Than 50 triệu thưởng Tết cũng bay vèo, nhìn bảng chi ai cũng thắc mắc “điều vô lý”
Chuyện sắm Tết ra sao cho đủ mà vẫn tiết kiệm, không phung phí luôn là chủ đề được nhiều chị em đặc biệt quan tâm trong dịp cuối năm. Điều này được thể hiện rõ qua những bình luận sôi nổi bên dưới bài viết.
Những ngày cuối năm có lẽ là lúc ai cũng bận rộn ngược xuôi với đủ thứ việc cơ quan, việc cửa nhà. Trong niềm hân hoan đón chờ năm mới với những điều tốt đẹp thì sắm Tết lại là điều khiến nhiều chị em không khỏi đau đầu. Cả năm mới có vài ngày Tết, sắm sửa không tươm tất thì không đành lòng, mà mua nhiều lại sợ thừa mứa, tốn kém.
Hai vợ chồng chị Hường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) may mắn công việc không bị ảnh hưởng nhiều trong năm qua nên tổng số tiền thưởng Tết cũng được 50 triệu. Là năm đầu tiên hai vợ chồng ra ở riêng nên chị muốn sắm Tết tươm tất hơn song không ngờ mới chỉ liệt kê sơ sơ đã thấy khoản thưởng Tết kia “bốc hơi” trong phút chốc.
“Các mẹ có cao kiến gì chuyện sắm Tết tư vấn cho em với ạ.
Chuyện là, năm nay là năm đầu vợ chồng con cái em ra ở riêng, mấy năm trước đều là ở cùng ông bà nội. May mắn công việc không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch nên hai vợ chồng cũng được gọi là cái Tết ấm.
Vợ chồng em bảo nhau, định sắm Tết tươm tươm chút đánh dấu sự kiện ra riêng, ai ngờ mới ghi sơ sơ thôi đã thấy 50 triệu thưởng Tết “bốc hơi” đâu hết. Trước đây bọn em ở cùng bố mẹ chồng nên mọi việc sắm Tết ông bà đều lo cả. Năm nay ghi ra mà hoang mang quá chị em ơi. Các cao nhân cho em xin ý kiến đóng góp với!”.
Đăng kèm những dòng chia sẻ của chị Thu là bảng sắm Tết dự trù:
“Biếu Tết ông bà nội: 15 triệu
Biếu Tết ông bà ngoại: 5 triệu
Video đang HOT
Tiền mua thực phẩm (thực phẩm, bánh kẹo trong 7 ngày nghỉ): 10 triệu
Tiền mừng tuổi: 8 triệu
Tiền hoa trưng Tết, mâm ngũ quả, vàng mã: 2,5 triệu
Quà biếu (sếp, quê quán 2 bên): 5 triệu
Quần áo (2 vợ chồng mỗi người 1 bộ, con 2 bộ, 3 cháu ruột mỗi cháu 1 bộ): 4 triệu
Tổng cộng: 49,5 triệu đồng.”
Chuyện sắm Tết ra sao cho đủ mà vẫn tiết kiệm, không phung phí luôn là chủ đề được nhiều chị em đặc biệt quan tâm trong dịp cuối năm. Điều này được thể hiện rõ qua những bình luận sôi nổi bên dưới bài viết.
“Mình cũng từng trải qua cảm giác bỡ ngỡ khi năm đầu ăn Tết ở nhà riêng. Đúng là tốn kém cực kỳ, có cầm tiền đi sắm từ ít vàng mã cho đến xách vài triệu thức ăn mới biết để xong xuôi cũng bở hơi tai rồi.”
“Trời! Sắm Tết chi những 50 triệu, bằng cả nửa năm thu nhập của tui rồi. Không biết hai vợ chồng mẹ nó làm ngành gì mà Tết vẫn “ấm” thế!”.
“Có bao nhiêu thì sắm bấy nhiêu thôi em. Thưởng 10 triệu thì sắm theo kiểu 10 triệu, 50 triệu thì theo kiểu 50 triệu. Quan trọng là phù hợp với điều kiện của mình”.
Bên cạnh những bình luận chia sẻ quan điểm về sắm Tết, nhiều chị em không khỏi thắc mắc với “khoản vô lý” xuất hiện trong bảng chi này. Đó là việc vợ chồng chị Hường dự định biếu Tết ông bà nội 15 triệu nhưng lại biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu.
