Thận đang dần suy yếu nếu chân của bạn gặp phải những vấn đề sau
Quan sát kỹ đến 3 dấu hiệu bất thường ở bàn chân dưới đây cũng có thể giúp bạn biết được cơ quan thận của mình đang gặp vấn đề hay không.
Thận được biết tới là cơ quan chịu trách nhiệm lọc bỏ chất thải dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, nếu thận bị tổn thương thì nó sẽ không thể thực hiện được chức năng chính của mình. Hậu quả là các chất độc hại cùng với nước sẽ bị tích tụ lại, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường.
Dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết được cơ quan thận của mình đang gặp vấn đề hay không thông qua một vài triệu chứng bất thường ở bàn chân sau đây.
Móng chân trắng bệch
Nếu thận bị tổn thương, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến hậu quả là bàn chân và phần móng không nhận được đủ lượng máu cần thiết. Lúc này, móng chân của bạn sẽ có màu trắng bệch, nhợt nhạt. Đặc biệt, khi thấy cả móng tay lẫn móng chân của mình có hiện tượng mọc lệch hoặc giòn mỏng hơn so với ngày trước thì nên chủ động đi khám ngay vì khả năng cao là thận đang bị hư tổn nặng.
Thay đổi hình bán nguyệt trên móng chân
Hình bán nguyệt trên móng chân của bạn cũng có thể phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu thấy hình bán nguyệt trên móng chân đột ngột bị thu hẹp, đổi màu và không còn hồng hào thì đừng chủ quan bỏ qua. Về lâu dài, khi nó chuyển sang màu đen hoặc bị bợt màu thì có thể là do thận của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng, cần chủ động đi khám để khắc phục ngay.
Video đang HOT
Cơ quan thận vốn chịu trách nhiệm giải độc cho cơ thể nên khi nó bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng sưng phù, tích nước ở chân. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới các hoạt động trong ngày, nhất là khi bạn đi lại, vận động chân tay. Nghiêm trọng hơn, khi dấu hiệu sưng phù còn kèm theo cảm giác đau nhức chân thì đừng chần chừ nữa mà cần trực tiếp đi khám ngay để phòng ngừa những hậu quả không mong muốn ở vùng thận.
*Một vài thói quen giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thận:
- Hạn chế tiêu thụ muối: Việc tiêu thụ quá nhiều muối hàng ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và gây hại tới chức năng làm việc của cơ quan thận.
- Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể có đủ chất lỏng đào thải độc tố ra ngoài.
- Không hút thuốc lá.
- Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi mà không hỏi qua ý kiến từ người có chuyên môn (đặc biệt là thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu).
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng dư thừa cholesterol gây hại thận.
Source (Nguồn): Sina
Con trai gầy gò ốm yếu, học hành không tập trung, mẹ đưa đến bệnh viện thì phát hiện "thủ phạm" hiện diện trong cơ thể từ lâu
Câu chuyện của bé Hạo là lời cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh không nên thờ ơ với giấc ngủ của con. Ngay khi bé có những dấu hiệu bất thường như gầy gò, ốm yếu thì phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác để điều trị càng sớm càng tốt.
Gần đây, một người mẹ họ Lưu, sống ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đã tìm gặp bác sĩ để nhờ kiểm tra tình hình của con trai là bé Hạo Hạo (tên đã được thay đổi). Được biết, bé Hạo năm nay 9 tuổi nhưng lại có chiều cao thấp hẳn so với bạn cùng trang lứa. Bên cạnh đó, trong lớp bé Hạo tiếp thu bài chậm hơn, kéo theo thành tích không được khả quan. Nhận thấy tình hình không ổn, cô Lưu quyết định đưa con đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Chia sẻ với bác sĩ, cô Lưu cho biết hiện tại bé Hạo đang học lớp 3, chiều cao chỉ khoảng gần 1,2m, thấp hơn nhiều so với bạn bè cùng tuổi. Không những thế, trọng lượng cơ thể của Hạo cũng gầy gò, ốm yếu. Cô Lưu nói thêm, lúc còn học mẫu giáo bé Hạo hay cáu gắt, tính khí cũng thất thường. Sau khi học tiểu học, thành tích học tập của Hạo khá tệ, điểm số luôn ở mức trung bình hoặc thấp hơn. Cô Lưu hỏi những chuyên gia sức khỏe để bồi bổ thức ăn cho con nhưng hoàn toàn vô ích.
Giáo sư Trần Hùng đang kiểm tra cho Hạo Hạo.
Cách đây nửa năm, cô Lưu phát hiện con trai bị amidan nặng, nên đã đưa cậu bé đến bệnh viện Trung Nam để điều trị. Tại đây, bác sĩ phát hiện rằng từ lúc 2 tuổi bé Hạo đã bắt đầu ngáy ngủ, hả miệng lớn khi thở, những biểu hiện này cô Lưu biết nhưng không lưu tâm, chỉ nghĩ rằng đó là những thói quen ngủ bình thường ở trẻ.
Sau khi nội soi tai mũi họng, bác sĩ phát hiện amidan gần như chặn đường thở của trẻ. Bác sĩ nghi ngờ Hạo Hạo bị rối loạn thở trong khi ngủ. Để giải quyết vấn đề, bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan. Sau 6 tháng phẫu thuật, cô Lưu nhận thấy giấc ngủ của con dần ổn định hơn, sự thèm ăn cũng dần cải thiện, chiều cao sau này đo lại đã tăng hơn 6cm so với trước đây. Sau tất cả là Hạo Hạo tập trung vào học hành hơn, điểm số cũng được cải thiện tích cực.
Giáo sư Trần Hùng, giám đốc khoa phẫu thuật Tai Mũi Họng bệnh viện Trung Nam đại học Vũ Hán cho biết, chứng rối loạn thở khi ngủ thường xảy ra ở những trẻ có vấn đề về hô hấp. Trong y học, rối loạn thở khi ngủ (SDB) là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng thở khó trong suốt thời gian ngủ.
Khi hơi thở của trẻ bị gián đoạn trong lúc ngủ, cơ thể của trẻ sẽ cảm nhận điều này như một hiện tượng nghẹt thở với nhịp tim chậm, huyết áp tăng, não bị kích thích và giấc ngủ bị gián đoạn, nồng độ oxy trong máu cũng có thể giảm nhiều. Trong trường hợp của bé Hạo là do bé bị amidan nặng gây ra hẹp đường thở, dẫn đến thiếu oxy trong khi ngủ, từ đó oxy không cung cấp đủ cho não sẽ ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng. Lúc này, chiều cao không những gặp vấn đề mà trí thông minh cũng bị hạn chế.
Giáo sư Trần cho biết, nếu nhận thấy trẻ nhỏ không hiếu động, kém tập trung hoặc hoạt động kém thì phải kiểm tra xem lúc ngủ trẻ có ngáy hay không, liệu giấc ngủ có tốt không? Trên thực tế, việc ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé phát triển toàn diện. Nếu phụ huynh nào có con trẻ gặp tình trạng giống bé Hạo thì hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để kiểm tra kỹ càng.
Nguồn: QQ
4 điều bà bầu cần nhớ nơi công sở Nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, hạn chế tiếp xúc với máy tính và dành thời gian thư giãn cho bản thân. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, phụ nữ mang thai làm việc ở công sở ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy vi tính...