Tham vọng vô lối, nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc đã không thành công

Theo dõi VGT trên

Một tác giả mạng Trung Quốc với hàng trăm bài viết uyên thâm về các vấn đề quốc tế khác nhau, dưới bút danh Lê Oa Đằng đã viết mấy chục bài phê phán hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và mưu đồ độc chiếm biển Đông của giới cầm quyền Trung Quốc.

Tham vọng vô lối, nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc đã không thành công - Hình 1

Trên diễn đàn mạng Trung Quốc, các trang blog của học giả Lê Oa Đằng (http://blog.sina.com.cn/dddnibelungen, http://dddnibelungen.wordpress.com/, http://dddnibelungen.blog.163.com/) là địa chỉ rất đông người vào đọc và bình luận (riêng blog trên mạng Sina có 3.957.096 người, tính đến ngày 14/6).

Mới đây, học giả Lê Oa Đằng cho đăng bài “Trung Quốc cần xem xét lại sách lược tuyên truyền đối ngoại”, cho rằng nỗ lực tấn công ngoại giao của Trung Quốc không những không thành công mà hình ảnh Trung Quốc còn xấu thêm qua vấn đề Biển Đông.

Bài báo viết: Trong hơn 1 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành “tiến công dư luận quy mô rất lớn” với 4 nội dung: Phê phán Nhật là “quỷ mai phục” trên quốc tế; tuyên truyền Trung Quốc là “Sư tử văn minh, thân thiện dễ gần”; đưa ra mô hình “Cộng đồng cùng chung vận mạng” với các nước Đông Nam Á; đề xuất học thuyết Monro kiểu Trung Quốc “Việc của châu Á do người châu Á tự giải quyết”.

Tuy nhiên, tại Diễn đàn Shangri La 2014 này người ta có thể thấy rõ nỗ lực tấn công ngoại giao của Trung Quốc không những không thành công mà hình ảnh Trung Quốc còn xấu thêm qua vấn đề Biển Đông.

Xét từ phản ứng của các đại biểu dự hội nghị, sự tán đồng với phát biểu của Thủ tướng Nhật Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel vượt xa so với Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Vương Quán Trung. Nhiệm vụ của đại biểu Trung Quốc đã không thành công: Trung Quốc không thuyết phục được đại biểu nước khác, thậm chí không làm rõ thêm được lập trường của mình về Đường 9 đoạn đang “ nóng” nhất.

Suy cho cùng vấn đề cốt lõi là Trung Quốc có muốn giải quyết tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng trên cơ sở luật quốc tế hay không. Không muốn giải quyết các bất đồng bằng luật quốc tế chính là nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc thường xuyên ở thế bên dưới trong cộng đồng quốc tế và dư luận quốc tế. Anh cứ nói mình có lẽ phải, nhưng lại không chịu tranh luận đàng hoàng với người khác thì sao có thể nói lẽ phải thuộc về mình được?

Trong một bài khác có nhan đề “Đường 9 đoạn mới là vấn đề trung tâm của biển Đông”, học giả Lê Oa Đằng đã phê phán mạnh mẽ quan điểm coi Đường 9 đoạn là đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Ông viết: Ban đầu, năm 1947, khi Trung Quốc lần đầu vẽ những cái vạch đứt đoạn này lên bản đồ của mình không hề công bố gì về ý nghĩa của nó, có lẽ để mô tả các đảo bên trong đó là thuộc về Trung Quốc chứ không thuộc các quốc gia láng giềng.

Sau khi Công ước LHQ về Luật Biển 1982 ban hành, nhất là những năm 1990, tình hình đột nhiên thay đổi. Đầu tiên vào năm 1993, Đài Loan định nghĩa Đường 9 đoạn là “vùng nước lịch sử’ thuộc vùng biển do họ quản lý. Dĩ nhiên lập luận này dấy lên tranh cãi rất lớn trên trường quốc tế. Do áp lực quốc tế, khi đề ra “Luật lãnh hải”, Đài Loan buộc phải từ bỏ luận điểm này. Cuối những năm 1990, Trung Quốc cũng bắt đầu mở rộng nội hàm của Đường 9 đoạn.

Có người nói Trung Quốc có quyền lợi lịch sử với vùng nước phía bên trong nó; lại có người gọi nó là “đường cương vực trên biển”; thậm chí có người đề xuất bên trong Đường 9 đoạn là lãnh hải hoặc nội hải của Trung Quốc. Các kiểu giải thích mở rộng về Đường 9 đoạn đó lập tức gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Đó chính là nguyên nhân căn bản khiến tranh cãi về Đường 9 đoạn trở thành vấn đề căn bản của Biển Đông.

