‘Thần đồng’ 16 tháng tuổi đọc 4 thứ tiếng nhờ cách dạy của mẹ 8X
Mới có 16 tháng tuổi, bé Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi đã đọc sõi sàng 4 thứ tiếng, nhận biết trên 50 cờ các quốc gia, biết làm toán, thông thạo các số đếm trong phạm vi 100
Bé Tuệ Nhi đang đọc những từ in sẵn trên giấy.
Choáng với khả năng siêu phàm
Hiện bé Tuệ Nhi đang sống cùng ba mẹ trong 1 ngôi nhà nhỏ xinh xắn và chúng tôi cũng không mất nhiều thời gian hỏi đường để gặp được vị “ thần đồng” này.
Chúng tôi thực sự ấn tượng trước khi bước vào phòng khách của gia đình anh Nguyễn Ngọc Toàn (SN 1984), chị Nguyễn Phương Thảo, hai anh chị cùng tuổi và là ba mẹ của bé Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi (ở Trại Lẻ, Kênh Dương, Lê Chân, TP.Hải Phong). Trên chiếc bàn nhỏ cạnh tường có rất nhiều cuốn sách thiếu nhi, từ điển con vật, truyện cổ tích. Còn trên chiếc tủ , chị Thảo đựng những “vật dựng” phục vụ cho việc dạy bé Nhi như: hộp đựng hạt bưởi, hộp đựng hạt mít, viên sỏi, hộp chữ số và cả những thẻ chữ tiếng Anh, Trung, Nhật… Bé Nhi có khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo, xinh xắn và “nom” không có vẻ gì “già” như những gì người ta đồn về “trình độ” của em. Thấy tôi cầm cuốn truyện cổ tích trên tay, Nhi mon men đến gần tỏ ý muốn đọc. Em quay sang mẹ làm nũng yêu mẹ và mọi người vỗ tay khích lệ.
Bé Nhi đọc vanh vách những chữ trong cuốn truyện cổ tích Việt Nam mẹ em mới mua về ban chiều. Ngay cả những từ khó đánh vần như: Ngỡ ngàng, mùa màng, khuya khoắt… Nhi cũng đọc được.
Mới 16 tháng tuổi, nhưng bé Nhi đã hoàn toàn chinh phục được chúng tôi khi chứng kiến cháu đọc tiếng Anh màu xanh dương in các chữ :up, close, english, green… bé đọc rất nhanh, tuy giọng hơi nhỏ nhưng phát âm tròn và rất chuẩn. Vừa đọc xong tiếng Anh, chi Thảo đưa cho con những thẻ chữ tiếng Trung và tiếng Nhật chị đã từng dạy bé. Sau những lời nựng yêu của mẹ và sự tán thưởng của mọi người. Nhi đọc rất to các số đếm bằng tiếng Trung, Nhật một cách thích thú. 3 thứ tiếng ngoại ngữ này, Nhi đang học theo cách dạy của mẹ nhưng bé Nhi không hề thụ động đọc theo các thẻ chữ mà mẹ đã xếp sẵn. Đọc xong các số đếm bằng tiếng Nhật, Nhi với tay tìm các từ tiếng Anh em yêu thích đọc đi đọc lại và biểu cảm bằng hành động thực tế rất giỏi. Chẳng hạn, khi em đọc đến từ “nose” bé nhăn mũi hay từ “eyebrow” em nhớn lông mày.
Không chỉ có khả năng tư duy ngôn ngữ phát triển rất sớm, bé Nhi còn nhận biết được quốc kỳ của trên 50 quốc gia khác. Với Nhi, các số đếm trong phạm vi 100 em đọc làu làu.
“Thần đồng” do cách giáo dục
Chi Thảo tiết lộ với chúng tôi: “Ngày nào cháu cũng cùng mẹ đi dạo hai tiếng ở công viên, bờ hồ hoặc đi hiệu sách cô ạ”. Chi Thảo rất niềm nở kể về những ngày tháng không thể quên khi chị kiên trì giáo dục con theo cách của chị đã say mê tìm hiểu, nghiên cứu.
