“Thần Bài” về Việt Nam, bộn tiền hay thất bại thảm hại?
Tươi sáng, hứa hẹn nhưng không kém phần thách thức.
Thể loại game đánh bài ma thuật không còn quá xa lạ với game thủ Việt Nam. Thậm chí, đây có thể coi một trong những thể loại game gần gũi nhất với game thủ Việt.
Nói qua một chút về bài “ma thuật”. Trò chơi này làm quen với game thủ Việt thông qua bộ truyện “Vua trò chơi” cực kỳ nổi tiếng tại Việt Nam. Cách chơi rất đơn giản. Có rất nhiều quân bài với nhiều thuộc tính khác nhau nhưng chúng chia làm 2 loại chính: quái vật và phép thuật (trong phép thuật lại chia ra Spell Card và Trap card). Quân bài quái vật có 2 điểm công thủ. Khi chiến đấu, đây là yếu tố quyết định thắng bại của quân bài. Các quân bài phép thuật sẽ hỗ trợ các quân bài quái vật.
“ Thần Bài” và các MMO đồng dạng với nó liệu có thành công tại VN?
Mới đây, xGo vừa xác nhận họ sắp phát hành một MMO với gameplay như trên, hứa hẹn mở đầu cho làn sóng game “Thần Bài” du nhập Việt Nam. Vậy liệu thể loại này có thể thành công không?
Cộng đồng
Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của bất cứ một game online nào chính là yếu tố cộng đồng. Cho dù game có hay như thế nào đi nữa, NPH có “khủng” như thế nào đi nữa mà cộng đồng không có thì game online đó cũng không thể sống lâu được.
Và tin vui là yếu tố cộng đồng dường như là một điểm mạnh của tựa game này. Game thủ game online Việt đã chờ đợi quá lâu để được chơi “bài ma thuật online”. Đây là một trong những nội dung mà họ mong muốn chơi từ lâu.
Phong trào chơi bài ma thuật rất phổ biến ở Việt Nam.
Rõ ràng, việc bộ truyện Vua trò chơi được coi là một trong những bộ truyện phổ biến và được yêu thích nhất Việt Nam sẽ làm điểm khởi đầu quá thuận lợi cho tựa game này. Gần như chắc chắn tất cả những người yêu thích phiên bản manga chí ít sẽ “thử qua” xem “mùi vị” nó ra sao. Và chính cộng đồng này cũng là một công cụ marketing quá hiệu quả cho game.
Ngoài ra, phải biết thêm rằng cộng đồng đánh bài ma thuật tại Việt Nam là không hề nhỏ và hoạt động tương đối sôi động. Mới chủ nhật tuần trước, đã có một giải đấu tương đối sôi nổi của những người chơi bài magic ở Hà Nội đã diễn ra. Nếu như NPH biết tận dụng lợi thế này, game sẽ có quá trình ra mắt game thủ rất thuận lợi và đây là một lợi thế lớn.
Gameplay và đồ họa
Video đang HOT
Trước hết phải nói rằng đồ họa chắc chắn không phải là yếu tố quá quan trọng đối với game thuộc thể loại này. Thực ra, game đánh bài chỉ cần dễ nhìn một chút, phong phú về số lượng và không quá xấu là chấp nhận được.
Đồ họa không cần quá đẹp, nhưng phải phong phú về chủng loại quân bài.
Về gameplay, như đã nói ở trên, game đánh bài là một thể loại cực kỳ dễ làm quen. Một game thủ bình thường có lẽ chỉ cần nhìn qua và chơi 1 lần là biết chơi. Tuy nhiên, nếu xét đến các khía cạnh như chiến thuật, sự “tương thích” giữa các quân bài… thì đây lại là một thử thách không nhỏ. Thật ra, nếu không có gì quá bất ngờ thì game đánh bài sẽ là một game khá có chiều sâu.
Vậy, đương nhiên, gameplay sẽ là một lợi thế không hề nhỏ của tựa game này.
Thuận lợi nhưng vẫn còn nhiều thách thức
Quá nhiều thuận lợi đến với các MMO kiểu “Thần Bài”, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều thách thức không hề nhỏ. Đây là điều không quá ngạc nhiên, vì với bất kỳ đầu sản phẩm nào cũng có độ rủi ro nhất định.
Thứ nhất, về bản thân game, chưa ai biết được mặt mũi game tròn méo ra sao. Thật sự thì thể loại đánh bài này không yêu cầu kỹ thuật quá cao siêu nhưng bù lại, về vấn đề thiết kế quân bài lại là cả một nghệ thuật. Là game đối kháng, nên yếu tố cần bằng giữa các chiến thuật là điều tối quan trọng trong game.
