Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19

Theo dõi VGT trên

Hiệp ước Schengen, thỏa thuận không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà còn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế châu Âu, chuẩn bị đón “sinh nhật” lần thứ 35 trong bầu không khí u ám khi dịch COVID-19 tràn qua các nước thành viên, làm tê liệt các hoạt động kinh tế – xã hội, phá vỡ chuỗi cung ứng và khiến hầu hết người dân phải ở nhà.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19 - Hình 1
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy, ngày 19/4/2020, trong bối cảnh nước này thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc các nước Schengen áp đặt quy định hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus một lần nữa đặt Hiệp ước Schengen, vốn cho phép bãi bỏ kiểm soát biên giới, miễn thị thực xuất nhập cảnh và bảo đảm quyền đi lại tự do đối với công dân các thành viên, trước thách thức lớn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn cho rằng hồi kết của khu vực Schengen đang ở tương lai gần.

Bắt nguồn từ một thỏa thuận được 5 nước châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và CHDC Đức ký ngày 14/6/1985 tại thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg ở ngã 3 biên giới Pháp, Luxembourg và Đức, đến nay, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn Hiệp ước Schengen là 26, bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein cùng 22 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Mục tiêu ban đầu của hiệp ước xuất phát từ nhu cầu tạo lập một thị trường chung để đảm bảo sự di chuyển tự do hàng hóa, con người, dịch vụ và dòng vốn nhằm hình thành cộng đồng kinh tế châu Âu. Dần dần, khi quá trình hội nhập châu Âu phát triển, nhu cầu bãi bỏ các quy định về kiểm soát hộ chiếu và thị thực cũng tăng theo.

Hiệp ước Schengen đã giúp các nước thành viên hình thành được những mối quan hệ đối tác thương mại gần gũi hơn, thúc đẩy mạnh mẽ cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu và thu hút khách du lịch. EU coi Hiệp ước Schengen là một biểu tượng cho sự đoàn kết, hội nhập và thống nhất của khu vực. Đây cũng là cơ sở cho quan điểm về một “châu Âu phi biên giới”.

COVID-19 đã làm thay đổi tất cả. Vài ngày sau khi chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm nhập cảnh từ châu Âu vào Mỹ trong vòng 30 ngày vì lo ngại liên quan đến COVID-19, ngày 17/3, EU đã quyết định áp đặt lệnh cấm nhập cảnh trong 30 ngày với những người không phải công dân EU. Ngày 8/5, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố tiếp tục ủng hộ việc hạn chế nhập cảnh thêm 30 ngày, tức là đến giữa tháng 6, để ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, nhiều nước thành viên EU đồng thời cũng tham gia Hiệp ước Schengen đã “đi trước một bước” và đơn phương thực hiện các biện pháp nhằm tự bảo vệ mình trước cơn bão COVID-19. Trước thời điểm EU có những động thái tập thể đầu tiên, Đức tuyên bố áp dụng các quy định hạn chế đi lại dọc theo hầu hết các khu vực biên giới, cho biết sẽ chủ động thực hiện và không cần thông báo cho các nước láng giềng. Nối bước Đức, hàng loạt nước trong khu vực Schengen như Áo, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Ba Lan cũng nhanh chóng có các động thái tương tự.

Ít nhất 17 trên tổng số 26 nước thành viên khối Schengen đã nhanh chóng áp đặt các biện pháp quản lý biên giới khi nhận thức được nguy cơ của dịch COVID-19, dẫn đến hàng dài những xe tải chờ đợi được thông quan tại biên giới, và khiến nhiều công dân EU gặp khó khăn trong việc di chuyển từ nơi làm việc về nhà và ngược lại. Dường như chỉ sau một đêm, chiếc đồng hồ thời gian đã bị quay ngược về giai đoạn châu Âu chưa có các thỏa thuận về hội nhập và tự do dịch chuyển. Giấc mơ hội nhập châu Âu dường như đang phai nhạt vì COVID-19.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19 - Hình 2
Cảnh sát Đức tiến hành kiểm tra tại trạm kiểm soát biên giới giữa nước này và Áo ở khu vực gần làng Oberaudorf, bang Bayern (Đức) ngày 7/5/2020, thời điểm dịch COVID-19 lây lan mạnh tại châu Âu. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Mâu thuẫn giữa mối lo ngại về y tế, an ninh và tự do đi lại vốn luôn là vấn đề nhức nhối từ khi Hiệp ước Rome (1957) – nền tảng cho EU – hình thành. Điều 45 Hiệp ước Lisbon, có hiệu lực từ năm 2009, quy định rằng việc di chuyển tự do của công dân có thể bị hạn chế vì lý do sức khỏe cộng đồng. Điều 29 trong Chỉ thị 2004/38 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu cũng quy định cơ chế cho phép các quốc gia thành viên yêu cầu trình chứng chỉ y tế từ những người muốn đến thăm hoặc làm việc trong lãnh thổ của họ.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, biên giới quốc gia hiện nay dường như đang trở thành một “bộ lọc” ngăn chặn những người mang virus SARS-CoV-2. Các quốc gia thành viên hiện mới là bên có “quyền” kiểm soát các lựa chọn được đưa ra trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Việc các nước thành viên thực thi các biện pháp để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ người dân của mình là điều hoàn toàn hợp lý.