Nếu coi Đường 9 đoạn như theo cách nói của một số chuyên gia Trung Quốc cực đoan, là lãnh hải thì vùng nước, đáy biển và vùng trời bên trong cái đường đó bỗng biến thành của riêng Trung Quốc, cũng tức là Trung Quốc bá chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông. Các nước từ xưa đến nay luôn được tự do hàng hải trên biển nay bị đe dọa rất lớn; quyền lợi nghề cá và quyền khai thác dầu khí ở thềm lục địa của các nước xung quanh không còn nữa. Lợi ích của các nước liên quan đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thử hỏi có quốc gia nào chấp nhận cách làm bá đạo như thế?

Đồng thời với việc mấy năm qua ra sức cổ súy chiến lược cường quốc biển, ngày càng nhiều “chuyên gia” bắt đầu rêu rao mạnh việc Trung Quốc có quyền lợi lịch sử ở biển Đông. Hiệu quả tạo thế ở trong nước rất rõ. Hiện nay các bài trên rất nhiều tờ báo Trung Quốc đều coi Đường 9 đoạn là lãnh hải Trung Quốc. Thậm chí mới đây, một người là Uất Chí Vinh còn công khai tuyên bố Đường 9 đoạn là đường quốc giới, khiến các nước ngạc nhiên. Còn chính phủ Trung Quốc thì vừa cổ vũ phát biểu quá khích của các chuyên gia, vừa tìm các từ ngữ định nghĩa mập mờ về Đường 9 đoạn, mặt khác triển khai quy mô lớn cái gọi là “duy trì quyền lợi” ở Biển Đông. Điều đó khiến các nước rất lo ngại về mục tiêu của Trung Quốc.

Điều lo ngại lớn nhất của họ là: Chính phủ Trung Quốc cố ý trì hoãn không đưa ra định nghĩa về Đường 9 đoạn, nhưng trên thực tế lại không ngừng thực hiện khống chế thực tế Biển Đông, đợi đến khi đủ năng lực gạt quốc tế sang một bên mới tuyên bố Biển Đông thuộc về Trung Quốc, cuối cùng đạt tới mục tiêu coi Đường 9 đoạn là lãnh hải của mình. Các nước trên thế giới không phải là kẻ ngốc. Trung Quốc có trỗi dậy hòa bình hay không, không ở chỗ Trung Quốc nói, mà là ở việc làm thế nào.

Học giả Lê Oa Đằng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi cho rằng, cách làm đó của Trung Quốc là vô trách nhiệm, đi ngược lại chính sách hòa mục láng giềng do chính mình đề xướng”.

Trong bài viết: “Tháng 5, sự cáo chung của Cộng đồng chung vận mạng” đăng ngày 30/5, học giả Lê Oa Đằng viết: Bản chất của vấn đề Nam Hải (Biển Đông) là mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về lãnh hải và lãnh thổ chứ không phải là “vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc” như Trung Quốc rêu rao.

Học giả Lê Oa Đằng kết luận: Dù là vấn đề biển Hoa Đông hay Biển Đông, mâu thuẫn bản chất nhất, cốt lõi nhất chính là: Một quốc gia hiện đại ở vào thế kỷ 21 sẽ lựa chọn giải quyết vấn đề bằng phương thức sử dụng vũ lực lỗi thời, dã man, đơn phương, hay là phương thức trọng tài quốc tế tuân thủ luật pháp quốc tế, văn minh và hợp trào lưu phát triển lịch sử đây? Đó là câu hỏi dành cho Chính phủ Trung Quốc.

Nếu Việt Nam cũng chọn giải quyết vấn đề bằng con đường pháp luật, sẽ là điều khó xử lớn nhất đối với Trung Quốc vì nếu cứ cự tuyệt mãi phương thức văn minh để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia như thế thì liệu Trung Quốc có phải là “Con Sư tử văn minh” như lời ông Tập Cận Bình nói hay không?

Video đang HOT

Theo Nguyễn Chiến

Chinhphu.vn

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

So với trận hải chiến Hoàng Sa, thì trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 được chuẩn bị và toan tính kỹ hơn, Trung Quốc chọn đúng thời điểm tình hình Việt Nam đang gặp khó khăn.

Rắp tâm của Trung Quốc

Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam - Bắc.

Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.

Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên đăng ký vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma - Hình 1

Những chiến sĩ hải quân đã tham gia bảo vệ đảo Trường Sa năm 1988

Ngày 24/9/1975, tại cuộc gặp gỡ phái đoàn của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, ông Đặng Tiểu Bình lúc này là phó chủ tịch Đảng Cộng sản kiêm phó thủ tướng Trung Quốc thừa nhận giữa hai nước còn tồn tại vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Đặng Tiểu Bình hứa hẹn: " Vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong tương lai".

Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo.

Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.

Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 2/7/1976, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.

Ngày 12/5/1977, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Tuyên ngôn về vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma - Hình 2

Pháo 37 ly của TQ bắn thẳng vào bộ đội công binh VN trên biển

Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là "vấn đề tranh chấp" sang hẳn luận điểm "Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi".

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Sau hai tuần bị thiệt hại nặng nề, Trung Quốc rút quân.

Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về biên giới Việt - Trung, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 3/7/1979, cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 vùng nguy hiểm trong không phận Tây Sa (tức Hoàng Sa) với ý đồ buộc quốc tế phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ hoàn toàn ý đồ xuyên tạc của Trung Quốc.

Ngày 8/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố tài liệu xác minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 25/3/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo An Bang cũng như quần đảo Trường Sa.

Ngày 4/2/1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 9/12/1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.

Năm 1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng hành chính tỉnh Hải Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Từ ngày 16/5 đến 6/6/1987, hải quân Trung Quốc thao diễn trong vùng tây Thái Bình Dương và Nam biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.

Ngày 10/11/1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Louisa trên quần đảo Trường Sa...

Trung Quốc chọn thời điểm

Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là "cuộc hải chiến Trường Sa". Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là "hải chiến" hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma - Hình 3

Tàu vận tải của VN bị pháo TQ bắn dữ dội và chìm sau đó

Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.

Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.

Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định "lập trường hòa bình" và tuyên bố Trung Quốc chỉ "tranh chấp" đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có "tranh chấp" nào khác với các nước khác!

Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.

Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương...

Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.

Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.

Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.

Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.

Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.

Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.

Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: "Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan".

Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về danh nghĩa chính quyền quản lý đang là đồng minh của một trong hai siêu cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều "bắt tay" với TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên bãi Gạc Ma.

Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề "Chiến đấu bảo vệ chủ quyền" ca ngợi quân đội Trung Quốc đã biết "nắm bắt thời cơ" để "đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam". Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên bố: "Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!".

(Còn nữa)

Theo Duy Chiến

Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabinTai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin
13:44:51 20/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCMCháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM
11:00:57 20/01/2025
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18
07:07:07 20/01/2025
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?
14:24:57 20/01/2025
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nướcBé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước
11:10:41 21/01/2025
Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắnĐình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn
11:16:55 20/01/2025
Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốcTiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc
11:06:24 21/01/2025

Tin đang nóng

Không nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồngKhông nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồng
17:36:01 21/01/2025
1 chi tiết làm lộ phản ứng lạ của Trấn Thành sau màn chạm mặt bất đắc dĩ Luna Đào trên thảm đỏ1 chi tiết làm lộ phản ứng lạ của Trấn Thành sau màn chạm mặt bất đắc dĩ Luna Đào trên thảm đỏ
15:09:25 21/01/2025
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hìnhSong Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình
16:30:40 21/01/2025
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắmHot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm
16:14:03 21/01/2025
Vợ chồng Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn diện áo dài Tết: Luôn tối giản nhưng khí chất hào môn tỏa ra khó sánhVợ chồng Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn diện áo dài Tết: Luôn tối giản nhưng khí chất hào môn tỏa ra khó sánh
19:44:18 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Gia đình Xuân Son thuê nhà ở Hà Nội, vừa đón tết vừa chữa chấn thươngGia đình Xuân Son thuê nhà ở Hà Nội, vừa đón tết vừa chữa chấn thương
17:39:11 21/01/2025
Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gáiĐắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái
15:04:40 21/01/2025

Tin mới nhất

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

13:32:41 19/01/2025
Ô tô va chạm với xe khách và xe container khi chạy trên quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 nạn nhân tử vong, 12 người bị thương.
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

13:30:39 19/01/2025
Ngày 19/1, lãnh đạo thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân một nam bảo vệ tử vong trong phòng gác của trường học trên địa bàn.
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

13:25:37 19/01/2025
Ngôi nhà 3 tầng có địa chỉ ở số 79, ngõ 95 Bạch Đằng (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

