“Thần dược” chữa ung thư giá 40 nghìn?
Điều đặc biệt là, các thang thuốc mà theo họ có thể chữa được các chứng bệnh đau lưng, đau khớp, ho khan có giá khoảng 20 – 30 nghìn đồng, thì các thang thuốc chữa được ung thư gan, tiểu đường cũng chỉ có giá… 40 – 50 nghìn đồng.
Tại nhiều điểm du lịch mua sắm của tỉnh Lạng Sơn như thành phố Lạng Sơn, cửa khẩu Tân Thanh, Đồng Đăng… có những người phụ nữ mặc quần áo dân tộc Dao, Nùng bán các loại thuốc Bắc. Họ rao rằng, ngoài chữa được các chứng bệnh thông thường như đau lưng, đau khớp, ho… thì còn có thể chữa được nhiều bệnh nan y như ung thư gan, tiểu đường.
Những người này thường bày bán các loại thuốc gần các điểm mua sắm, du lịch, nơi có nhiều du khách đi lại
Những thang thuốc này đã được pha chế và ngâm sẵn với rượu đựng trong chai lọ. Du khách muốn mua thuốc theo dạng thô, chưa sơ chế thì họ cũng sẵn sàng cung cấp. Đây là những thang thuốc chưa được cơ quan y tế kiểm chứng về tác dụng và chất lượng. Đồng thời không có nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ.
Những người bán thuốc có nhiều “chiêu thức” tiếp cận khách hàng. Có người đi rong qua các phố phường, khu vực mua sắm, thấy ai có dáng vẻ hao hao người ngoại tỉnh đi du lịch là họ chèo kéo, mời mọc mua thuốc. Có người lại bày bán tại vỉa hè, ven đường, gần các địa điểm du lịch, nơi có nhiều du khách đi lại.
Điều đáng lo ngại là du khách thấy người dân tộc bán thuốc, nên tin tưởng, ai cũng mua ít thì vài ba thang, nhiều thì hàng chục thang về dùng.
Mỗi lần xe khách dừng đỗ tại các điểm du lịch là họ chèo kéo khách mua thuốc
Giá bán các thang thuốc này dao động từ 20 – 50 nghìn, tùy loại. Điều đặc biệt là, các thang thuốc mà theo họ có thể chữa được các chứng bệnh đau lưng, đau khớp, ho khan có giá khoảng 20 – 30 nghìn đồng, thì các thang thuốc chữa được ung thư gan, tiểu đường cũng chỉ có giá… 40 – 50 nghìn đồng.
Mục sở thị vấn đề này, chúng tôi đã có một chuyến lên Lạng Sơn. Vừa xuống xe khách tại khu vực đền Kỳ Cùng (thành phố Lạng Sơn), chúng tôi được một người phụ nữ tiếp thị rôn rả: “Thuốc tôi hái tận khu vực đỉnh núi Mẫu Sơn. Nó được chế từ cây tầm gửi, mọc ở thân cây gạo, rất hiếm hoi đấy. Loại này chữa trị bệnh ung thư gan tốt lắm”. Nói rồi bà lão móc từ trong nải ra một gói thuốc, đưa cho tôi, nói giá mỗi gói 50 nghìn đồng.
Video đang HOT
Những người bán thuốc nói rằng nhiều loại thuốc có thể chữa bệnh nan y
Theo những người dân địa phương, nguồn gốc các loại thuốc này được tự tay các “lang bản” chế biến, cất thành từng mẻ rồi mang đi bán rong. Cũng có một số thang thuốc từ Trung Quốc tràn sang qua đường mòn biên giới.
Bình thường những người này bán được gần chục thang thuốc mỗi ngày. Còn ngày cuối tuần hoặc mùa du lịch, du khách lên Lạng Sơn đông, họ bán được hàng chục thang thuốc mỗi ngày. Như vậy, mỗi ngày họ kiếm được trăm nghìn đến triệu.
Điều đáng nói là những người bán rong các loại thuốc này không có giấy phép hành nghề về sản xuất, kinh doanh thuốc cổ truyền. Thậm chí, những kiến thức sơ đẳng nhất về đông nam dược họ cũng mù tịt.
