Thăm vùng đất địa linh nhân kiệt Vĩnh Long
Trong không khí tưng bừng tỉnh Vĩnh Long chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh thủ tướng Võ Văn Kiệt, chiều 16/11 Đoàn báo chí TP.
HCM đã đến dâng hương, dâng hoa, tham quan tìm hiểu khu tưởng niệm cố thủ tướng.
Được biết khu tưởng niệm được khởi công xây dựng từ tháng 9/2010 và hoàn thành tháng 11/2012 tại trung tâm Thị Trấn Vũng Liêm.
Đoàn dâng hương thủ tướng Võ Văn Kiệt
Khu tưởng niêm cô thủ tướng còn được biêt đên với tên gọi thân thương, gân gũi là “Vườn nhà ông Sáu Dân”, rông 1,7 ha bao gôm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà làm viêc, khu thờ, sân vườn. Trong sô rât nhiêu hiên vât, ân tượng nhât là bức ảnh chân dung được ghép từ 15.000 bức ảnh vê cuôc đời và sự nghiêp cách mạng của thủ tướng.
Tiêp đó, đoàn di chuyên vê xã Long Phước, huyện Long Hồ, tham quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người đã công hiên cả cuôc đời mình cho sự nghiêp đâu tranh giành đôc lâp, tự do cho đât nước, vì hạnh phúc nhân dân.
Video đang HOT
Khu lưu niêm được xêp hạng di tích lịch sử-văn hóa câp quôc gia năm 2012, và được công nhân là điêm du lịch tiêu biêu vùng Đông bằng Sông Cửu Long năm 2015.
Những hiên vât đông chí Phạm Hùng sử dụng lúc sinh thời
Đoàn đã được tham quan những hạng mục công trình, những hiên vât, nghe giới thiêu vê cuôc đời, sự nghiêp của 2 người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, những người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long: Di tích lịch sử nổi bật ở vùng đất Tây Nam Bộ
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam Bộ.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đặt tại làng Long Hồ, tổng Bình Long, tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Nam thành Vĩnh Long nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam Bộ. Hai Văn Thánh Miếu khác nằm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đất Gia Định xưa. Công trình được khởi công năm 1864 và hoàn thành năm 1866 do Đốc học Nguyễn Thông khởi xướng, thờ Khổng Tử và các học trò của ngài.
Tuy trên danh nghĩa là đề cao Nho giáo, nhưng thực chất đây là một tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc hiền tài và giáo dục lòng yêu nước.
Văn Xương Các xây theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Ảnh: Hương Mai
Sau khi công trình hoàn thành, triều đình Huế cấp miếu phu để quét dọn hàng ngày, đồng thời giới quan lại, sĩ phu cũng thành lập Hội Văn Thánh miếu để trông nom, cúng tế. Tuy nhiên, nơi đây chỉ diễn ra lễ tế đức Khổng Tử theo đúng điển lễ triều đình một lần duy nhất vào năm 1867.
Sau đó thực dân Pháp chiếm Vĩnh Long, quân viễn chinh Pháp định phá bỏ Văn Thánh Miếu để xây dinh tỉnh trưởng. Trước hoàn cảnh như vậy, đồng bào Vĩnh Long đề cử ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn) đứng ra thương lượng với quân Pháp xin giữ lại được công trình văn hóa này. Chính vì vậy công trình văn hóa này mới tồn tại đến hôm nay.
Điện Đại Thành. Ảnh: Hương Mai
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nổi tiếng với kiến trúc độc đáo thời xưa, mang nét đẹp cổ kính nhưng không kém phần trang nghiêm, hào hùng. Phía trước miếu là cánh cổng tam quan và hai cổng phụ có 3 tầng mái, được xây dựng theo phong cách cổ xưa.
Phần mái được trang trí với hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm màu xanh và lợp ngói đại tiểu. Hai bên cột có liễn đối viết bằng chữ Hán và đắp nổi bằng xi măng, ngụ ý đề cao, tôn vinh Đức Khổng Phu tử cũng như Nho giáo.
Bia đá nằm trên con đường vào điện Đại Thành. Ảnh: Hương Mai
Bên cạnh Văn Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sĩ như Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản... những người có công đối với nền giáo dục của nước nhà. Mặt trước Văn Thánh Miếu Vĩnh Long hướng ra sông Long Hồ, lối vào là cổng tam quan xây theo lối cổ lâu có ba tầng mái.
Qua cổng là thần đạo hướng thẳng chính điện với hàng cây sao cổ thụ. Trước chính điện, giữa thần đạo có tấm bia do cụ Phan Thanh Giản chấp bút. Tổng cộng trong văn miếu có ba tấm bia mang giá trị ghi dấu các thời kỳ lịch sử gắn với Văn Miếu.
Cổng tam quan của Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Ảnh: Hương Mai
Hàng năm tại điện Đại Thành có các lễ cúng Xuân Đinh và Thu Đinh, tại Tụy Văn Lâu có lễ vía cụ Phan Thanh Giản vào các ngày 4 và 5 tháng Bảy Âm lịch, lễ cúng vọng các trung thần liệt tử vào các ngày 12 và 13 tháng Mười Âm lịch.
Vào dịp diễn ra lễ hội, Văn Thánh Miếu đón đông đảo lượt khách về tham dự. Du khách đến với lễ hội vừa có dịp tỏ lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân vừa có điều kiện tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc qua những công trình kiến trúc cổ còn được bảo tồn qua thời gian và lịch sử.
Khám phá chợ nổi Trà Ôn chưa đi chưa biết miền Tây Chợ nổi là một nét văn hóa giao thương độc đáo không thể thiếu được của vùng đất miền Tây sông nước. Chợ nổi Trà Ôn ở Vĩnh Long là nơi không chỉ có cảnh đẹp, đồ ăn ngon mà còn có những con người dễ thương, mến khách. Trong chuyến ghé thăm Vĩnh Long sắp tới, đây là một điểm tham quan...