08:27:05 19/01/2025
Tối 18/1, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Phú Xuyên đang phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong ở khu phố Cầu Giẽ (xã Đại Xuyên).
Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

16:50:31 18/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để phân luồng, điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

16:47:25 18/01/2025
Trong lúc đỗ ô tô để vào ăn cưới, xe bất ngờ tăng ga rồi lao thẳng xuống hồ Cô Tiên ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, Quảng Ninh), sau đó lật ngửa bụng.
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

16:44:56 18/01/2025
Tại hiện trường, toàn bộ thiết bị tại trạm thu phí bị hư hỏng, không thể sử dụng tiếp, chiếc xe container lật nghiêng giữa lòng đường. Vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Có thể bạn quan tâm

Dương Cẩm Lynh: "Tôi mượn công việc để khỏa lấp những trống trải"

Dương Cẩm Lynh: "Tôi mượn công việc để khỏa lấp những trống trải"

Sao việt

20:55:41 21/01/2025
Diễn viên Dương Cẩm Lynh cho biết năm 2024 cô bận rộn, quay cuồng với công việc nên không có tâm trí dành cho chuyện tình cảm.
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm

Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm

Thế giới

20:52:11 21/01/2025
Các cơ quan Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị cho những biến động trong những ngày tới, trong bối cảnh Tổng thống Trump sẽ hiện thực hóa cam kết trong chiến dịch tranh cử là tinh gọn bộ máy và cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.
Rộ tin "sầu nữ Vpop" sắp thi Chị Đẹp Đạp Gió bản Trung?

Rộ tin "sầu nữ Vpop" sắp thi Chị Đẹp Đạp Gió bản Trung?

Nhạc việt

20:48:23 21/01/2025
Trong danh sách Đạp Gió bản Trung mùa mới nhất được tiết lộ, sự chú ý của Vnet tập trung vào một cái tên - Văn Mai Hương
12 triệu người xem Chu Thanh Huyền đối đáp với cánh mày râu làm "mát mặt" Quang Hải, đáp trả bình luận tiêu cực

12 triệu người xem Chu Thanh Huyền đối đáp với cánh mày râu làm "mát mặt" Quang Hải, đáp trả bình luận tiêu cực

Sao thể thao

20:45:20 21/01/2025
Chu Thanh Huyền cùng một số người hâm mộ cùng tham gia đấu giá, nâng giá trị chiếc áo từ mức giá khởi điểm 20 triệu đồng lên gần 90 triệu đồng.
Thấy khói bốc lên nghi ngút cùng tiếng hô hoán ầm làng, hành động hớt hải của hàng xóm khiến nhiều người bất ngờ

Thấy khói bốc lên nghi ngút cùng tiếng hô hoán ầm làng, hành động hớt hải của hàng xóm khiến nhiều người bất ngờ

Netizen

20:16:27 21/01/2025
Ngày 20/1, hình ảnh một vụ cháy bếp nhà dân đã được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người chú ý. Ngay sau khi xảy ra cháy tại ngôi nhà mái ngói, khói đã bốc lên nghi ngút lúc này gia chủ mới phát hiện mà liên tục hô hoán xung quanh.
8 thực phẩm giúp trẻ hóa làn da, rạng rỡ đón Tết

8 thực phẩm giúp trẻ hóa làn da, rạng rỡ đón Tết

Làm đẹp

20:01:36 21/01/2025
Các chất chống oxy hóa trong nho giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác như da chảy xệ, đồi mồi, giảm mụn trứng cá, viêm da.
'Đi về miền có nắng' tập 12: Vân khóc lóc ôm chặt Phong trên giường

'Đi về miền có nắng' tập 12: Vân khóc lóc ôm chặt Phong trên giường

Phim việt

18:14:41 21/01/2025
Vân (Yên Đan) tận dụng cơ hội để ôm chặt Phong trên giường. Cô nàng khóc nói cảm thấy lạnh ở trong tim và vô cùng đau khổ khi thấy Dương khoác áo của Phong.
Khởi tố con rể và cha vợ dùng gậy sắt tấn công tài xế xe ôm công nghệ

Khởi tố con rể và cha vợ dùng gậy sắt tấn công tài xế xe ôm công nghệ

Pháp luật

18:06:55 21/01/2025
Qua điều tra, Công an quận Bình Thạnh đã triệu tập cha con Thịnh lên trụ sở làm việc. Tại đây Thịnh và Phương đã thừa nhận hành vi của mình, đồng thời ăn năn hối lỗi về hành động nóng nảy của mình