Cân bằng trong gameplay là yếu tố quan trọng nhất của thể loại này.
Nếu có một chiến thuật “vô đối” thì những trận bài sẽ hết sức nhàm chán và game sẽ đi xuống nhanh. Rõ ràng, chúng ta không hi vọng được chơi “Yugi Oh Online” của Konami nên “bản nhái” lần này chất lượng ra sao sẽ là cả một vấn đề. Hãy thử tưởng tượng các “đại gia” liên tục dùng tiền mua quân bài với sức mạnh khủng khiếp thì ai có thể địch lại?
Mặt khác, cộng đồng chơi bài magic không nhỏ nhưng cực kỳ khó tính. Chắc chắn, gamer sẽ soi mói nhiều khi game về Việt Nam. Đương nhiên, game không thể hay như “bản gốc” nên khả năng bị tẩy chay là hoàn toàn có thể.
Về phía NPH, đây có lẽ là yếu tố đáng lo ngại nhất trong lần ra mắt này của thể loại game đánh bài. Rõ ràng, cái tên xGO còn quá mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm về phát hành game tại thị trường Việt Nam. Phải biết rằng, yếu tố kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng trong một thị trường khốc liệt như thị trường GO.
Là NPH mới, nhiều khó khăn đang chờ đợi xGo.
Thêm nữa, là một game đối kháng, việc tổ chức cộng đồng là cực kỳ khó và cần thiết. Sức sống của game sẽ phụ thuộc nhiều vào sự sôi nổi và lớn của cộng đồng hơn là vào bản thân game. Liệu NPH có đủ tiềm lực tài chính, nhân sự để duy trì các hoạt động cộng đồng, giải đấu một cách thường xuyên không? Câu trả lời còn chưa rõ
Ngoài ra, các yếu tố khác như việc phân phối thẻ game, trung tâm hỗ trợ game thủ, … rõ ràng là NPH mới khó mạnh được ngay. Liệu tiềm lực tài chính của họ có thể đủ để duy trì sự phát triển của game hay không? Liệu cách làm việc điều hành của họ có thành công hay không? Câu trả lời còn quá mù mờ.
Đầy hi vọng, hứa hẹn và nhiều tiềm nhưng là những gì khái quát nhất về tương lai của “Thần Bài”. Tuy nhiên, mọi việc vẫn phụ thuộc nhiều vào xGO và cộng đồng game thủ Việt.
Theo PLXH
2 nghìn tỷ VNĐ đã quá xa với dân cày game Việt
Cột mốc đáng tự hào mà game online đạt được trong năm 2009 khó có khả năng quay lại trong năm 2010.
Năm 2009 có lẽ là năm GO phát triển mạnh nhất trong suốt chặng đường 8 năm của mình tại Việt Nam. Đây là năm số lượng game tăng lên một cách chóng mặt, các hoạt động lớn nhỏ liên tục được diễn ra. Trong năm 2009, game thuần Việt đầu tiên cũng ra đời. Thành công lớn của GO Việt trong năm này được ghi dấu bằng thành tích doanh thu toàn thị trường Việt đạt 109 triệu USD (hơn 2 nghìn tỷ VNĐ, số liệu theo Forbes). Và như thường lệ, tạp chí uy tín này đang sắp tiếp tục công bố số liệu năm 2010 và ngành GO Việt đang đứng trước nguy cơ "mất mốc" 100 triệu USD.
Tất nhiên, với một năm 2009 thành công như vậy, nhiều người kỳ vọng năm 2010 sẽ là một năm trưởng thành vượt bậc của GO Việt. Điều này được thể hiện qua sự kỳ vọng của game thủ, những khẳng định hứa hẹn của nhiều NPH cả lớn lẫn nhỏ về việc sẽ đưa những game mới ra mắt game thủ trong năm 2010, về các dự án "khủng" như Aion... Nhưng rút cục, tất cả đã trải qua một năm "thảm hại" và nguy cơ mất mốc 100 triệu USD là hoàn toàn có thực.
2 nghìn tỷ VNĐ là điều không thể với GO Việt 2010.
GO Việt 2010 - năm thảm hại
GO Việt năm vừa qua vẫn xác lập nhiều kỷ lục nhưng đáng buồn đa số đều là các kỷ lục không lấy gì làm vui vẻ như: số lượng game đóng cửa nhiều nhất, game có "tuổi thọ" thấp nhất... Có lẽ trước năm nay, không ai có thể tưởng tượng mọi chuyện lại bi đát như vậy.