Chị Thảo cho hay: “Chị bắt đầu dạy cháu từ ba tháng tuổi. Tuệ Nhi biết nhận dạng các thẻ chữ, số từ tháng thứ 7. Nói rồi, chị Thảo mở cho tôi xem những clip hình ảnh chị ghi lại. Lúc ấy, Nhi ngồi chưa vững, em được mẹ cho vào xe tập đi và đưa các phên chữ viết sẵn trên giẩy khổ A4 ra trước mặt. Mẹ hỏi chữ nào em giơ tay với đúng chữ đó. Mọi người trong gia đìh chồng chị Thảo chưa tin vào cách giáo dục con của chị, cho rằng việc nhận thức của Nhi còn phần ngẫu nhiên đúng. Nhưng bằng linh cảm của người mẹ, chị Thảo tin cháu đã biết và hiểu hết những lời chị nói. Đến tháng thứ 9, chị để những con chữ, số ở cách em 3 – 4m, yêu cầu bé nhặt cho mẹ chữ nào em tìm bằng được và nhặt đúng chữ đó. Tháng thứ 11, chị Thảo ngạc nhiên khi thấy con biết đọc sõi những từ mẹ dạy mặc dù phát âm còn hạn chế do chưa nói sõi. Tháng 13, chị Thảo hoàn toàn thuyết phục được gia đình bên chồng bởi khả năng “thiên tài” của con gái. Bé không chỉ đọc những chữ mẹ dạy từ trước mà với tiếng Việt, hễ nhìn thấy chữ nào em đọc ngay được chữ đó. Một điều khác biệt là bé không đánh vần như cách anh chị lớp 1 đang học mà Tuệ Nhi đọc trơn từng chữ, bất kể từ đó khó hay dễ.
Video đang HOT
Bé Tuệ Nhi thông minh và phát triển hơn những đứa trẻ khác nhờ được giáo dục theo phương pháp “thai giáo”.
Chi Thảo bật mí, cháu đọc được tiếng Việt thành thạo như vậy nhưng hiện chị chưa dạy cháu bảng chữ cái, nên bây giờ chỉ từng chữ cái Nhi không đọc được. Lý do chị không dạy con bảng chữ cái vì cho rằng chương trình giáo dục còn cải cách, đến lúc Nhi đi học có lẽ cách đánh vần, phát âm các chữ cái khác đi nên chị không dám dạy con.
Không chỉ dạy con học chữ, số và những kiến thức trong sách vở, chị Thảo rất chú trọng đến cách giáo dục đa giác quan. Chị cho bé tiếp xúc với những trò chơi dân gian, những con vật nuôi, con thú một cách tự nhiên. Hai vợ chồng chị cùng ở Vĩnh Bảo, nên mỗi lần về quê chị lại cho con đi ngắm cánh đồng, chỉ cho con bờ đê, con sông thậm chí cho bé cưỡi bê, bò. Bé Nhi còn được mẹ thường xuyên cho đi chợ Hàng vào những ngày chủ nhật rảnh rỗi. Đi nhiều,học được nhiều và Nhi chưa bao giờ chán hay đòi về giữa chừng. Em rất thích thú. Sau mỗi ngày dã ngoại, Nhi lại có những cảm nhận rất thú vị về thế giới quanh mình.
“Tôi không quan tâm đến con đường mà quan tâm đến cái đích đạt tới. Các nước phát triển trên thế giới đều có những thiên tài và mỗi nơi có một cách giáo dục con khác nhau. Với tôi, việc tìm hiểu tài liệu khoa học để dạy con là rất quan trọng nhưng tôi cảm nhận được sự tiếp thu của con mà vận dụng một cách linh hoạt”, chị Thảo chia sẻ.
Quá trình tìm tòi phương pháp dạy con, chị Thảo đã đọc được cuốn sách có tên “Em phải đến Harvard học kinh tế” của tác giả Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ. Qua nghiên cứu, chị học được rất nhiều kinh nghiệm giáo dục con của bà Vệ Hoa. Bên cạnh đó chị Thảo còn tìm hiểu thêm một số phương pháp giáo dục con của các nước phát triển như Mĩ, Thụy Điển… chắt lọc, tổng hợp từ nhiều kênh thông tin nên chị đã định hướng về cách giáo dục con ngay từ khi mang bầu bé Nhi bằng phương pháp thai giáo. Do chồng công tác xa nhà nên thời gian mang bầu phần lớn là một mình chị tương tác với bé. Hàng ngày, chị cho bé nghe nhạc cổ truyền, nghe kể chuyện… Có khi chi vỗ nhẹ tay vào bụng theo bản nhạc, đưa vào sự tương tác lại của con mà chị Thảo có cách truyền đạt tiếp theo.
