Tham vọng trên biển của Đài Loan
Đài Loan nỗ lực tăng cường sức mạnh của Lực lượng phòng vệ biển bằng những chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng.
Tàu Đà Giang được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” nhờ trang bị các tên lửa Hùng Phong đầy uy lực – Ảnh: AFP
Theo AFP, Đài Loan ngày 31.3 đã biên chế tàu tên lửa lớn nhất của hòn đảo này tại một buổi lễ do lãnh đạo Mã Anh Cửu chủ trì. Phát biểu trước hàng trăm sĩ quan của Lực lượng phòng vệ biển có mặt tại buổi lễ, ông Mã đánh giá cao tốc độ và khả năng tàng hình của tàu hộ tống Đà Giang và cho biết việc đưa chiếc tàu này vào hoạt động “phản ánh quyết tâm của lực lượng phòng vệ trong việc bảo vệ an ninh Đài Loan”. Tàu được triển khai ngay sau buổi lễ tại căn cứ hải quân Tả Doanh ở phía nam hòn đảo.
“Sát thủ tàu sân bay”
Tàu Đà Giang có độ choán nước 500 tấn, dài 60,4 m và rộng 14 m. Nó có thể đạt tốc độ 38 hải lý/giờ và có tầm hoạt động 2.000 hải lý với thủy thủ đoàn gồm 41 người. Theo trang tin thinking-taiwan.com, tàu được trang bị 8 tên lửa đối hạm Hùng Phong-2 và 8 tên lửa đối hạm siêu thanh Hùng Phong-3. Việc trang bị các tên lửa này cho phép tàu Đà Giang sở hữu hỏa lực mạnh gấp đôi so với các tàu khu trục lớp Kidd và tàu hộ tống lớp Oliver Hazard Perry.
Chiếc tàu mới của Lực lượng phòng vệ biển Đài Loan được trang bị công nghệ tàng hình, cho phép lẩn tránh ra đa đối phương. Mặt cắt ngang được tiết giảm của Đà Giang giúp nó trông giống một chiếc tàu có kích cỡ nhỏ hơn, nên có thể dễ dàng bị lầm tưởng là một trong vô số tàu cá di chuyển quanh eo biển Đài Loan. Bên cạnh đó, với thiết kế kiểu 2 thân xuyên sóng, tàu tên lửa Đà Giang có thể hoạt động ổn định hơn trong điều kiện khắc nghiệt trên biển.
Theo tờ South China Morning Post, tàu Đà Giang là một phần chương trình trị giá 25 tỉ Đài tệ (khoảng 800 triệu USD) nhằm chế tạo từ 7 – 11 tàu hộ tống nhằm tăng cường khả năng tấn công của Đài Loan. Truyền thông địa phương mệnh danh tàu tên lửa Đà Giang là “sát thủ tàu sân bay” nhờ khả năng linh hoạt và cùng các trang bị “khủng” của nó.
Kế hoạch 20 năm
Theo trang Global Security, Lực lượng phòng vệ biển Đài Loan hiện có hơn 20 tàu tác chiến mặt nước, 4 tàu ngầm, khoảng 100 tàu tuần tra, 30 tàu rải/quét thủy lôi và 25 tàu đổ bộ. Mặc dù Lực lượng phòng vệ biển Đài Loan có khả năng tân trang và kéo dài thời hạn sử dụng tàu chiến và các thiết bị quân sự khác, nhưng một số lượng lớn trong đội tàu của họ đã trở nên lỗi thời và cần phải thay mới.
Chính vì vậy, cuối năm ngoái, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan công bố kế hoạch hiện đại hóa Lực lượng phòng vệ trên biển trong thời hạn 20 năm. Theo đó, Đài Bắc nhắm đến mục tiêu đóng mới 4 tàu khu trục có độ choán nước 10.000 tấn, 10 đến 15 tàu hộ tống 3.000 tấn và các tàu đổ bộ tấn công nhằm thay thế 11 tàu vận tải đổ bộ. Trang tin Defense News dẫn lời giới chức Lực lượng phòng vệ biển Đài Loan cho biết các công ty Mỹ vẫn được phép tham gia cung cấp nhiều hệ thống nhưng các công ty trong nước sẽ đóng vai trò chủ lực.
Video đang HOT
Đài Loan cũng có kế hoạch đóng 4 đến 8 tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – diesel có độ choán nước 1.200 – 3.000 để thay thế 2 tàu ngầm lớp Hải Long do Hà Lan chế tạo hồi thập niên 1980 và 2 tàu lớp Guppy do Mỹ chế tạo thời Thế chiến 2. Trong bài phát biểu ngày 31.3, lãnh đạo Mã Anh Cửu đã bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với chương trình tàu ngầm phòng thủ nội địa này.
Theo phân tích trên trang thinking-taiwan.com, chương trình hiện đại hóa của Lực lượng phòng vệ biển Đài Loan không đề cập đến tàu có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Nói cách khác, chưa có thông tin cụ thể nào liên quan đến việc Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng bao nhiêu tàu tên lửa tàng hình và những tàu cỡ nhỏ hơn (chẳng hạn như thay mới các tàu tuần tra KH-6). Theo những gì đã được công bố, với việc thay mới các tàu khu trục hiện có, Lực lượng phòng vệ biển Đài Loan trong tương lai vẫn sẽ được xây dựng dựa trên khái niệm Nhóm tàu tác chiến mặt nước (SAG) để chiến đấu trên biển thay cho tàu sân bay.
Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng nói trên của Lực lượng phòng vệ biển có thể sẽ không dễ dàng. Theo Defense News, Đài Loan sẽ khó có thể tiếp tục trông cậy vào các hệ thống khí tài do Mỹ chế tạo trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn đối với Mỹ. Trong khi đó, việc tự phát triển các tàu nội địa cũng gặp nhiều trở ngại do ngân sách có hạn.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Ấn Độ và tham vọng hiện đại hóa quân đội
Ấn Độ đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng quân đội của nước này bằng hàng loạt các thỏa thuận quốc phòng trị giá nhiều tỉ USD. New Delhi đã không ngần ngại chi mạnh cho các dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân, chiến hạm và chiến đấu cơ thế hệ mới.
Tàu ngầm lớp Shishumar của Ấn Độ - Ảnh: Website Hải quân Ấn Độ
Trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ dường như rất chú trọng đến lực lượng hải quân. Điều này cũng có thể dễ hiểu khi hạm đội tàu ngầm của nước này đã hoạt động hơn 30 năm, lỗi thời và phát sinh hàng loạt sự cố trong năm 2013 khiến 18 thủy thủ thiệt mạng, theo Reuters. Hiện Ấn Độ chỉ còn vận hành 13 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel-điện.
16 tỉ USD đóng tàu ngầm hạt nhân và chiến hạm
Chính phủ Ấn Độ đầu năm 2015 đã thông qua kết hoạch trị giá 16 tỉ USD, đóng 6 tàu ngầm hạt nhân và 7 tàu khu trục tàng hình do chính nước này chế tạo.
Chương trình đóng 7 tàu khu trục tàng hình còn được gọi là dự án-17A, kinh phí ước tính khoảng 8 tỉ USD. Chúng sẽ được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu của chính phủ ở thành phố Mumbai và Kolkata, Ấn Độ, theo Reuters
Ngoài ra, New Delhi cũng đầu tư 8 tỉ USD để đóng 6 tàu ngầm hạt nhân. Theo quyết định ban đầu được đưa ra hồi năm 2014, Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC) chỉ tính đóng 6 tàu ngầm chạy bằng diesel-điện thông thường.
Tháng 12.2014, Ấn Độ đã cho chạy thử chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do nước này chế tạo. Tàu ngầm INS Arihant nặng khoảng 6.000 tấn, có thể mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo K-15 với tầm bắn 700 km.
Thành công này đã đánh dấu cột mốc quan trọng của Ấn Độ, đưa nước này trở thành một trong các quốc gia có thể chế tạo và vận hành tàu ngầm hạt nhân, cùng với Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, theo Indian Express.
25 tỉ USD phát triển chiến đấu cơ hiện đại
Ấn Độ mới đây đã quyết định ký thỏa thuận trị giá 25 tỉ USD để phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm với Nga và sẽ đặt mua 127 chiếc.
Chiếu đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga - Ảnh chụp màn hình RT
New Delhi ký thỏa thuận với Nga hồi đầu tháng 3.2015 sau khi thương vụ đặt mua 126 chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm tầm trung Rafale của Pháp bị đỗ vỡ, theo Times Of India.
Nga đang thực hiện kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của riêng mình, có tên là PAK-FA. Máy bay Sukhoi T-50 là sản phẩm trực tiếp từ PAK-FA.
Sukhoi T-50 sẽ được dùng làm phiên bản gốc để phát triển loại máy bay tàng hình thế hệ thứ năm cho không quân Ấn Độ, hay còn gọi là dự án FGFA.
Chiếu đấu cơ Sukhoi T-50 có vận tốc hơn 2.100 km/giờ, có thể cất cánh trên đường băng tương đối ngắn chỉ khoảng 300 m, theo Business Insider. Hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 hoàn chỉnh, đó là chiếc F-22 Raptor.
2,1 tỉ USD mua 'sát thủ săn ngầm' P-8 Poseidon
P-8 Poseidon là loại máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến nhất của Mỹ. Máy bay có thể mang và phóng tên lửa, bom chìm, ngư lôi trong các nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và trinh sát biển. P-8 Poseidon còn có thể phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, theo Reuters.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm", P-8 Poseidon có thể bay liên tục 7.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Mỹ từng điều P-8A Poseidon trong chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích MH370 vào đầu năm 2014. Tháng 2.2015, Mỹ cũng dùng loại máy bay này để tuần tra biển Đông.
Trong một thỏa thuận được ký hồi tháng 1.2009, Ấn Độ đã mua tổng cộng 8 chiếc P-8I Poseidon. Giá trị của thương vụ này lên đến 2,1 tỉ USD và là hợp đồng quân sự kỷ lục của Mỹ với Ấn Độ thời điểm đó, theo Reuters.
Ấn Độ là nước đầu tiên mà Mỹ bán 'sát thủ săn ngầm' P-8 Poseidon. Tuy nhiên, máy bay mà Mỹ bán cho Ấn Độ là phiên bản P-8I Poseidon dành cho hải quân nước này, còn phiên bản P-8A Poseidon dành riêng cho hải quân Mỹ.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Nga tham vọng làm đường cao tốc xuyên 3 châu lục Dự án về tuyến đường cao tốc xuyên châu lục vừa được tiết lộ trong cuộc họp của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Nếu được thực hiện, nó sẽ tạo ra nhiều thành phố và ngành công nghiệp mới, theo CNN. Tuyến đường dự kiến kết nối 3 châu lục trong dự án - Ảnh chụp màn hình CNN Chủ tịch tập...