Tham vọng tên lửa của Nga
Nhằm đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu, Moscow đã có hàng loạt động thái quân sự chiến lược trong thời gian qua.
Ông Putin muốn củng cố kho vũ khí hạt nhân của Nga để đối phó lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu – Ảnh: AFP
Vào cuối tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Lực lượng tên lửa chiến lược nước này sẽ được trang bị thêm 22 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới vào năm tới. Các vũ khí được tăng cường là loại tên lửa Yars, có thể mang từ 3 – 6 đầu đạn hạt nhân và có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 11.000 km.
Nâng cấp vũ khí hạt nhân
Theo RIA-Novosti, ông Putin còn nêu rõ Moscow sẽ tiếp tục phát triển khả năng phòng thủ hạt nhân để Lực lượng tên lửa chiến lược Nga có khả năng chọc thủng mọi lá chắn phòng thủ tên lửa. Nhằm đạt được mục tiêu này, Nga sẽ chi hơn 1,4 tỉ USD để phát triển vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2014 – 2016, đồng thời có kế hoạch nâng cấp khoảng 85% vũ khí hạt nhân chiến lược từ nay đến năm 2020. Trong năm nay, 2 trung đoàn thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã được trang bị hệ thống tên lửa cơ động mới.
Video đang HOT
Nga cũng sẽ bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa mới Sarmat vào năm 2018 nhằm thay thế loại tên lửa thời chiến tranh lạnh thường được phương Tây mệnh danh là Quỷ Satan. Đó là tuyên bố của Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, tướng Sergei Karakayev vào ngày 17.12, theo hãng tin Interfax.
“Chúng tôi tin sẽ được trang bị hệ thống tên lửa mới chất lượng cao từ năm 2018 – 2020″, ông Karakayev nói thêm. Tên lửa RS-20B Voyevoda, thường được NATO gọi là SS-18 Satan, được phát triển vào những năm 1970. Chúng sắp chấm dứt sứ mệnh phục vụ của mình mặc dù vẫn còn một số tên lửa thuộc loại này tiếp tục được triển khai đến năm 2022.
Hệ thống mới chỉ là một trong số nhiều vũ khí sẽ thay thế hoàn toàn các tên lửa thời Liên Xô vào khoảng năm 2021, theo ông Karakaev. “Khoảng năm 2018, hơn 80% Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ được trang bị tên lửa hiện đại nhất”, ông Karakaev nói. Các tên lửa là một phần trong kế hoạch mua sắm vũ khí lên đến 700 tỉ USD cho các lực lượng vũ trang ngay từ nay đến năm 2020.
Khiêu khích lá chắn tên lửa
Trong khi đó, để đối phó với kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ và NATO ở một số nước Đông Âu mà Moscow quan ngại sẽ đe dọa an ninh của mình, Nga đã cho triển khai tên lửa chiến thuật tầm ngắn Iskander tại Kaliningrad, gây quan ngại cho Ba Lan và các quốc gia Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania. Tên lửa Iskander có tầm bắn 500 km và có khả năng chọc thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Tờ Bild (Đức) mới đây đưa tin Nga đã triển khai khoảng 10 hệ thống Iskander ở Kaliningrad. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov xác nhận nhiều hệ thống tên lửa Iskander đã được trang bị cho lực lượng tên lửa và pháo binh thuộc Quân khu miền Tây của Nga, theo hãng tin Itar-Tass.
Và mặc dù phía Nga khẳng định việc triển khai Iskander “không xâm phạm bất cứ thỏa thuận hoặc hiệp định quốc tế nào”, song các nước liên quan đã tỏ ra quan ngại về động thái này của Moscow. “Chúng tôi hối thúc phía Nga ngưng các bước đi có thể gây bất ổn trong khu vực”, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf phát biểu ngày 16.12, theo AFP. Cùng ngày, Ba Lan và 3 quốc gia vùng Baltic cũng đã bày tỏ quan ngại về vụ việc.
Những bước đi trong quân sự gần đây của Nga cho thấy Moscow đang nỗ lực củng cố vị thế của mình trong khu vực cũng như tìm kiếm vai trò lãnh đạo toàn cầu như tuyên bố của Tổng thống Putin trong Thông điệp liên bang thường niên tại quốc hội mới đây.
Nga sẽ lập căn cứ trên mặt trăng ? Nga nên cân nhắc những dự án không gian “đi trước đón đầu” chẳng hạn như xây dựng một căn cứ có người đồn trú trên mặt trăng, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đề xuất hôm 17.12. “Chúng ta phải xây dựng kế hoạch thực tế từ các dự án mang tính khái niệm và tưởng tượng”, ông Rogozin nói. Ông cũng đề nghị Cơ quan Không gian Nga Roscosmos và Quỹ nghiên cứu tương lai (FPI) hợp tác phát triển những dự án như vậy, theo RIA-Novosti. FPI đã bắt đầu cấp quỹ cho các dự án quốc phòng “đi trước đón đầu” vào tháng 4. Và trong năm nay, quỹ có nhiệm vụ chi 70 triệu USD cho các dự án.
Theo TNO
Nga sắp thử "sát thủ lá chắn tên lửa"
Nga sẽ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo RS-26 trong vòng vài tuần tới. Theo các quan chức của Washington, tên lửa này có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ của Mỹ tại châu Âu.
Ảnh minh họa
Theo một số nguồn tin tình báo của Washington, lần phóng thử nghiệm tiếp theo của tên lửa đạn đạo RS-26 sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. Các quan chức Mỹ cho biết tên lửa này sẽ được triển khai với nhiều đầu đạn có tốc độ siêu âm, có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.
Vào tháng 6 vừa qua, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã miêu tả RS-26 là một "sát thủ lá chắn tên lửa", sau khi tên lửa được phóng thử thành công với các đầu đạn giả.
Tên lửa đạn đạo RS-26 của Nga sẽ được trang bị 3 tầng động cơ đẩy động lập. Điểm đáng chú ý nhất là các đầu đạn của tên lửa này có thể bay với tốc độ siêu âm và có khả năng tránh được tên lửa đánh chặn của kẻ thù. Đầu đạn có thể điều khiển được coi là công nghệ tiên tiến giúp tăng độ chính xác của hệ thống tên lửa.
Tên lửa RS-26 cũng được cho là sẽ sử dụng một loại nhiên liệu hiệu suất cao giúp tăng gia tốc ngay sau thời điểm phóng, tính năng này được sử dụng để tránh tên tên lửa đánh chặn.
Các quan chức Mỹ bình luận về quá trình phát triển tên lửa RS-26 sau hãng tin RIA Novosti của Nga cho biết lần thử tiếp theo của tên lửa RS-26 sẽ được tiến hành trước cuối năm nay tại bãi thử Kapustin Yar. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc đã từ chối bình luận về tên lửa RS-26.
Theo VoR
Mỹ sốt vó với dàn tên lửa Nga tiến sát EU Mỹ vô cùng lo ngại sau khi Nga điều tên lửa đạn đạo Iskander-M tới sát biên giới châu Âu nhằm đối phó lá chắn tên lửa NATO. Ngày 16/12, Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại sau khi Nga bất ngờ huy động nhiều tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân Iskander-M tới sát biên giới...