 người gồm mẹ già, 4 vợ chồng tôi cùng con dâu, rể và các cháu, mỗi ngày ăn hết 20 kg gạo".
Ông Tu bảo: "Giờ con cháu đông quá mình muốn làm thêm hai gian nữa. Xong mùa ngô này mình mới có tiền để dựng. Con đông cũng khổ. Gỗ trên rừng thì đã hết mà làm nhà bê tông cốt thép thì tốn tiền lắm. Rồi đây con mình lớn lên lấy vợ, không biết ở đâu. Giờ mình biết thì đã quá muộn rồi. Đẻ nhiều con khổ lắm nên mình khuyên các con mình đừng đẻ nhiều và các con nghe lời".
Theo Dantri
Vào nơi học sinh ăn cơm chan... nước suối Tam Hợp, một trong 5 xã chưa có điện của huyện Tương Dương (Nghệ An), đường khó đi "như đường lên cổng trời". Nơi thâm sơn cùng cốc, nhiều em học sinh người Mông, người Poọng ăn cơm chan...nước suối, nước lã Học bài dưới ánh đèn pin. Bật khóc giữa lòng hồ Mưa giăng kín mặt sông. Ngược dòng Nậm Nơn, lênh...