Tuy vậy, những nải thuốc rong vẫn ngang nhiên tồn tại, bày bán tại các vỉa hè, đường phố trong nhiều năm nay ở Lạng Sơn mà không một cơ quan chức năng nào xử lý.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Người mẹ mắt mờ 86 tuổi và 5 con câm, ngớ ngẩn
Ngôi nhà nằm giữa lưng chừng đồi, ở nơi bình yên ấy, có người đàn bà mắt mờ và 5 người con câm, ngớ ngẩn. Hơn 50 năm qua bà sống cảnh vô cùng nghèo khó, vất vả.
Những con người bất hạnh
Giữa tiết trời lạnh ngằn ngặt của vùng cao Tây Bắc, bà Trần Thị Mong, dân tộc Dao, ở thôn sài 3, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, dẫn các con đi làm về. Bà có dáng người nhỏ bé, khuôn mặt khắc khổ, đi lại khập khiễng, theo sau là 5 người con, dáng đi chậm chạp, đờ đẫn. Họ khoác trên mình những bộ quần áo rách tươm.
Bà Mong (thứ 2 từ bên trái) cùng 5 người con câm, ngớ ngẩn.
Hình như hiếm khi có người lạ vào thăm nhà nên các con bà Mong cứ lén lút, sợ sệt. Sự xuất hiện của chúng tôi khiến các con bà tò mò. Trong ngôi nhà không có thứ gì đáng giá, chỉ có vỏn vẹn 3 chiếc giường đóng bằng tre đã mục nát. Căn nhà không có tủ, không bàn ghế, mọi thứ phục vụ cho sinh hoạt đều thiếu thốn.
Bà Mong tâm sự : "Ngôi nhà này do tỉnh dựng cho từ năm 2004, nhưng nay đã ọp ẹp, mái nhà đã dột, ngày mưa nước nhỏ ướt hết nền nhà".
Cuộc đời bà Mong có nhiều đắng cay. Bà kể, hồi nhỏ bà bị người ta bắt cóc lên đây, bán cho người ở xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Bà không biết quê hương mình ở đâu, anh em họ hàng là ai. Bà chỉ biết hồi nhỏ tên bà là Trần Thị Mong.
Hồi nhỏ, bà bị lên sởi, không có thuốc cứu chữa, ngày đêm khóc lóc nhớ cha mẹ nên ngay từ nhỏ đôi mắt của bà đã không còn được nguyên vẹn. Mọi thứ trước mắt bà chỉ mờ mờ. Mắt kém, nhưng bà rất chịu khó, việc gì bà cũng làm được.
Hai chị em Mấy và Đến thấy khách lạ vào thăm cứ thậm thà thậm thụt sau phên vách.
Hơn 30 tuổi bà mới lấy chồng. Chồng bà là ông Triệu Quý Chu, quê ở xã Yên Sơn. Chồng bà là dân công, đi biền biệt, có khi hàng năm trời mới về.
Bà và chồng có được 5 người con. Nhưng thật bất hạnh, trong 5 người con chỉ có người thứ 3 là bình thường, còn 4 người con, 2 trai, 2 gái đều bị câm và ngớ ngẩn. Sau khi chồng bà đi dân công về, gia đình đã chuyển sang chỗ ở hiện nay là thôn Sài 3, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Năm 1984, đến nơi ở mới chẳng được bao lâu, đầu năm 1985, chồng bà mất mà không biết bị bệnh gì. Từ đó, gánh nặng đè lên đôi vai gầy của bà. Để nuôi được đàn con ngớ ngẩn, hằng ngày, bà vất vả luồn rừng chặt củi đem bán để kiếm tiền.
Ông Triệu Trịnh Cầu, trưởng thôn Sài 3 cho biết, bà Mong có 5 người con, người đầu tiên là chị Triệu Thị Mấy, sinh năm 1958. Chị Mấy có một đứa con ngoài giá thú, song cũng bị ngớ ngẩn. Tiếp theo là chị Triệu Thị Đến, sinh năm 1960; rồi Triệu Văn Siên, sinh năm 1964; Triệu Văn Sâu, sinh năm 1966. Tất cả họ đều bị câm, ngớ ngẩn. Duy nhất trong số 5 người con là anh Triệu Trịnh An, sinh năm 1962, là bình thường. Tuy nhiên, do cuộc sống cũng khốn khó, nên anh ta lấy vợ, đi ở nơi khác, chẳng quan tâm gì đến gia đình này nữa.