Mặc dù vậy, rõ ràng dịch bệnh COVID-19 đã bộc lộ những góc khuất trong hình ảnh châu Âu đoàn kết và thống nhất. Đây cũng được coi là phép thử mới đối với EU, sau cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn năm 2015, khi làn sóng người Trung Đông – Bắc Phi cố gắng xâm nhập vào các nước EU (chủ yếu là qua Hy Lạp và Italy) để xin tị nạn tại các quốc gia đích đến cuối cùng ở Bắc Âu. Ý tưởng về một châu Âu cùng chung chính sách trên thực tế không hề dễ triển khai và tương lai của Hiệp ước Schengen lại được đưa ra bàn cãi.

Thực tế thì EU cũng đã có những nhận thức và kinh nghiệm nhất định từ cuộc khủng hoảng 2015, bởi vậy, khi dịch COVID-19 ập đến, sau giai đoạn thiếu hợp tác và không thống nhất, các nước EU đã phối hợp chặt chẽ hơn, với bằng chứng là những hướng dẫn của EC liên quan khuyến nghị về y tế công cộng, và cả lệnh cấm nhập cảnh tới EU đối với công dân bên ngoài (trừ một số trường hợp). Khu vực cũng đã có những cải tổ nhất định trong hoạt động, như xây dựng Cơ chế Bảo vệ dân sự liên minh và kích hoạt một quỹ khẩn cấp. Mục tiêu của các biện pháp này là tạo ra nguồn cung y tế ở cấp độ châu Âu để hỗ trợ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng và mở rộng việc xét nghiệm y tế quy mô lớn.

Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này thực sự không thể thỏa mãn những đòi hỏi về tinh thần đoàn kết. Những chính sách y tế công riêng biệt của các quốc gia đã dẫn đến một sự lúng túng khi khu vực cần có phản ứng chung trước đại dịch, vô hình trung kích động cuộc cạnh tranh, và thậm chí là giành giật nguồn cung y tế giữa các nước thành viên. Những thực trạng ấy rõ ràng đã khiến câu hỏi về tương lai của EU nói chung, hay Schengen nói riêng trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Dịch COVID-19 đã có dấu hiệu tạm lắng ở một số khu vực, và nhiều nước châu Âu bắt đầu nới lỏng phong tỏa, khôi phục lại hoạt động, cùng hướng tới mục tiêu chung là phục hồi kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Một số quốc gia đã đề xuất tiến hành những biện pháp tạm thời. Áo cân nhắc xét tiếp nhận khách du lịch từ những quốc gia trong khối Schengen có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp; Hy Lạp xem xét cho phép khách du lịch nhập cảnh với “Hộ chiếu y tế”, trong đó có xác nhận khách du lịch không nhiễm SARS-CoV-2; trong khi Bỉ dự kiến cấp thẻ cho phép du khách tới một số bãi biển…

Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã thông báo từ ngày 15/5 sẽ vẫn hạn chế số người đến từ các nước Schengen, đồng thời áp đặt cách ly 14 ngày đối với tất cả những người đến nước này nhằm tránh khả năng lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2 từ những người nhập cảnh.

Tham vọng Schengen trước thách thức COVID-19 - Hình 3
Cảnh sát và lực lượng dân phòng Tây Ban Nha tiến hành kiểm tra tại trạm kiểm soát biên giới với Pháp ở khu vực Dancharia, gần Ainhoa (Pháp), ngày 17/3/2020, trong bối cảnh nước này thực hiện lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Chắc chắn việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại sẽ diễn ra trong tương lai, song nó không thể là một sớm một chiều. Khu vực cần một cách tiếp cận thống nhất. EC đã xây dựng một bộ nguyên tắc chung cho các nước thành viên trong quá trình nới lỏng phong tỏa, đưa các hoạt động kinh tế – xã hội trở lại trạng thái bình thường. Trong đó, việc bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ được áp dụng tại những điểm được xác định là hội tụ đủ các yêu cầu về mặt dịch tễ. Ở khía cạnh này, cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể là cơ hội để châu Âu cùng nhau tìm lời giải cho nhiều vấn đề chung, là bước ngoặt để EU khôi phục hoàn toàn khu vực Schengen.

