Tham vọng trở thành cường quốc xe hơi của Trung Quốc
Mục đích của chính sách chuyển đổi sang các loại xe ô tô thân thiện với môi trường là giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời đây cũng là tham vọng trở thành cường quốc xe hơi của Trung Quốc.
Mẫu xe điện P7 của công ty Xpeng (Trung Quốc) giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải năm 2019. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Chính phủ Trung Quốc gần đây đã đưa ra chính sách chuyển đổi mạnh mẽ sang các loại xe thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu như xe điện (EV), xe lai sạc điện (PHV) hoặc xe chạy bằng hydro hóa lỏng (FCV). Mục đích của chính sách này là giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng nhìn xa hơn đó là tham vọng trở thành cường quốc xe hơi của Bắc Kinh.
Theo báo Yomiuri, xu hướng hiện nay của ngành công nghiệp ô tô là chuyển mạnh sang các loại xe thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy sự cải cách về cơ cấu trong ngành công nghiệp này.
Trong xu thế này, Chính phủ Trung Quốc mới đây đã công bố Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô xanh, trong đó đặt mục tiêu đưa số lượng xe tiết kiệm năng lượng thế hệ mới từ mức 5% như hiện nay lên 20% vào năm 2025 và đưa xe điện trở thành dòng xe phổ biến vào năm 2035.
Theo giải thích Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc Tân Quốc Bân, mục tiêu này được đưa ra trên cơ sở tổng hợp năng lực sản xuất của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc, xu thế tiêu dùng và sự tăng trưởng của nhu cầu về loại xe này.
Theo chỉ đạo của bộ này, một nhóm các chuyên gia xe hơi của Trung Quốc đã đưa ra lộ trình kỹ thuật cho các loại xe được bán ra tại thị trường Trung Quốc, theo đó sẽ có trên 50% số xe mới bán ra là xe sử dụng các loại năng lượng mới, số còn lại là xe hybrid (HV). Như vậy, các dòng xe sử dụng động cơ xăng-dầu sẽ dần bị thải hồi.
Trung Quốc là quốc gia thải ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, do đó nước này cũng bị cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích nhiều về vấn đề này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9/2020 từng đưa ra mục tiêu sẽ giảm hoàn toàn lượng khí thải vào năm 2060.
Video đang HOT
Trong lộ trình kỹ thuật nói trên, lượng khí thải sẽ giảm 20% vào năm 2035 so với thời điểm được dự báo sẽ đạt đỉnh là vào năm 2028. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện chủ yếu tại Trung Quốc, khoảng 60%, vẫn phụ thuộc vào nhiệt điện sẽ sản sinh ra lượng khí thải các bon rất lớn.
Do vậy, dù có phát triển các loại xe xanh, xe điện thì tác dụng với môi trường cũng bị giới hạn phần nào.
Sản lượng xe mới bán ra tại thị trường Trung Quốc trong năm 2019 là 25,7 triệu xe, trong đó phần lớn là xe của Mỹ, Đức và Pháp. Trong danh sách 10 công ty xe hơi có sản lượng hàng đầu thế giới hiện chưa có công ty nào của Trung Quốc.
Dẫu vậy, kế hoạch phát triển của Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng tốc nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xe hơi trên thế giới và nắm quyền chủ đạo trong ngành công nghiệp này.
Nếu các hãng xe trên thế giới tiếp tục mở rộng đầu tư vào Trung Quốc, thì ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nước này sẽ ngày càng tích
lũy được kỹ thuật và công nghệ. Thông qua các khoản hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, Trung Quốc muốn làm các doanh nghiệp trong nước phát triển và dần chuyển thành một thế lực mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Các hãng xe Trung Quốc tự thân cũng đang nhanh chóng vươn lên về kỹ thuật. Tập đoàn CALT của Trung Quốc được thành lập từ năm 2011 và hiện là một hãng cung cấp pin dùng cho xe điện EV hàng đầu thế giới. Ông Takaki Nakanishi, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu xe hơi Nakanishi nhận định Nhật Bản đang đi đầu trong dòng xe lai (HV), nhưng đang chậm chân hơn so với Trung Quốc và châu Âu trong dòng xe điện (EV).
Hiện các hãng chế tạo xe hơi Nhật Bản dù đang dẫn đầu tại Trung Quốc về dòng xe xanh, thân thiện với môi trường.
Trong tháng 9/2020, tổng số xe hybrid lũy kế mà Toyota bán được tại Trung Quốc đã vượt qua 1 triệu xe. Từ tháng Tư năm nay, các mẫu xe điện EV thuộc dòng xe sang Lexus cũng đã được đưa vào thị trường Trung Quốc. Các hãng xe Nhật Bản cũng bắt đầu mở rộng nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Theo kế hoạch, Nissan sẽ đưa dòng xe điện chiến lược Ariya vào Trung Quốc, còn Honda lên kế hoạch cung cấp 20 loại xe điện cho thị trường Trung Quốc trước năm 2025.
