Thâm ý TQ khi đề xuất bàn quy tắc ứng xử Biển Đông?
Giáo sư Carlyle Thayer (HV Quốc phòng Úc) mổ xẻ thâm ý của TQ khi bất ngờ đề xuất đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) với ASEAN.
Đội tàu Trung Quốc trên Biển Đông
Ông đánh giá thế nào việc Trung Quốc muốn bàn COC?
Việc Trung Quốc đồng ý tổ chức một cuộc họp vào tháng 8 năm nay của Nhóm làm việc về Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), để bàn về COC là một bước ban đầu tích cực. Trước đó Trung Quốc đã từ chối tham gia các cuộc thảo luận chính thức về COC trong những sắp đặt đa phương.
Nhưng nên lưu ý là Nhóm làm việc cũng sẽ thảo luận DOC. Trung Quốc có thể sẽ đề cập tới tiến triển DOC, trước khi tiến đến COC. Trung Quốc có thể sẽ lập luận rằng, thái độ và cách cư xử của “một số nước” vi phạm tinh thần của DOC và cho đến khi điều này được “chỉnh đốn” thì vẫn không có tiến triển nào về COC.
Trung Quốc đã bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao mới, ông Vương Nghị (Wang Li), người có kinh nghiệm sâu rộng về ngoại giao trong quan hệ với ASEAN. Nhưng bộ Ngoại giao chưa hẳn có quyền lực trung tâm ở Trung Quốc hiện nay. Có thể Bộ Ngoại giao đang cố gắng “hạn chế thiệt hại” gây nên bởi lối cư xử của Trung Quốc trước đây. Trung Quốc cũng đang phản ứng lại với cách tiếp cận từ Brunei, Indonesia và các ngoại trưởng ASEAN để bắt đầu thảo luận về COC.
Video đang HOT
Thưa ông, mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho hay Trung Quốc và ASEAN sẽ có cuộc họp đặc biệt giữa các Ngoại trưởng khoảng tháng 8-9 năm nay, để thảo luận về Biển Đông, nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Ông có cho rằng COC sẽ có tiến triển thực sự?
Bước đi đầu tiên quan trọng này rất đáng được hoan nghênh. Nhưng quan điểm cơ bản của Trung Quốc với đường 9 đoạn không thay đổi. Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Philippines về việc làm “không tặc” trong quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và ASEAN nhằm khuấy động rắc rối ở biển Đông. Truyền thông Trung Quốc cũng cáo buộc Philippines về chiếm đóng trái phép lãnh thổ Trung Quốc và khuyến khích các thế lực bên ngoài (Mỹ) can thiệp.
Điều này dường như cho thấy Trung Quốc sẽ dùng ngoại giao để cố gắng và cô lập Philippines trong ASEAN nhằm tạo áp lực cho Manila từ bỏ yêu sách lên LHQ.
Biển Đông tại Đối thoại Shangri La
Ông dự đoán Biển Đông sẽ được thảo luận tại Đối thoại Shangri La tới đây thế nào? Thái độ của Mỹ ra sao?
Biển Đông không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức nhưng sẽ được thảo luận ở phiên về an ninh hàng hải. Có thể biển Đông cũng sẽ được đưa ra khi liên quan tới các vấn đề an ninh khu vực ở phiên toàn thể.
Tôi cho rằng vấn đề có thể phụ thuộc vào lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong phát biểu mở đầu, để đưa vấn đề biển Đông ra, thể hiện không chỉ quan điểm của Việt Nam mà còn là đề xuất thiết thực cho con đường phía trước. Nếu phía Việt Nam không đề cập vấn đề biển Đông thì thảo luận có thể chuyển sang các chủ đề an ninh khác.
