Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổ.i học đại học, 16 tuổ.i tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ
Sở hữu tài năng xuất chúng và là thần đồng trẻ tuổ.i nhưng cuộc sống của anh lại tầm thường, lận đận.
Với nhiều người Trung Quốc, Trương Dương đã từng là cái tên nổi đình đám, là thần đồng khiến bao người ngưỡng mộ nhờ tài năng xuất chúng.
Anh chỉ mất 5 năm hơn đã hoàn thành chương trình học phổ thông và khi chỉ 10 tuổ.i đã thi đại học. Thành tích ấn tượng này khiến Trương Dương trở thành hình mẫu lý tưởng, được công chúng săn đón.
Tuy nhiên, cuộc sống của “thiên tài” này luôn đầy những biến động, bất ngờ và hoàn toàn trái ngược với mọi người vẫn nghĩ.
Thần đồng nhỏ tuổ.i, tài năng xuất chúng
Trương Dương sinh ra trong một gia đình phổ thông bình thường, và bộc lộ tài năng đặc biệt ngay từ nhỏ. Khi mới 3 tuổ.i, Trương Dương có thể nhận diện hơn 1.000 ký tự chữ khiến mọi người ngỡ ngàng.
Anh chỉ mất 5,5 năm để hoàn thành chương trình học phổ thông thay vì 12 năm như bạn bè cùng trang lứa khác. Năm 10 tuổ.i, Trương Dương tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, trở thành sinh viên đại học trẻ nhất cả nước đạt 505 điểm.
Mặc dù điểm số này không phải xuất sắc nhất, chỉ xếp thứ hai từ dưới lên tại thời điểm đó, nhưng với Trương Dương mới chỉ 10 tuổ.i, việc đạt được kết quả như vậy trong một kỳ thi đã là một thành tích đáng kinh ngạc.
Nếu có thêm một năm ôn tập, chắc chắn Trương Dương sẽ đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, do sự kiên quyết của cha mình, anh đã tham gia kỳ thi luôn và vẫn xuất sắc trở thành sinh viên đại học khi mới 10 tuổ.i, bước chân vào giảng đường ở độ tuổ.i mà nhiều đứ.a tr.ẻ chỉ vừa bắt đầu khám phá những bài học cơ bản.
Tài năng xuất chúng của Trương Dương khiến nhiều người kinh ngạc, nhưng đồng thời cũng dấy lên không ít lo ngại rằng một đứ.a tr.ẻ như vậy có thể đối mặt với những thách thức lớn về tâm lý và khả năng hòa nhập xã hội.
Nhưng rồi Trương Dương đã chứng minh khả năng vượt qua mọi thử thách, cho thấy tài năng không chỉ nằm ở trí tuệ học thuật mà còn ở sự kiên trì, quyết tâm và ý chí bền bỉ.
Sau ba năm, anh tốt nghiệp loại xuất sắc, và tiếp tục học Thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh. Trương Dương tiếp tục học lên Tiến sĩ và trở thành một trong những tiến sĩ trẻ nhất, khẳng định vị thế đáng nể của mình trong giới học thuật.
Những thành tựu học thuật ấn tượng của Trương Dương không chỉ khiến anh trở thành thần đồng trong mắt công chúng mà còn là nguồn cảm hứng cho các bậc phụ huynh và học sinh.
Con đường học tập của anh được gia đình thúc đẩy từ khi còn nhỏ, với một loạt các khóa học để trang bị cho anh tất cả kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là phương pháp giáo dục mà gia đình anh áp dụng. Với mục tiêu duy nhất là giúp con trai trở thành một thiên tài học thuật, cha mẹ anh đã bỏ qua sự phát triển về mặt tâm lý, xã hội và cảm xúc của Trương Dương.
Video đang HOT
Dù tài năng không thể phủ nhận, nhưng môi trường giáo dục nghiêm khắc và thiếu tự do sáng tạo đã khiến Trương Dương thiếu các kỹ năng sống thực tế và khả năng hòa nhập xã hội.
Cuộc đời tầm thường, lận đận dù có tài năng xuất chúng
Dù sở hữu một bộ óc thiên tài và những thành tựu học thuật đáng ngưỡng mộ, nhưng Trương Dương lại không thể tìm thấy sự ổn định và hạnh phúc trong cuộc sống.
Trong những năm đầu cuộc đời của Trương Dương đầy rực rỡ, huy hoàng nhưng ẩn sau đó là sự đáng thương khi không có quyền quyết định hay được cha mẹ lắng nghe ý kiến. Bởi cuộc đời của anh đã được cha lên kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng.