Khi các biện pháp kiểm soát biên giới được gỡ bỏ, một thế hệ trẻ người châu Âu sẽ có trải nghiệm về một điều hoàn toàn mới mẻ, trong khi thực tế này có thể khiến nhiều người nhớ lại châu Âu đã từng thế nào trước Schengen. Giá trị của dòng dịch chuyển tự do tại châu Âu rất có thể sẽ là nguồn cảm hứng để các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách củng cố khu vực này hiệu quả hơn sau quá trình hồi phục chậm chạp và chưa hoàn thành từ sau cuộc khủng hoảng di cư giai đoạn 2015-2016.

Ý tưởng cải tổ mà Pháp và Đức đưa ra hồi năm 2017, sau khi cuộc khủng hoảng di cư bộc lộ những “lỗ hổng” của khu vực tự do đi lại châu Âu, có thể là xuất phát điểm cho nỗ lực “cứu” Hiệp ước Schengen thoát khỏi sự tấn công của các đại dịch tương tự như COVID-19.

Bỉ: Người đàn ông liếm tay, bôi lên tàu điện ngầm giữa dịch Covid-19

Cảnh sát Bỉ vào cuộc điều tra và bắt giữ một người đàn ông có hành động không phù hợp trên tàu điện ngầm, giữa dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh ở châu Âu.

Theo Daily Star, người đàn ông bị bắt khi không biết hành động của mình được người khác ghi hình. Trong video, người đàn ông kéo khẩu trang để lộ miệng, đưa hai ngón tay vào miệng và sau đó bôi lên cây cột kim loại trên tàu điện ngầm.

Vụ việc xảy ra trên một tàu điện ngầm ở Brussels, Bỉ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Twitter, với dòng mô tả cảnh báo người đi tàu không được làm theo hành động của người đàn ông trên.

Bỉ: Người đàn ông liếm tay, bôi lên tàu điện ngầm giữa dịch Covid-19 - Hình 1

Người đàn ông lấy ngón tay đưa lên miệng.

"Hãy nhìn anh ta làm gì kìa. Đừng làm như vậy và đừng chạm vào cột", dòng mô tả viết.

Cảnh sát Bỉ sau đó đã vào cuộc, bắt giữ người đàn ông trong video. Công ty vận tải liên tỉnh Brussels viết trên Twitter: "Người đàn ông say rượu đó đã bị cảnh sát và lực lượng an ninh ở ga tàu điện ngầm bắt giữ. Con tàu tạm ngừng phục vụ để khử trùng".

Bỉ: Người đàn ông liếm tay, bôi lên tàu điện ngầm giữa dịch Covid-19 - Hình 2

Không rõ người đàn ông hành động vô ý hay cố tình.

"Cảm ơn vì thông điệp của mọi người. Ga tàu điện ngầm luôn được dọn dẹp sạch sẽ mỗi ngầy", công ty viết.

Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Bỉ thông báo có thêm 2 ca tử vong vì Covid-19, bao gồm hai người già ở độ tuổi 73 và 86.

Tính đến ngày 11.1, Bỉ ghi nhận thêm 47 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 ở quốc gia châu Âu này lên con số 314.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ
13:56:54 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm
14:05:43 08/11/2024

Tin mới nhất

Ai Cập ấn định thời điểm tổ chức hội nghị huy động viện trợ cho Dải Gaza

19:44:55 08/11/2024
Ông Aljowaily cũng nhắc lại sự sẵn sàng của Ai Cập trong việc hỗ trợ tái thiết dải đất này, dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của nước này trong phát triển đô thị và sự tham gia trước đây của chính quyền Cairo vào các nỗ lực tái thiết ở Ira...

Nga đề nghị châu Âu đàm phán với Ukraine về thỏa thuận vận chuyển khí đốt

19:41:19 08/11/2024
Tuy nhiên, theo Aura Sabadus, nhà phân tích cấp cao tại công ty thông tin thị trường ICIS, Áo, Hungary và Slovakia có khả năng sẽ là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nguồn cung khí đốt quá cảnh qua Ukraine bị gián đoạn.

Căng thẳng tại Trung Đông: Hamas kêu gọi chấm dứt xung đột

19:33:09 08/11/2024
Chuẩn tướng Itzik Cohen của quân đội Israel nói rằng hàng hóa viện trợ nhân đạo sẽ được phép thường xuyên vào khu vực phía Nam của thành phố Gaza, nhưng không phải phía Bắc do không còn thường dân ở khu vực này.

Tour du lịch để khách mặc áo tù đeo gông là sáng tạo hay đáng bị chỉ trích?

18:11:38 08/11/2024
Dự án mới vừa được tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) giới thiệu, dự kiến vận hành trong tháng 12 tới đây đang thu hút sự chú ý từ dư luận nước này.

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

17:57:20 08/11/2024
Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc.

Đơn vị nào của Nga đã khiến Ukraine thất thủ ở Selidove?