Cách giáo dục con của chị Thảo làm nhiều người “choáng”, bởi với người lớn việc học 4 thứ tiếng và các kiến thức tổng hợp từ nhiều kênh khác nhau như vậy thì thật không thể “dung nạp”. Nhưng chị Thảo có quan điểm khác: “Tôi không ép con học, mà cháu vừa học vừa chơi. Một ngày cháu chỉ học 15 phút. Còn lại cháu chơi cùng bà, cùng mẹ. Bà hay dạy cháu các trò chơi dân gian, đánh chắt, đánh chuyền… tôi kết hợp cho cháu đi dạo cũng là để cháu được chơi từ đó cháu học được rất nhiều mà không bị gò ép”.
Chị Thảo tự tin khẳng định: về khiếu bẩm sinh cháu thừa hưởng những gen di truyền của bố, mẹ nhưng cách giáo dục con là vấn đề tiên quyết và quan trọng để phân biệt đứa trẻ này với đứa trẻ khác.
Theo Xã Hội
"Thần đồng" biết đọc vanh vách, biết tính từ 18 tháng tuổi giờ ra sao?
Những ngày đầu tháng 10, Phan Đăng Nhật Minh từ Quảng Trị vừa trở lại Hà Nội cùng ba mẹ.
Theo kế hoạch, Minh sẽ có buổi đấu toán với các học sinh của trường THPT Lương Thế Vinh. Nhưng do trọng tài là thầy Văn Như Cương bị ốm nên kế hoạch gác lại.
Biết Minh có khả năng giải toán siêu nhanh, ông Trần Phương, thầy giáo chuyên săn các học trò có năng khiếu toán học đã tìm gặp với ý định mời Minh tham gia một số chương trình rèn luyện học sinh tài năng của mình.
Trong quá trình tham gia trò chơi truyền hình Chinh phục dành cho học sinh bậc THCS, Minh đã gây ấn tượng với khán giả bằng cách suy luận nhanh và tốc độ bấm nút siêu tốc, trả lời các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau. Danh hiệu quán quân năm đầu tiên của chương trình này là một dấu mốc bổ sung vào bộ sưu tập nhiều lần thắng cuộc của Minh trong các kỳ thi về kiến thức từ trước tới nay.
Phan Đăng Nhật Minh, 14 tuổi.
Chia sẻ niềm vui về cậu con trai, chị Nguyễn Thị Gái, giáo viên trường tiểu học Hải Thọ (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) cho biết: Hồi còn bé, Minh đã thể hiện khả năng đặc biệt.
Đó là lúc 18 tháng, khi nhìn lên ti vi, Minh cứ đọc vanh vách các dòng chữ. Khả năng "tự dưng biết đọc" này tiếp tục được khẳng định khi bố mẹ bế con đi quanh làng, cứ trông thấy các dòng chữ ở bờ tường, biển hiệu là Minh cất tiếng. Tìm vài cuốn sách đưa cho con, cậu bé tiếp tục làm gia đình kinh ngạc.
Lớn thêm một chút, ở độ tuổi mầm non, Minh phát lộ trí nhớ hơn người so với bạn bè. Đó là khả năng ghi nhớ và làm toán, chị Gái kể lại. Minh có khả năng ghi nhớ số điện thoại của người mới, nếu nói với cậu một vài lần và sau này gặp lại, cậu sẽ đọc được số của người đó. Còn cứ đố phép tính "cộng, trừ, nhân, chia" là Minh giải được ngay.
Dân làng gọi Minh là "thần đồng", tin tức truyền miệng khiến nhiều người tò mò đến xem. Chương trình Chuyện lạ Việt Nam của Đài Truyền hình Việt Nam cũng ngỏ ý tới quay.
"Nhưng gia đình lo ngại cháu phát triển không bình thường, hoặc thay đổi tâm tính nên xác định hạn chế tiết lộ thông tin về con. Khi Nhật Minh đi học tiểu học, bố mẹ cũng nhờ thầy cô quan sát và uốn nắn để Minh không thấy mình khác biệt" - chị Gái cho biết.
Nhật Minh và mẹ trong buổi giao lưu với học sinh trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) sáng 11.10.
Nhật Minh chia sẻ sự đam mê làm toán của cậu bắt đầu từ việc đọc các bài tính trong cuốn sổ của ông nội. Ông nội là thầy giáo làng, trước năm 1975 đi dạy thuê cho các trường tư; sau đó thì tiếp tục dạy học ở các trường nhà nước. Bố Minh không tiếp tục nghiệp giáo của ông, mà làm ở trong ngành điện lực ở huyện, nhưng tinh thần hiếu học của gia đình thì vẫn được vun đắp.