Cha của Trương Dương đã phải từ bỏ ước mơ vào đại học vì gia cảnh nghèo khó. Đây trở thành nỗi tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời ông. Chính vì vậy, khi Trương Dương chào đời, ông đã dồn hết tâm huyết để xây dựng một “kế hoạch giáo dục” chi tiết đến khắc nghiệt, với hy vọng con trai sẽ hoàn thành những điều mà ông chưa thể thực hiện.
Anh phải dành cả ngày để học tập và gần như không có thời gian cho các hoạt động giải trí hay kết bạn. Điều này đã tạo nên một người học rất giỏi nhưng cũng vô cùng cô đơn, thiếu thốn những kỹ năng sống quan trọng.
Khi trưởng thành, dù sở hữu bằng Tiến sĩ và một sự nghiệp học thuật hứa hẹn, nhưng Trương Dương lại không thể tự tìm được con đường phát triển tài năng của mình.
Tốt nghiệp nhiều năm nhưng Trương Dương không thể duy trì công việc ổn định lâu dài và thường xuyên thay đổi.
Sau khi chuyển đến Thượng Hải, anh phải sống trong một căn nhà thuê nhỏ, và chủ yếu dựa vào trợ cấp tài chính từ cha mẹ. Dù đã ngoài 20 tuổ.i, Trương Dương vẫn không thể tự lập, hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình để duy trì cuộc sống.
Không nhà, không xe, không công việc ổn định, cuộc sống của Trương Dương trở nên tầm thường, mất đi hào quang của một thần đồng trước kia.
Tài năng xuất sắc của anh trở nên lạc lõng khi không thể kết nối với thực tế cuộc sống, làm cho hành trình trưởng thành của anh giống như một bản nhạc bị lỡ nhịp, chỉ dừng lại ở những bước khởi đầu đầy kỳ vọng nhưng không bao giờ đi đến đích.
Từ một thần đồng sáng giá, Trương Dương trở thành một người đàn ông trưởng thành nhưng không thể làm chủ cuộc đời mình. Thiếu sự tự do trong việc lựa chọn, thiếu không gian để khám phá bản thân và phát triển các mối quan hệ xã hội, anh không thể tìm thấy hạnh phúc, lạc lõng không tìm thấy mục tiêu phấn đấu.
Tuy nhiên, hành trình cuộc đời của Trương Dương vẫn còn rất dài ở phía trước. Điều anh cần là học cách tự lập, phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc, đồng thời tìm ra sự cân bằng giữa tài năng và cuộc sống thực tế.
Na.m sin.h nhà nghèo thi đỗ vào trường Y, 5 năm sau nhận thông báo: "Em không được tốt nghiệp" - Sự mở đầu của chuỗi bi kịch!
Nhiều người vẫn xót khi nhắc đến câu chuyện này.
Sinh viên đại học gánh vác hy vọng của cả gia đình
Liêu Ngân Siêu sinh ra trong một gia đình nông dân ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Cha mẹ cậu đều là những người nông dân chất phác. Cả gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nghèo khó từ sớm đã giống như một thứ bám chặt vào xương tủy, ăn sâu vào ký ức của Liêu Ngân Siêu, trở thành một điều không thể xóa nhòa.
Hồi nhỏ, Liêu Ngân Siêu toàn phải nhìn những đứ.a tr.ẻ khác trong làng có quần áo mới để mặc, còn mình chỉ có thể mặc những bộ đồ rách vá chằng chịt. Người ta có đồ ăn ngon, còn cậu chỉ có thể ăn bánh bao với dưa muối.
Cha mẹ của Liêu Ngân Siêu luôn tin rằng "tri thức thay đổi vận mệnh" và không muốn con mình phải sống cuộc đời khốn khỏ mãi mãi. Vì vậy, họ dốc hết sức mình để cho Liêu Ngân Siêu được đi học. Bản thân Liêu Ngân Siêu cũng hiểu rằng, học hành chăm chỉ là con đường duy nhất để vượt lên nghịch cảnh. Cậu quyết tâm học thật giỏi để sau này tìm được một công việc tốt.
Liêu Ngân Siêu sinh ra trong một gia đình khó khăn.
Cậu biết rằng mình không có quyền được lãng phí thời gian dành cho việc vui chơi, nên từ nhỏ đã chăm chỉ học hành, không dám lơ là dù chỉ một chút. Ở trường, cậu luôn là học sinh xuất sắc mọi mặt, năm nào cũng nhận được rất nhiều giấy khen. Mỗi lần nhận được giấy khen, cậu đều mang về nhà và trân trọng đưa cho cha mẹ xem.