Tuy nhiên, trở ngại lớn với các hãng xe Nhật là việc họ lo ngại nếu đưa vào Trung Quốc các công nghệ tiên tiến nhất thì sẽ dễ bị các hãng xe Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đánh cắp công nghệ.
Do vậy, với những chính sách mới mà Trung Quốc đưa ra, dự báo sự cạnh tranh tại thị trường đông dân nhất thế giới này sẽ ngày càng khốc liệt và khi đó không rõ liệu Nhật Bản có còn duy trì được ưu thế của mình nữa không hay sẽ để Trung Quốc vượt lên./.
Cơn sốt xe Trung Quốc tại thị trường Việt: 'Nổ' về công nghệ, chất lượng chưa kiểm chứng
Các thương hiệu xe hơi Trung Quốc đã rất nhiều lần có ý định vào thị trường Việt Nam song tính đến nay không nhiều trong số họ thành công.
Mới nhất là MG và mẫu Beijing X7 của BAIC đều tỏ rõ ý định chinh phục thị trường Việt, khai thác thị phần xe phổ thông, giá dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, chất lượng xe có tương xứng với "đồng tiền, bát gạo" hay không đang khiến nhiều người băn khoăn.
Xe Beijing X7 tại thị trường Việt Nam
BAIC Beijing X7, mẫu xe đến từ Trung Quốc đang được trao đổi nhiều trên diễn đàn xe Việt Nam. Chiếc xe này đang nhận được khá nhiều bình luận, trong đó, ngoài những lời khen thì phần nhiều tỏ ra quan ngại về chất lượng của chiếc xe theo thời gian.
Chiếc xe được mô tả với rất nhiều tính năng mới giá bán chỉ 528 - 688 triệu đồng khiến giới mê ô tô cho rằng quá hấp dẫn, vượt trội so với tất cả các mẫu xe cùng tầm tiền tại Việt Nam.
Không ít người cho rằng BAIC Beijing X7 chỉ như những chiếc xe máy "wave Trung Quốc" vì tầm ảnh hưởng của nó. Họ cho rằng, nếu không có những chiếc xe máy giá rẻ của Trung Quốc, có lẽ đến giờ, người Việt Nam cũng vẫn phải mua xe máy với giá bán tương đương nhiều lượng vàng. Và nếu Beijing X7 thực sự tạo ra một cú sốc với thị trường xe hơi Việt thì thực sự, đó là một điều tốt đẹp đối với khách hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, điều cốt lõi mà hầu hết những người quan tâm tới chiếc xe này lại chưa có lời đáp đó là: Chất lượng xe thế nào, độ an toàn, độ chính xác, độ bền bỉ, độ tin cậy ra sao? Đó là chưa kể chiếc xe có ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ con người như thế nào, bảo hành bảo dưỡng bảo mật thông tin chưa được kiểm chứng.
Một số chuyên gia am hiểu về các thương hiệu ô tô trên thế giới cho hay, thực tế ngoài các kênh đánh giá xe tiếng Việt và tiếng Trung ra, chưa có bất cứ một trang, kênh đánh giá xe uy tín nào của thế giới lên tiếng về chất lượng những chiếc xe này.
"Thương hiệu xe Trung Quốc dẫn đầu thị trường đại lục và được biết nhiều nhất trên thị trường thế giới là Geely, công ty tư nhân. Còn BAIC, hãng xe được nói ở trên chưa lọt nổi vào Top 20 thương hiệu xe nội địa Trung Quốc", một chuyên gia chia sẻ.
Thực tế, các thương hiệu xe Trung Quốc đã rất nhiều lần có ý định vào thị trường Việt Nam song tính đến nay không nhiều trong số họ thành công. Từ thương hiệu ban đầu như Lifan, Chery, Geely, đến Baic, Zotye giờ là MG và mẫu Beijing X7 đều tỏ rõ ý định chinh phục thị trường Việt, khai thác thị phần xe phổ thông, giá dưới 1 tỷ đồng, đang được kỳ vọng bùng nổ vào thời gian tới.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng, với giá bán 500 - 700 triệu đồng, xe Beijing X7 không đắt cũng không rẻ. Vấn đề là chất lượng thực sự của chiếc xe ra sao thì chưa rõ.
Theo một số chuyên gia xe hơi, để xe Trung Quốc thực sự lọt mắt xanh của khách Việt, con đường phía trước sẽ rất dài. Đầu tiên các hãng xe sẽ phải khẳng định chất lượng có xứng với giá cả, chính sách hậu mãi và sự làm ăn bài bản của doanh nghiệp, tiếp đó là tâm lý e ngại xe Trung Quốc, cho dù đây là sản phẩm "Trung Quốc nội địa".
Người có điều kiện mới dám chơi ô tô Trung Quốc Nhiều người tìm đến xe hơi Trung Quốc vì sở thích chứ không phải vì thiếu tiền mua xe Nhật, Hàn. Thậm chí chơi xe Trung Quốc cũng tốn kém không ít. Mỗi khi một mẫu xe hơi Trung Quốc mới được nhập về Việt Nam và gây bão trên các diễn đàn xe hơi, mạng xã hội, tôi lại thấy xuất hiện...