Mong thầy cô thay đổi cách dạy, cách tư duy
Điều khiến vợ chồng anh Cẩm, chị Gái an tâm nhất là Minh có ý thức tự giác cao. Cậu luôn sắp xếp thời gian biểu khoa học và nghiêm túc thực hiện. Dù ở lớp hay ở nhà, mỗi lần ngồi vào bàn học, Minh rất tập trung. Năm nào, cậu cũng nhận danh hiệu học sinh giỏi với điểm tổng kết dẫn đầu lớp. Giải thưởng cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp môn Toán, Tin, Anh văn... ít khi lọt khỏi tay Minh.
Thông thường, mỗi ngày, Minh dành khoảng 2 tiếng đồng hồ để học bài tại nhà. Cậu giải thích: "Em luôn tập trung học, nắm vững kiến thức ngay ở lớp. Khi về nhà, em chỉ ôn luyện và học bài mới".
Thời gian còn lại, Minh dành đọc sách, đặc biệt là sách của các bậc học cao của môn Toán, môn học ưa thích. Minh có thói quen đọc ngắt quãng, dừng lại ở các đoạn, ý quan trọng để ngẫm nghĩ, suy luận.
Khá kiệm lời và ít cười, nhiều khi rụt rè và không thật sự giỏi giao tiếp với bạn bè, cậu học trò kính cận người cao gầy tự nhận mình là ông cụ non. Minh không tham gia chơi thể thao vì cậu thấy đó không phải là sở thích của mình.
2013 là một năm đặc biệt của Minh khi nhà trường và gia đình quyết định để cậu tham gia một sân chơi bên ngoài nhà trường, ra khỏi mảnh đất Hải Lăng nắng gió. Đó là vào Đà Nẵng, ra Hà Nội tham gia trò chơi Chinh phục - một chương trình được ví là "Olympia của học sinh cấp 2.
Sau gần 1 năm giành ngôi vị quán quân, về lại Hà Nội, gặp những người lạ, Minh vẫn chưa hết vẻ bên ngoài ít nói; nhưng bên trong cậu học trò lớp 9 này đang hình thành những đổi thay.
"Em có thêm các mối quan hệ xã hội khác, và bổ sung được nhiều kiến thức, đặc biệt về văn học" - cậu bé thích môn toán và hóa chia sẻ.
Trên Facebook, Minh để biệt danh của mình là "Cậu bé siêu lạnh" (Super Cold Boy). "Em còn ít nói và chưa trút bỏ được vỏ bọc của mình, nhưng sẽ cố gắng để thay đổi dần dần" - Minh tự bắt mạch điểm yếu của bản thân.
Khi được hỏi mong mỏi điều gì ở nhà trường, Minh sôi nổi hẳn lên. Cậu nói điều mình mong nhất là các thầy cô hãy thay đổi cách tư duy, cách dạy gò bó. Dạy làm sao để không kìm hãm tư duy học trò, giúp các em phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và trang bị kỹ năng tự học cho học sinh.
"Thầy cô biết cách dạy thực sự là người phải biết truyền cảm hứng cho học trò".
Minh cũng nói rằng, trong giáo dục, cần thay đổi tư duy về học sinh, đừng để học sinh phụ thuộc vào thầy cô, mà hãy để các em tự phát triển mỗi khả năng riêng có của mình.
Kế hoạch của cậu học sinh lớp 9 ở trường làng Quảng Trị này là sẽ thi vào chuyên Toán của trường Quốc học Huế, theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu toán học, nhằm tìm ra những điều mới mẻ của môn học mang rất nhiều vẻ đẹp này.
Minh nói cậu thích nhà khoa học Isaac Newton vì kiến thức sâu rộng và phổ quát của ông, nhưng thần tượng thì không. "Em không muốn trở thành ai cả, mà muốn trở thành chính mình".
Theo Dân Việt
Vì sao nên gọi "Thần Đồng" thay cho "trống đồng"? Sau khi đăng bài "Hoa văn bí ẩn trên trống đồng", nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn đã có bài viết kiến giải thêm về vấn đề này. Sau khi đăng bài "Hoa văn bí ẩn trên trống đồng", nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn đã có bài viết kiến giải thêm về vấn đề này. Theo ông, từ tên gọi...