Mặc dù chân khập khiễng, nhưng bà Mong vẫn cố gắng dắt các con đi làm.
Xưa nay, bà vẫn dẫn đàn con ngớ vẩn vào rừng bẻ măng, đốn củi, nhưng năm 2005, một lần đi làm nương, do mắt kém, bà bị ngã gãy chân, thành tật đến giờ. Bà đi tập tễnh, mắt kém, lại đã già yếu, nên không thường xuyên dẫn được đàn con đi rừng kiếm thức ăn, nên cuộc sống ngày càng khó khăn chồng chất.
Bà mong ngậm ngùi: "Chúng nó vừa ngớ ngẩn lại lười. Nhiều khi sai chúng nó làm việc nọ, việc kia, chúng nó cũng chẳng chịu làm. Có hôm tôi sai giặt quần áo, chúng nó cũng không giặt. Mắng nhiều thì chúng chạy vào rừng, thân già lại ốm đau không đi tìm được".
Ăn sắn, ăn ngô để sống
Trong số 4 người con câm và ngớ ngẩn của bà chỉ có duy nhất anh Sâu là lập gia đình. Bà Mong cho biết, vợ anh Sâu tên là Lý Thị Ngưu, người làng Bùn, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, cũng bị câm. Ngày hỏi vợ cho Sâu, bà phải đi hết cả ngày đường.
Hôm đi hỏi vợ cho con, bà chỉ đi tay không sang bên nhà vợ Sâu và nói thẳng với gia đình họ rằng: "Thằng Sâu nhà tôi nó câm, nhà tôi khổ lắm, nếu chị Ngưu chịu được khổ thì lấy". Vậy là gia đình bà có thêm một người con câm nữa, cuộc sống cơ cực trăm bề.
Ngô là thức ăn chính của gia đình bất hạnh này.
Gia đình bà Mong có 6 nhân khẩu, nhưng chỉ trông chờ vào một sào ruộng, một hecta đất đồi. Khổ nỗi đất đồi toàn sỏi đá nên chỉ trồng được ít ngô, năng suất chẳng được là bao. 6 miệng ăn nhà bà trông chờ vào 120.000 đồng phụ cấp hàng tháng của Nhà nước.
Những người trong gia đình bà quanh năm suốt tháng chỉ ăn ngô, ăn sắn, rau rừng. Có khi cả năm không có được một bữa thịt. Ngay cả chuyện ăn bà cũng phải tính toán rất chi tiết. Mùa cấy bà mua chịu phân lân, đạm, mùa gặt họ vào thu thóc. Trả nợ xong, gia đình bà chỉ ăn vài ngày đã hết gạo. Chỉ có mỗi sào ruộng nên chưa vụ nào gia đình bà đủ ăn.
Những người con của bà Mong đều ngớ ngẩn, ngốc ngếch, nên có hôm bà không dẫn đi làm, họ cứ ở trên nương, trong rừng từ sáng đến tối mịt không chịu về.
Lúc tôi ngồi trò chuyện, đã quá trưa, nhưng vẫn chưa thấy hai người con trai đi làm về. Sợ con bị lạc, bà Mong cùng chúng tôi vượt qua hơn 1 cây số đường rừng để đi tìm anh Sâu và Siên. Đến nơi, thấy người dắt trâu, người cầm bừa vẫn đang cặm cụi bừa mảnh ruộng chưa đầy một sào. Hai anh em cùng con trâu làm việc suốt từ sáng tới trưa mà chưa xong mảnh ruộng nhỏ.
Chúng tôi thầm nghĩ, sau này bà Mong không còn trên đời này nữa thì không hiểu 5 người con bệnh tật, ngớ ngẩn của bà sẽ ra sao? Thật quá thương tâm...
Theo VTC
Sữa đậu nành Soya bị vẩn đục, hãng sản xuất 'ngó lơ' Chai thủy tinh có dán nhãn mác sữa đậu nành bắp nhãn hiệu Soya được bọc kỹ, trong chai có chất lỏng màu trắng đục, gợn, lớp kết tủa màu trắng. Chiều 8/12, anh Trương Ngọc Tuấn, SN 1971, ngụ Sơn Thái Đông, huyện Hóc Môn (TP.HCM) tường trình: "Đầu tháng 11/2010, anh có lấy 2 thùng sữa đậu nành nhãn hiệu Soya...