“Sao không phải là bằng nhau mà lại chênh lệch nhiều thế kia? Nhà mình thì thống nhất với nhau từ hồi chưa cưới luôn, là hai bên nội ngoại phải công bằng, biếu nội bao nhiêu thì biếu ngoại bấy nhiêu”.
“Mình nghĩ các chị em cứ bình tĩnh, biết đâu nhà ngoại điều kiện kinh tế có hơn hoặc là trước vợ chồng bạn ấy nhờ ông bà nội nhiều hơn nên giờ có chút quà muốn biếu thì sao, hay đơn giản là vì chồng kiếm được nhiều nên biếu bố mẹ chồng nhiều”.
“Không nhất thiết phải chia đôi nội ngoại bằng nhau đâu. Nhiều khi mọi người rạch ròi quá nên vợ chồng thành ra cãi nhau. Theo mình tùy vợ chồng bàn bạc, sao cho hai bên thấy thoải mái là được. Mình ở ngoài sao biết chuyện trong nhà như nào mà tranh luận”.
Không có con số cụ thể nào hay cách phân chia nào là phù hợp cho tất cả các gia đình trong việc biếu Tết nội ngoại. Các cặp vợ chồng cần tùy vào hình kinh tế gia đình, hoàn cảnh của hai bên mà đi đến thống nhất sao cho khéo léo. Biếu Tết cha mẹ hay ai khác, quan trọng nhất là để người nhận quà cảm nhận được tấm lòng của mình, đó mới là đáng quý, không phải ở số tiền ít hay nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng bình luận góp ý với vợ chồng chị Thu về cân nhắc việc tặng quà Tết cũng như số tiền mua sắm thực phẩm, bánh kẹo trong những ngày này. Với quà Tết, có rất nhiều món quà ý nghĩa, trang trọng mà vẫn phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với thực phẩm, bánh kẹo Tết, không nên mua sắm quá nhiều vì khả năng thừa là rất cao, gây lãng phí.
Cho vợ 20 triệu sắm Tết nhưng chưa mua được gì em đã kêu hết tiền, tôi bực mình kiểm tra lịch sử giao dịch của vợ thì ngoan ngoãn đưa nốt 10 triệu
Sững sờ với lịch sử giao dịch của vợ, tôi không ngờ cô ấy lại làm chuyện này. Vừa bực vừa tức nhưng tôi vẫn phải nộp nốt 10 triệu quỹ đen cho vợ vì...
Năm nào cũng vậy, cứ sang tháng Chạp là tôi phải "nộp thuế" cho vợ 20 triệu để cô ấy sắm Tết. Tôi là con trưởng nên phải sắm nhiều thứ, tốn kém, chưa kể quà Tết cho bố mẹ 2 bên, cho sếp... Đủ các loại tiền, khoản chi gõ đầu khiến tôi phải suy nghĩ nhiều, Tết chi thì nhiều chứ chẳng thu về được đồng nào.
Vợ tôi không bắt tôi nộp lương hàng tháng, nhưng cứ có khoản gì cần chi từ 10 triệu trở lên cô ấy lại gọi tôi đóng. Nuôi con cái, chi tiêu vợ cũng để một tài khoản riêng, mỗi tháng 2 vợ chồng sẽ bỏ vào đó 5 triệu, số còn lại là quỹ của từng người. Vợ thoải mái nhưng nhiều khi tôi cũng nhẵn túi vì những khoản to, chi chính đáng vợ liệt kê ra. Tiết kiệm cả năm, có chút tiền thì đóng hết cho vợ chi tiêu, sắm sửa Tết hết rồi.
Đầu tháng Chạp vừa rồi cũng vậy, tôi phải đưa vợ 20 triệu tiêu Tết. Năm nay tôi chuyển hướng sang chạy xe taxi công nghệ nên kinh tế cũng ổn, lại có chút tiền để ra không cho vợ biết. Kinh nghiệm 17 năm kết hôn của tôi là đàn ông phải có quỹ đen, chứ đưa hết tiền cho vợ rồi ngửa tay ra xin nhục lắm. Vả lại mấy bà vợ kiểu gì chẳng có quỹ đen, mình cũng phải phòng thân chứ.
Mới đưa 20 triệu cho vợ từ hôm mùng 3, vậy mà ngày 9 em đã kêu hết tiền dù nhà vẫn chưa thấy vợ mua sắm được tý đồ nào. Không hiểu cô ấy "đốt tiền" vào việc gì mà hết nhanh thế, tôi hỏi thì vợ bảo trả nợ vặt nên hết. Nghi ngờ vợ nói dối, tôi âm thầm điều tra xem thế nào. 20 triệu chứ có ít đâu mà vợ bảo tiêu vèo cái hết, trả nợ gì cơ chứ? Mà tiền đó đâu phải để trả nợ.
