‘Thần dược’ khử độc của Đông y
Trong Đông y, nước mía được mệnh danh là “ thang thuốc phục mạch” hay “thần dược” khử độc vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Công dụng của nước mía trong Đông y
Mía có vị ngọt, tính hàn, “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.
Ảnh minh họa
Ngoài cốc nước mía để giải nhiệt mùa hè, mía còn có công dụng chữa ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ – Rujuta Diweta, nước mía còn có nhiều lợi ích nổi bật như chống lão hóa, ngừa mụn; ngăn chặn sự phát triển của ung thư; chữa hôi miệng và sâu răng tự nhiên; tăng cường chức năng gan; giảm nhẹ bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, đối với mẹ bầu, nước mía còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng ốm nghén, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi, làm đẹp da…
Sách cổ cho rằng, uống nước mía bằng cách nhai có hai cái lợi: Một là uống được ít một sẽ có lợi hơn và hai là “Tập thể dục cho răng khỏe”. Nước mía có công dụng đối với trẻ em đổ mồ hôi trộm; chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn, tiểu nhiều, tiểu dắt, giải nhiệt, giải say rượu, trị sốt rét có báng… Ngoài ra, nước mía kết hợp với một số loại thảo dược có tác dụng chữa rất nhiều bệnh khác nhau.
Chữa ho gà: cho 3 lóng mía, 1 nắm rau má, 2 lát gừng và 2 bát nước vào sắc để uống ít một.
Chữa ho, hen do nhiệt hoặc sổ mũi, khô miệng; táo bón: nấu cháo với 60g gạo, tiếp đến ép lấy 200 ml nước mía, cho vào nồi cháo nấu lại cho sôi và ăn nóng.
Thanh nhiệt, nhuận hầu họng: Mùa đông, nấu nước mía để uống nóng.
Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu: Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ, sau đó cho nước mía và nước củ cải mỗi loại 100g. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía, nước củ cải mỗi loại 50 ml, cho thêm chút mật ong, đường phèn và dầu vừng vào rồi chưng thành cao. Mỗi ngày, cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao rồi hấp cơm ăn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Chống khát, chống nôn mửa, chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc: pha 200 ml nước mía với 15 ml nước gừng. Uống từng ngụm nhỏ trong vài ngày, không uống nhiều một lúc. Lưu ý, khi dính độc cá nóc, chỉ uống để sơ cứu, ngay sau đó phải đến ngay bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Cạo 40 g lớp vỏ ngoài của cây đại sao lên, 8g phèn chua sống, cả 2 tán mịn rồi trộn với 300 ml nước mía cô đặc, luyện thành viên 0,5 g. Mỗi lần uống 8 viên (4 g) vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi nào đi vệ sinh được thì thôi.
Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, viêm đường tiết niệu: 300g mía, 200g mã đề, 150g râu ngô. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho tất cả vào sắc uống.
Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: Nước ép mía 500g hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nấu sôi 0,5 lít nước mía; sau đó đập 2 quả trứng gà tười vào, nhấc xuống và đậy nắp. Ăn khi còn nóng. Nếu tay chân lạnh thì thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Ảnh minh họa
Chữa da khô, tóc cháy: Pha 1 chén nước mía với 200g nước rau má xay và nước 1 qả dừa xiêm. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống trước khi đi ngủ (không pha sẵn).
Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với 200g chuối khô (mứt chuối). Sau đó, vặn lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi, ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Phòng hậu sởi: Ép lấy nước 2 đốt mía hòa với 40g sắn dây và 20g rau mùi. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống dài ngày, trong khi có dịch sởi.
Khi nước mía trở thành “kẻ thù” của cơ thể
Mặc dù nước mía mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng bạn cần phải uống nước mía một cách chừng mực để giữ sức khỏe ổn định.
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu dinh dưỡng, nước mía là một loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao chiếm tới 70%, đây là nguồn cung cấp năng lượng và calo tuyệt vời nhưng cũng có thể khiến bạn tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu tiêu thụ nhiều. Không uống quá nhiều dù rất khát, chỉ nên dao động dưới 240ml mỗi ngày (khoảng 2 ly).
Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất được vi khuẩn yêu thích, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không để nước mía quá lâu bên ngoài hoặc bảo quản trong môi trường bẩn mà nên dùng ngay sau khi ép.