Cha mẹ cậu thường dán những tấm giấy khen đó lên tường trong nhà. Mỗi lần nhìn thấy lên bức tường, họ lại cảm thấy ấm lòng. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, họ vẫn cắn răng vượt qua, luôn giữ niềm tin rằng con trai họ sẽ thoát khỏi cảnh nghèo, thay đổi số phận của gia đình.
Không phụ lòng kỳ vọng của cha mẹ, năm 2000, ở tuổ.i 18, cậu đỗ vào một trường đại học y khoa ở Tứ Xuyên. Liên Ngân Siêu tin rằng, đỗ đại học đồng nghĩa với việc mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tương lai sẽ ngập tràn ánh sáng. Và cứ thế, cậu mang theo hy vọng của cả gia đình, bắt đầu hành trình đến giảng đường đại học.
Trong nhà treo đầy giấy khen của Liêu Ngân Siêu.
Quyết định bỏ nhà ra đi trong cơn giận
Nhưng hiện thực thường khắc nghiệt. Để cho con trai được nhập học, cha mẹ của Liêu Ngân Siêu đã dốc toàn bộ số tiề.n họ có, thậm chí phải vay mượn khắp nơi từ người thân, bạn bè mới đủ đóng học phí và sinh hoạt phí cho năm đầu tiên của cậu. Tuy nhiên, chi phí cho 5 năm học y khoa là điều mà gia đình khó lòng gánh vác nổi.
Ở trường, Liêu Ngân Siêu cố gắng giảm thiểu mọi chi tiêu trong cuộc sống, ăn những bữa cơm rẻ nhất và không tham gia các buổi tụ họp vui chơi. Và để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cậu cũng tranh thủ thời gian rảnh để làm thêm. Dù rất ghét những ngày tháng khó khăn này, nhưng cậu luôn tự nhủ rằng, chỉ cần vượt qua là mọi thứ sẽ ổn, sau khi tốt nghiệp đại học, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp.
Liêu Ngân Siêu có một cô em họ tên là Liêu Anh. Trong ký ức của cô, anh họ là một trong số ít sinh viên đại học của làng. Vì vậy, việc trở lại trường để nhận bằng tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng, gần như tất cả bà con đều biết đến. Gia đình ai cũng mong chờ ngày anh họ lấy được bằng tốt nghiệp rồi trở về quê mở một phòng khám.
Việc học tại trường Y khiến gia đình Liêu Ngân Siêu gặp áp lực về kinh tế.
Thế nhưng, gia đình không hề hay biết rằng, khi Liêu Ngân Siêu mang sự kỳ vọng đến trường để nhận bằng tốt nghiệp, cậu lại bị từ chối vì chưa đóng đủ học phí. Khoảnh khắc bị thông báo không thể nhận bằng tốt nghiệp, Liêu Ngân Siêu cảm thấy như mọi thứ sụp đổ hoàn toàn. Những giây phút cắn răng chịu đựng, kiến thức từ sách vở, từng khoảnh khắc nỗ lực học tập, ánh mắt tràn đầy hy vọng của cha mẹ, và cả những tấm giấy khen đầy trên tường ở nhà - tất cả đều tan vỡ.
Cậu đã khẩn khoản cầu xin ban lãnh đạo nhà trường, mong được nhận bằng trước rồi sau đó sẽ đóng đủ học phí, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Liêu Ngân Siêu chìm trong nỗi đau buồn và thất vọng. Con đường phía trước dường như mịt mù, cậu không biết phải đi đâu, cũng không biết làm thế nào để đối diện với cha mẹ. Trong cơn thất vọng, cậu quyết định đến Quảng Đông (Trung Quốc) để làm thuê. Đây cũng là khởi đầu cho 16 năm lang bạt đầy khó khăn của cậu.
16 năm lang thang, tóc bạc trắng, thân thể đầy bệnh tật
Cha mẹ của Liêu Ngân Siêu không thể ngờ rằng, sau khi đi nhận bằng tốt nghiệp, con trai họ lại biến mất không để lại một dấu vết nào. Cả gia đình chìm trong nỗi đau tột cùng, không ngừng tìm kiếm tung tích con trai. Chỉ cần kiếm được chút tiề.n, họ lại nhờ người dò hỏi khắp nơi nhưng vẫn không thể gặp lại con. Mỗi lần nhìn vào những tấm giấy khen vẫn còn treo trên tường, họ lại không cầm được nước mắt, khóc đến đau lòng.