17:50:02 08/11/2024
Thành phố Selidove có 8.000 binh sĩ Ukraine phòng thủ nhưng đã thất bại nhanh chóng. Vậy những đơn vị nào của Nga tham gia trận đánh khiến lực lượng Kiev phải tháo chạy hỗn loạn?

Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng

17:46:52 08/11/2024
Đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là đang lên kế hoạch đóng băng xung đột Nga - Ukraine, một kịch bản mà Moscow và Kiev từng lên tiếng phản đối.

Australia: Máy bay của hãng hàng không Qantas hạ cánh khẩn cấp sau tiếng nổ lớn

17:17:22 08/11/2024
Trên mạng xã hội X, Sở Cứu hỏa thành phố thông báo hiện sân bay Sydney đang phối hợp cùng lực lượng cứu hỏa hàng không dập tắt đám cháy gần đường băng số ba.

Hàng chục hành khách nghi ngộ độc thực phẩm trên các chuyến bay từ Guam đến Nhật Bản

16:06:28 08/11/2024
Các hành khách có triệu chứng như nôn mửa, trong đó 14 người đã phải nhập viện ngay sau khi máy bay hạ cánh. Một số hành khách cho biết đã cảm thấy không khỏe trước khi lên máy bay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đối thoại với Tổng thống đắc cử Donald Trump

15:59:40 08/11/2024
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ông Trump đã bày tỏ một số quan điểm về cuộc xung đột ở Ukraine vốn kéo dài hơn 2,5 năm qua, trong đó đề cập đến những cam kết của Washington dành cho Kiev.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Indonesia: Tạo hiệu quả đòn bẩy ngoại giao

15:01:22 08/11/2024
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, chuyến thăm này có tầm quan trọng đáng kể đối với cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Indonesia và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực.

Vấn đề người di cư: Hàng nghìn người vượt biển đến Anh bất chấp thời tiết xấu

15:01:03 08/11/2024
Đáng chú ý, số người di cư thiệt mạng khi tìm cách vượt biển đến Anh từ đầu năm đến nay đã lên tới 66 người, cao hơn 5 lần so với tổng số 12 nạn nhân của cả năm ngoái, trong đó chỉ riêng trong 2 ngày đầu tuần này đã có 5 người di cư thi...

Có thể bạn quan tâm

Thót tim khoảnh khắc nam sinh lớp 10 chạy xe máy tông vào cụ ông đi xe đạp ở Thanh Hoá: Camera an ninh ghi lại gì?

Netizen

19:30:46 08/11/2024
Trong quá trình điều khiển xe máy chở theo bạn trên đường, nam sinh đã không may va trúng cụ ông đang đạp xe cùng chiều khiến cả 2 bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Công bố địa điểm tổ chức concert 2NE1 tại TP.HCM, liệu có lặp lại lịch sử như BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

19:24:13 08/11/2024
2 đêm concert của 2NE1 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở địa điểm quen thuộc - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Chủ bản hit "Tình sầu thiên thu muôn lối" Doãn Hiếu lộ diện

Nhạc việt

19:19:58 08/11/2024
Ca sĩ Doãn Hiếu thoát hình tượng thanh xuân vườn trường , hóa bad boy đầy chất chơi ngay sau sinh nhật tuổi 22.

Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!

Sao việt

19:12:24 08/11/2024
Tính đến hiện tại, những lần Vĩnh Thụy chia sẻ về vợ trên mạng xã hội chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, anh cũng quyết giữ kín bưng những khoảnh khắc nét căng trong ngày trọng đại của 2 vợ chồng.

Lưu ý khi làm mới không gian bằng giấy dán tường

Sáng tạo

18:47:56 08/11/2024
Giấy dán tường được xem là giải pháp nhanh chóng cho những người muốn làm mới không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường cũng có ưu và nhược điểm riêng.

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tin nổi bật

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Bất ngờ về bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu bị khởi tố cùng ca sĩ Quốc Kháng

Pháp luật

17:53:04 08/11/2024
Bà Lê Thị Mỹ Châu là cổ đông lớn nhất của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group và Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu. Tuy nhiên Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu đã không còn hoạt động.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 15: Hai nữ sinh cùng phòng ký túc xá bị cả trường đồn yêu nhau

Phim việt

17:25:52 08/11/2024
Nga khẳng định luôn mình và Linh đúng là một cặp. Có phải cô nàng Nga lắm chiêu đang cố tình thử thách sự tinh tế và tình cảm của hai anh chàng dành cho Linh?

Demi Moore chia sẻ về cảnh 'nóng' với Margaret Qualley trong 'The Substance'

Hậu trường phim

17:01:35 08/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance theo chủ nghĩa nữ quyền, để lộ toàn bộ cơ thể của Demi Moore và Margaret Qualley.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.