Theo tôi, Mỹ có thể sẽ không quá nhiệt tình trong vấn đề này, vẫn ủng hộ ASEAN và những nỗ lực của hiệp hội để đàm phán COC. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tập trung hơn vào vấn đề Triều Tiên hơn và tăng cường quan hệ với Trung Quốc, một chủ đề chính trong Đối thoại Shangri La năm nay.
Xin cảm ơn ông!
Theo xahoi
Đài Loan diễn tập bắn đạn thật, đối phó với nguy cơ tấn công từ Bắc Kinh
Theo AFP, cuộc tập trận diễn ra tại quần đảo nhỏ Bành Hồ, ở giữa eo biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục và sẽ kéo dài trong 5 ngày, từ 17/4 - 21/4.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thị sát diễn tập
Hơn 7.000 binh sỹ Hải, lục, không quân Đài Loan đang tham gia vào cuộc diễn tập quân sự bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008 đến nay - diễn tập thực binh Hán Quang lần thứ 29, trong đó có mục tiêu giả định là phòng chống đánh trả cuộc tấn công tập kích từ phía Bắc Kinh.
Theo AFP, cuộc tập trận diễn ra tại quần đảo nhỏ Bành Hồ, ở giữa eo biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục và sẽ kéo dài trong 5 ngày, từ 17/4 - 21/4.
Giới chức Đài Loan cho biết, lực lượng vũ trang Đài Loan diễn tập nhằm chuẩn bị phòng thủ cho các đảo có tầm quan trọng chiến lược trước một cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời, chứng minh khả năng phòng chống, đánh trả trước các đòn tập kích bất ngờ từ phía Bắc Kinh.
Bên cạnh đó còn tiến hành thử nghiệm Ray Ting 2000, một hệ thống phóng đa tên lửa được thiết kế để ngăn chặn đối phương thực hiện tấn công đổ bộ. Ngoài ra, lực lượng không quân huy động máy bay F16, F5E, IDF, máy bay AH-1W, trực thăng OH-58D; lực lượng hải quân huy động 06 tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tra lớp Thành Công, tàu tên lửa lớp Cẩm Giang; lục quân huy động xe tăng M60-A3, 9 xe phóng tên lửa MK-30 với tầm bắn 20 km, 105 pháo M101, 155 pháo M114, 120 pháo truy kích.
Theo kịch bản tập trận giả định, lực lượng quân đội của vùng lãnh thổ này tác chiến trong môi trường quấy nhiễu điện tử phức tạp có sự chế áp điện tử của đối phương, với các khoa mục như: Chống quấy nhiễu điện tử và chế áp điện tử; tác chiến trong môi trường sức ép lớn; tác chiến liên hợp phòng không; tác chiến hệ thống chỉ huy số hóa; diễn tập chi viện, tăng viện; diễn tập chống đổ bộ, tác chiến bờ biển; diễn tập chống đổ bộ đường không và đổ bộ đường không tại căn cứ Tân Trúc; diễn tập liên hợp đánh chiến đổ bộ và chống đổ bộ đường biển.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã trực tiếp tham gia chỉ huy. Phát biểu với các binh sĩ trước cuộc tập trận, ông Mã Anh Cửu nói rằng một trong các mục tiêu của cuộc diễn tập là nhắc nhở về mối đe dọa của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Ông Mã nói: "Nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng rất đỗi nhanh chóng trong những năm qua và nhờ vậy, họ đã tiến hành một cuộc nâng cấp vũ khí quy mô lớn về cả chất lượng lẫn số lượng. Vì vậy, chúng ta nhất định phải tăng cường các nỗ lực kiến thiết quân đội và nâng cao khả năng ứng chiến nếu muốn duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan."
Theo xahoi
Trung Quốc tung "đòn độc" trong tham vọng bá chủ Biển Đông? Trung Quốc có quân đội lớn nhất Châu Á và ngân sách cho lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và không quân ở mức lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tàu du lịch - "vũ khí mới" mà Trung Quốc vừa tung ra nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông Tuy nhiên, nước này được cho là...