Lâu dần, mẹ của Liêu Ngân Siêu vì quá thương nhớ con, không chịu nổi cú sốc, đã bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tâm thần. Bà thường tự nói chuyện một mình, và mỗi khi nhìn thấy ai đó ngoài đường trạc tuổ.i con trai, bà lại chạy đến ôm người đó, coi như con của mình. Trong khi đó, cha của Liêu Ngân Siêu nhiều lần có ý định ra đi mãi mãi, nhưng đều được người khác kịp thời ngăn lại.
Gia đình sống trong cảnh nghèo khó, trong căn nhà chỉ còn lại mỗi một chiếc giường, hầu như không có đồ đạc gì khác. Dù vậy, họ chưa bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm con trai. Mãi đến 16 năm sau, cha mẹ cậu, sau bao khổ đau và biến cố, mới được gặp lại con trai mình.
Liêu Ngân Siêu lúc này đã là một người đàn ông trung niên 41 tuổ.i, tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi. Anh còn mắc bệnh suy thận mãn tính, phải chịu đựng bệnh tật trong thời gian dài.
Bố mẹ Liêu Ngân Siêu vô cùng đau đắn trước quyết định rời nhà ra đi của con.
Người ta tìm thấy Liêu Ngân Siêu khi anh ngất xỉu tại một công trường, được đưa đến bệnh viện và được một nhóm tình nguyện viên nhận ra nhờ những thông báo tìm kiếm trước đó. Trong suốt 16 năm, anh đã sống ẩn danh, làm thuê khắp các tỉnh Quảng Đông, không có giấy tờ tùy thân cũng như bằng cấp, chỉ có thể kiếm sống qua những công việc tại nhà máy hoặc công trường. Anh sống phiêu bạt không nơi ở cố định, cho đến khi bệnh tình trở nặng, anh mới chịu tiết lộ câu chuyện thực sự của mình.
Khi được hỏi tại sao nhiều năm qua không liên lạc với gia đình, Liêu Ngân Siêu nói rằng anh muốn gây dựng sự nghiệp ở bên ngoài, không muốn trở thành gánh nặng cho cha mẹ. Thế nhưng, anh không ngờ rằng chính việc ra đi không lời từ biệt của mình lại đẩy cha mẹ vào vực thẳm đau khổ.
Liêu Ngân Siêu được đưa về một bệnh viện ở quê nhà. Ngoài bệnh suy thận mãn tính, anh còn mắc thêm nhiều căn bệnh khác. Hiện tại, cả gia đình đang lo lắng xoay xở tiề.n thuốc men cho anh. Song việc đứa con đã thất lạc nhiều năm trở về bên cạnh là niềm an ủi lớn nhất với cha mẹ anh.
Ngày gặp lại con, cha mẹ của Liêu Ngân Siêu đã khóc nức nở. Những năm tháng dài đằng đẵng đầy nỗi nhớ mong và đau cuối cùng cũng tan chảy thành những giọt nước mắt.
Người từng là một sinh viên y khoa mang trong mình vô số hy vọng, cuối cùng lại trở thành một người đàn ông trung niên lang thang suốt nhiều năm, mắc bệnh hiểm nghèo, rơi vào cảnh tay trắng - điều này khiến người ta không khỏi chua xót. Bức tường căn nhà lợp ngói của gia đình đã nhuốm màu thời gian, nhưng những tấm giấy khen vẫn còn đó, nhưng nỗi buồn còn mãi.
Nhận lại con trai sau 16 năm, bố mẹ anh không khỏi sốc.
Điều khiến chúng ta trăn trở chỉ là cách đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người đều phải đối mặt với những nỗi đau khác nhau, nhưng không có khó khăn nào là không thể vượt qua. Chỉ khi dũng cảm đối mặt với nghịch cảnh, ta mới có thể nhìn thấy vẻ đẹp của tương lai.
Thanh niên 24 tuổ.i bỗng dưng được cha thông báo gia đình mình là tỷ phú, bao năm qua chỉ giấu giàu để con không ỷ lại Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng trai mới biết mình là người thừa kế của đế chế ngàn tỷ. Zhang Zilong (24 tuổ.i), người thừa kế của thương hiệu đồ ăn vặt Hồ Nam Mala Prince, đã chia sẻ với Jiupai News về câu chuyện "giấu kín" thân phận tỷ phú của mình. Anh cho biết mình hoàn toàn không hay biết...