Tham vọng xây đảo di động của Trung Quốc
Không chỉ cải tạo phi pháp các bãi đá ngầm thành những hòn đảo nhân tạo, Trung Quốc còn đang tìm cách xây dựng những căn cứ di động khổng lồ để sử dụng cho mục đích quân sự tại biển Đông.
Hình ảnh dựng trên máy tính về căn cứ nổi khổng lồ của JDG – Ảnh: fyjs.cn
Tham vọng xây dựng những “hòn đảo” di động của Trung Quốc vừa được giới chức nước này hé lộ trong một cuộc họp báo vào tháng 4, theo bài viết của hai cây bút Jeffrey Lin và P.W.Singer trên tạp chí Popular Science ngày 20.4. Tập đoàn phát triển Kê Đông (JDG) và Công ty công nghiệp Hải Nam sẽ là hai đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình đầy tham vọng.
Theo Popular Science, các hòn đảo di động sẽ được thiết kế theo dạng mô đun, tức lắp ráp lại từ nhiều bộ phận nửa nổi nửa chìm khác nhau. Nhờ vậy, chúng sẽ rất khó bị đánh chìm. Các “hòn đảo” di động được thiết kế theo 3 kích cỡ. Loại nhỏ nhất dài 300 m và rộng 90 m, loại trung bình dài 600 m và rộng 120 m, kích cỡ lớn nhất có thể lên đến 900 x 120 m. Các căn cứ nổi được tính toán có độ choán nước từ 400.000 đến 1,5 triệu tấn và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 18 km/giờ.
“Bất chấp kích thước lớn của các mô đun, những hòn đảo nổi có thể được ráp lại dễ dàng tại vùng biển xa bờ bằng cách kết nối những mô đun đã được những con tàu kéo hạng nặng kéo ra từ các cảng tàu”, theo thông tin trên Popular Science.
Video đang HOT
Tiền đồn di động
Căn cứ di động đầu tiên sẽ được sử dụng cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí xa bờ tại biển Đông. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở mục tiêu dân sự, một sĩ quan Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có mặt tại cuộc họp báo của JDG đã trình bày về viễn cảnh quân sự hóa những “hòn đảo” này, biến chúng thành tiền đồn quân sự di động đảm nhận trách nhiệm hậu cần, triển khai máy bay và căn cứ nổi cho các phương tiện đổ bộ.
Thiết kế theo kiểu mô đun còn cho phép tạo ra các hòn đảo có kích cỡ lớn hơn nữa bằng cách lắp ráp nhiều mô đun lại với nhau. JDG thậm chí còn tiết lộ hình ảnh minh họa mô tả một căn cứ nổi dài đến 2 km. “Những căn cứ khổng lồ như vậy có thể chở nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và một phi đội máy bay cường kích hoặc tiêm kích, và không giống như những căn cứ cố định trên các hòn đảo, chúng có thể được điều khiển để tránh khỏi tầm tấn công của tên lửa địch”, theo Popular Science.
Các tác giả nhận định rằng ngoài viễn cảnh sẽ được triển khai đến các vùng biển tranh chấp, các căn cứ di động còn có thể là một dạng công cụ mới cho phép Bắc Kinh thực hiện tham vọng đưa quân đến các vùng biển trên thế giới. Lâu nay, một trong những điểm yếu then chốt về mặt chiến lược của quân đội Trung Quốc so với Mỹ là thiếu các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Trong tương lai gần, các tác giả tiên đoán nước này có thể dùng căn cứ di động để triển khai tạm thời hoặc lâu dài lực lượng chiến đấu đến gần các chiến trường tương lai.
Trung Quốc không phải là nước đầu tiên nghĩ ra chuyện xây căn cứ di động. Vào thời Thế chiến 2, Anh đã đổ công sức vào dự án Habbukak để xây dựng một hàng không mẫu hạm 2 triệu tấn để hỗ trợ các phi đội chịu trách nhiệm săn lùng tàu ngầm Đức nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu.