Sự "thảm hại" này đến phần nhiều do giai đoạn "đóng băng" trong hơn 6 tháng cuối năm con hổ và làn sóng "đánh game" mạnh mẽ trước đó. Chỉ trong 6 tháng này, đã có tới 17 game đóng cửa hoặc "tạm thời đóng cửa". Điều đáng nói là trong số các game này, có những game vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Hơn nữa, ngoài các game đã đóng cửa, các game còn tiếp tục được phát hành cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Một số buộc phải cắt bỏ hoặc hạn chế một số nội dung "bạo lực". Điều này đã làm lượng người và doanh thu các game này giảm đi không nhỏ.
Cũng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm này, các hoạt động quảng bá game (bao gồm cả sự kiện outgame) bị ngừng hoàn toàn. Đây là lý do chính mà năm nay các game thủ của VTC Game và cộng đồng eSport không được tiếp tục tranh tài trong giải đấu VEC - giải đấu thường niên vào loại lớn nhất làng TTĐT nước nhà. Ngoài ra, các hoạt động lớn như trong giai đoạn cuối năm 2009 cũng không thể diễn ra.
Rõ ràng, trong hoàn cảnh không được quảng cáo, không được thu hút thêm game thủ bằng mọi cách, các NPH đã trải qua thời gian khó khăn nhất trong thời gian vừa qua.
Thêm các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố riêng xuất phát từ ngành game, những yếu tố ngoại cảnh khác cũng tác động nhiều khiến cho khả năng doanh thu GO Việt đạt được mốc 100 triệu USD là gần như bất khả thi.
Những yếu tố này là những điều mà người ta đang nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm nay: Tỷ giá và lạm phát. Lạm phát, khi mọi thứ đều tăng giá khiến cho gamer phải chi nhiều tiền hơn cho cuộc sống và ít hơn cho giải trí. Đương nhiên, vì thế, doanh thu của GO gặp nhiều khó khăn.
Về tỷ giá, ai cũng biết nguồn thu của các NPH đều là VNĐ trong khi số liệu Forbes thống kê và công bố được tính bằng USD. Trong năm vừa qua, tỷ giá đã tăng rất mạnh. Cụ thể, trong thời gian mà Forbes làm báo cáo năm 2009 (đầu năm 2010) tỷ giá là 18.500VNĐ/1 USD còn hiện nay tỷ giá là vào khoảng 21.500 VNĐ. Điều này có nghĩa là để đạt được mốc 109 triệu USD như năm 2009, GO Việt phải thu về số tiền tăng 15% so với năm ngoái. Đây là điều khó có thể thành hiện thực.
Do bản thân các doanh nghiệp
Đương nhiên yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng quá nhiều và là nhân tố chính tác động khiến cho GO Việt "thảm hại" trong năm vừa qua. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được bản thân các doanh nghiệp cũng không làm tốt "nhiệm vụ" của mình.
Thực chất, năm 2010 các NPH vẫn có tới 6 tháng đầu năm để đưa game mới và có không ít cái tên đã ra mắt trong giai đoạn này (Kiếm Tiên, Tinh Võ, Thần Võ...). Nhưng do công tác phát hành chưa thật sự tốt, không có game nào trong số này giành được những thành công như mong muốn.
Ngoài ra, sự ảm đảm của GO Việt cũng đến một phần từ việc 2 NPH lớn nhất "phân tán sức lực" vào các ngành khác như web, social network,... Điều này khiến cho GO không được tập trung 100% sức lực và đương nhiên không thể có được thành công.
Và kết cục năm đầu tiên tăng trưởng "âm"
Với những yếu tố trên, việc GO đứng trước năm tăng trưởng âm đầu tiên ra mắt là hoàn toàn có thể (trong các năm trước, tốc độ tăng trưởng trung bình luôn cực kỳ cao). Tuy con số chính xác phải chờ khoảng 1, 2 tháng nữa Forbes mới chính thức công bố nhưng ở thời điểm này, ít nhất, chúng ta có thể khẳng định thị trường trò chơi trực tuyến nội địa sẽ mất đi tốc độ tăng trưởng khủng khiếp của mình.
Sau cơn mưa, trời lại sáng, hi vọng năm 2011 sẽ là một năm phát triển vượt bậc của GO Việt.
Game thủ nên làm gì để giải tỏa stress Tâm lý chán nản phát sinh là điều thường hay xảy ra với mỗi dân cày game online. Trong quá trình cày game hàng ngày, chúng ta thường xuyên gặp phải những giây phút chán nản, hụt hẫng. Một phần đó là hậu quả của việc phải liên tục ngồi máy hàng giờ, thực hiện những nhiệm vụ hay hoạt động đã quá...