Bạn cũng nên lựa những hàng quán chế biến nước mía hợp vệ sinh, máy ép sạch sẽ.
Mía có tính hàn và lượng đường cao nên dễ gây đau bụng nên những người có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu thì không nên uống nước mía thường xuyên.
Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu, khiến công dụng của thuốc trở nên vô nghĩa.
Nước mía cung cấp khá nhiều năng lượng, vì vậy người đang ăn kiêng, giảm cân cần uống có chừng mực. Mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ.
Ngâm mộc nhĩ kiểu này chẳng khác gì tạo ra "thuốc độc", thậm chí còn sinh chất gây ung thư hạng nhất cho cơ thể
Mộc nhĩ dù là thực phẩm an toàn, không độc nhưng khi bị ngâm sai cách thì chúng có thể tạo ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.
Mộc nhĩ là món ăn vô cùng quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Liều dùng mỗi ngày từ 15 - 20g bằng cách xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.
Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận.
Còn trong y học hiện đại, ăn mộc nhĩ với liều lượng vừa phải, thường xuyên rất tốt để làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối, giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt, làm đẹp da...
Mộc nhĩ dù là thực phẩm an toàn, không độc nhưng khi bị ngâm sai cách thì chúng có thể tạo ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.
1. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày
Mộc nhĩ là thực phẩm khô, vì vậy trước khi chế biến cần phải ngâm vào nước để mềm và nở ra. Đồng thời, quá trình ngâm cũng sẽ giúp giải phóng độc tố, làm thực phẩm trở nên an toàn hơn. Nhiều gia đình cứ mua mộc nhĩ về là ngâm vào nước vài ngày rồi mới sử dụng, thực tế càng ngâm lâu mộc nhĩ càng biến chất và dễ gây ngộ độc.
Càng ngâm lâu mộc nhĩ càng biến chất và dễ gây ngộ độc.
Nguy hiểm hơn,mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin - đây là một loại chất gây ung thư hạng nhất. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
Để tốt cho sức khỏe, các gia đình chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 - 20 phút mà thôi.
2. Sử dụng mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ mà chúng ta sử dụng nên là mộc nhĩ khô bởi sản phẩm tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, sau khi ăn rất dễ gây ngứa ngáy, phù nề, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử da.
Ngược lại, chất cảm quang này sẽ mất đi khi mộc nhĩ được phơi khô, chính vì thế mộc nhĩ chỉ nên dùng khi đã được phơi khô thật kỹ.
3. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Nhiều gia đình nhầm tưởng rằng ngâm mộc nhĩ trong nước nóng sẽ nhanh hơn nước lạnh, chỉ cần chờ một thời gian ngắn là mộc nhĩ sẽ nở nhanh và dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, đây là thói quen vô cùng sai lầm, nhiệt độ cao sẽ khiến mộc nhĩ dễ rách, chín mềm khiến món ăn mất hấp dẫn.
Đáng sợ hơn, nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng, mộc nhĩ nở quá nhanh, không có thời gian để đào thải các morpholine còn sót lại. Khuyến cáo của lương y Bùi Đắc Sáng là mộc nhĩ nên ngâm trong nước lạnh, rửa dưới vòi nước để loại bỏ nấm mốc.
Những nhóm người nào không nên ăn mộc nhĩ?
- Người đang bị tiêu chảy: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng... thì không nên ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
- Bà bầu: Mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ vì vậy không có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi, vì vậy bà bầu không nên ăn.
- Người dễ dị ứng: Mộc nhĩ cũng là nấm nên có thể gây dị ứng với người không phù hợp, người có cơ địa dễ dị ứng nên thận trọng khi ăn.
- Người bị loãng máu, hay chảy máu: Mộc nhĩ là thực phẩm có công dụng ngăn ngừa đông máu, giúp máu dễ lưu thông hơn nên những người bị loãng máu, dễ chảy máu như xuất huyết não không nên ăn để tránh nguy hiểm.
Sa sâm trị phế, vị âm hư Sa sâm là rễ của loài Nam sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae); hoặc Bắc sa sâm (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Ảnh minh họa Ở Việt Nam, sa sâm chủ yếu từ cây (Launaca pinnatifida Cass.), thuộc họ cúc (Asteraceae), được dùng thay Bắc sa sâm và Nam sa sâm; tác dụng...