Đến giữa thập niên 2000, Mỹ công bố tham vọng chế tạo Căn cứ di động xa bờ hỗn hợp (JMOB), tiền thân của dự án đảo nổi di động của Trung Quốc. Dựa trên mô hình lắp ghép, JMOB sử dụng các mô đun bằng thép kích thước 300 x 150 m để ráp lại thành một căn cứ nổi trên biển. Mỹ muốn triển khai các JMOB đến Ả Rập Xê Út và Nhật Bản, nhưng dự án rốt cuộc bị đánh giá là không thực tế và bị xếp xó.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nga - Pháp tìm cách gỡ bế tắc trong thương vụ tàu Mistral
Paris đang tìm cách "thoát khỏi khủng hoảng" trong hợp đồng đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Moscow.
Tàu chiến lớp Mistral tên gọi Sevastopol mà Pháp đóng cho Nga bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trên biển ở ngoài khơi cảng Saint-Nazaire, phía tây Pháp, hôm 16/3. Ảnh: AFP.
"Đây là một vấn đề cần thảo luận", Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu trên kênh truyền hình Canal Plus. "Chúng tôi đang trong quá trình đàm phán. Chúng tôi phải tìm được lối thoát cho khủng hoảng".
Tổng thống Hollande cho biết ông sẽ thảo luận về việc trì hoãn thực hiện hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) với người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi hai lãnh đạo gặp nhau tại Armenia vào ngày 24/4.
Pháp đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga theo hợp đồng được ký kết năm 2011. Đây là loại tàu chiến dài 180 m, trọng tải 22.000 tấn, có khả năng chở 16 trực thăng, hàng chục xe bọc thép và phương tiện quân sự, cùng tối đa 700 binh sĩ.
Tháng 11, Paris tuyên bố hoãn chuyển giao tàu đầu tiên vì những vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo AFP, Tổng thống Nga Putin chỉ trích Pháp không chuyển giao tàu chiến nhưng cho biết ông hy vọng Paris sẽ hoàn lại số tiền Moscow đã thanh toán.
Thương vụ tàu Mistral khiến Pháp rơi vào tình huống khó xử. Nếu vi phạm hợp đồng, Paris sẽ phải trả khoản tiền phạt khổng lồ. Trong khi đó, nếu thực hiện hợp đồng, Pháp có thể khiến các đồng minh giận dữ vì cung cấp cho Nga công nghệ quân sự vào thời điểm quan hệ giữa Moscow với phương Tây tồi tệ nhất.
Như Tâm
Theo VNE
Tham vọng chiếm lĩnh khu vực biển sâu của Trung Quốc Ngày 18-4, lần đầu tiên, mô hình "cá Cầu vồng" - thiết bị lặn chở người khu vực biển sâu của Trung Quốc đã được ra mắt công chúng. Đồng thời với đó, con tàu mẹ chở nó cũng chính thức được khởi đóng. Mô hình thiết bị lặn chở người "cá Cầu vồng" Sau khi thiết bị lặn "cá Cầu vồng" được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican
Có thể bạn quan tâm

Bí quyết "4 từ" của đầu bếp khi luộc ngô giúp ăn ngọt và dẻo gấp trăm lần cách bạn vẫn hay làm!
Ẩm thực
06:46:11 22/05/2025
Cái giá khi liều mạng sống ảo ở 'đường hầm điện ảnh' gây sốt TQ
Netizen
06:45:27 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
Góc tâm tình
06:43:20 22/05/2025
Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
Sao việt
06:12:01 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025
Cú twist không ngờ trong vụ nữ diễn viên gen Z nghi bại lộ file ghi âm nói xấu rúng động showbiz
Sao châu á
05:59:39 22/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!
Phim châu á
05:56:20 22/05/2025
Sốc visual đẹp như búp bê Pháp của Song Hye Kyo, 100 năm nữa vẫn là huyền thoại
Hậu trường phim
05:53:02 22/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025