Đợi vợ ngủ say, tôi lén lấy vân tay của vợ mở điện thoại rồi mở cả tài khoản ngân hàng online của cô ấy ra. Vào kiểm tra giao dịch, tôi sững sờ khi vợ chuyển hết 20 triệu cho số tài khoản lạ. Mở xem chi tiết thông tin tên người nhận, là tên đàn ông. Nghi ngờ vợ cặp bồ, mang tiền của tôi cho trai tôi bực mình muốn lôi vợ dậy tra khảo nhưng nghĩ kiểu gì cô ấy chẳng chối cãi. Nghĩ vậy tôi kiểm tra điện thoại của cô ấy, ở phần ghi chú có tên người đàn ông này kèm theo số điện thoại, nghĩ 1 lúc tôi tặc lưỡi cứ lưu lại rồi tính tiếp.
Ngày hôm sau, tôi gọi điện tới số đó và giả là shipper, giao cho anh ta bộ ấm chén bên ngân hàng tri ân rồi xin địa chỉ nhà giao tới, ai ngờ anh ta cho ngay. Tìm tới nhà người đàn ông đó, tôi hơi ngờ ngợ vì căn nhà này khá quen thuộc với tôi. Cậu thanh niên trẻ tầm 20 tuổi ra nhận đồ khiến tôi sốc. Thằng bé này không ai khác là Tùng - đứa con riêng của tôi và tình cũ. Bao năm nay tôi không nhận nó, không quan tâm và coi nó như người dưng vì sợ vợ ghen. Tại sao nó lại nhận tiền từ vợ tôi?
Nhận ra tôi, Tùng mời tôi vào nhà nói chuyện, nó kể 5 hôm nữa sẽ lấy vợ nhưng không dám mời tôi vì tôi không thừa nhận nó. Mới đây, biết tin Tùng lấy vợ, vợ tôi đã chuyển khoản 20 triệu mừng cưới nó và nói là quà của bố. Tùng kể thêm thi thoảng vợ tôi vẫn đến gặp nó, cho nó chút tiền sinh hoạt.
Chưa bao giờ tôi nghĩ vợ lại làm thế. Cách đây 7 năm, mẹ con Tùng tìm đến gặp tôi đòi nhận bố tôi đã không chấp nhận. Bởi tôi sợ nhận con vợ sẽ không sống được. Cũng vì thế mà từng ấy năm tôi bỏ bê mẹ con tình cũ, không chu cấp cũng chẳng hỏi thăm lấy một câu. Không ngờ vợ lại thay tôi làm tròn nghĩa vụ của một người bố như vậy.
Trở về nhà, tôi hỏi ngay vợ tại sao lại làm thế, cô ấy chỉ mỉm cười bảo: "Em nghĩ kỹ rồi, anh và cô ta có con trước khi cưới em 3 năm. Anh không có trách nhiệm với Tùng từ lúc nó chào đời, giờ cưới phải có quà cưới cho con chứ. Thay vì sợ em ghen, anh hãy làm tròn trách nhiệm của một người bố đi" . Vợ nói câu đấy, tôi thấy xấu hổ về bản thân vô cùng nhưng lại vui khi vợ tôi biết nghĩ cho chồng, tốt với con chồng như thế.
Cảm kích trước tấm lòng của vợ, tôi rút nốt 10 triệu quỹ đen đưa vợ sắm Tết. Tôi nợ vợ nhiều quá rồi, tôi không thể trách vợ, hay có tài sản riêng trong khi cô ấy lại lo lắng con riêng của chồng hơn cả tôi như thế.
Mẹ chồng nhắc khéo 'biếu Tết cho sớm...', tôi có hành động khôn khéo khiến bà thôi đòi hỏi Cả tháng nữa mới tới Tết nhưng mẹ chồng tôi mấy nay gọi liên tục, hỏi về việc biếu xén, lễ lạt. Ngày xưa nhỏ dại thích Tết bao nhiêu thì giờ tôi lại sợ Tết bấy nhiêu. Không biết có phải vì vợ chồng tôi còn khó khăn nên mới thấy vậy không nữa... Tôi với Đoàn 2 quê, kết hôn xong...