Tham vọng mới của Nga với Iskander-M
Với tham vọng vượt qua được tất cả lưới lửa phòng thủ của đối phương, Nga quyết định nâng cấp hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M.
Thông tin về gói nâng cấp này được Sputnik dẫn lời ông Sergey Chemezov, Tổng Giám đốc tập đoàn Nhà nước Rostec cho biết, quá trình nâng cấp này sẽ bắt đầu từ sau năm 2020.
“Trong mấy năm trở lại đây, Văn phòng thiết kế chế tạo máy đã tạo ra hơn hai chục loại vũ khí có độ chính xác cao và các biến thể. Tương ứng với hạng mục chiến lược “Trang bị vũ khí”, trong mười năm tới chúng tôi dự định hoàn thiện hệ thống tên lửa chiến thuật. Sau năm 2020 sẽ đưa ra phiên bản nâng cấp của Iskander-M”, ông Chemezov cho biết.
Hệ thống tên lửa Iskander-M.
Trước đó, RIA Novosti dẫn lời Chỉ huy trưởng Lực lượng tên lửa và pháo binh của Nga, tướng Mikhail Matveevsky cho biết: “Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay đang lên kế hoạch hiện đại hoá tổ hợp tên lửa Iskander-M nhằm tăng khả năng chiến đấu và sự linh hoạt trong hoạt động”.
Tướng Matveevsky nhấn mạnh rằng, việc hiện đại hóa tổ hợp tên lửa tấn công này “sẽ bảo đảm cho Iskander-M trở thành thứ vũ khí tối tân, không thua kém các loại vũ khí tấn công khác của nước ngoài đến năm 2030″.
Mặc dù vậy, Chỉ huy trưởng Lực lượng tên lửa và pháo binh của Nga, cũng lưu ý rằng, Iskander-M hiện có thể vượt qua bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nào trên thế giới.
Video đang HOT
Nga luôn coi Iskander-M là con bài để mặc cả với đối phương mỗi khi tình hình có diễn biến bất lợi với họ. Cụ thể, hồi năm 2013, khi tình hình Baltic căng thẳng, lập tức Nga đã úp mở về chuyện triển khai Iskander-M đến Kaliningrad.
Trường hợp tiếp theo là sau khi Nga sáp nhập Crimea, Moscow cũng tuyên bố sẵn sàng triển khai tên lửa đạn đạo này bất cứ khi nào họ cần. Ngoài ra, hồi đầu năm 2016, Nga cũng mang Iskander-M ra dọa nếu Thụy Điển gia nhập NATO và khi tình hình tại Syria có những diễn biến phức tạp, lập tức Iskander-M đã có mặt.
Dù năng lực thực sự của tên lửa đạn đạo này chưa được kiểm chứng nhưng theo nhận định được tạp chí National Interest đưa ra (khi tên lửa này xuất hiện tại Syria), Nga luôn coi Iskander-M là vũ khí để mặc cả với phương Tây khi quan hệ 2 bên trở nên căng thẳng.
Và gần đây nhất là sau khi Mỹ tấn công Syria với hàng chục quả tên lửa lửa hành trình Tomahawk, một lần nữa tên lửa đạn đạo này lại được Nga úp mở nhắc đến.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-M được thiết kế để thay thế các tổ hợp tên lửa Tochka-U đã lỗi thời. Đây là loại tên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay. Iskander có chiều dài 7,2 m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn 380 kg.
Mỗi xe phóng 9P78E của hệ thống Iskander-M mang 2 đạn tên lửa và dự trữ 2 quả với khả năng bắn hết 2 đạn chỉ trong 1 phút, sai lệch vòng tròn chỉ khoảng 2m. Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính và hệ thống định vị GLONASS.
Không chỉ khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa khó đoán trước được đường bay, tên lửa Iskander còn được áp dụng công nghệ tàng hình plasma cho phép nó xuyên thủng các lá chắn tên lửa hiện đại.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
[Infographic] Iskander M - "Chiến binh" gieo rắc nỗi kinh hoàng cho kẻ thù
Cho đến thời điểm hiện tại thì Iskander-M là phiên bản mạnh nhất trong gia đình tên lửa chiến thuật Iskander, và nó cũng là hệ thống tên lửa chiến thuật khủng khiếp và đáng sợ nhất hiện nay.
Tên lửa Iskander (định danh NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay.
Khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ "tàng hình" độc đáo của riêng người Nga - công nghệ tàng hình plasma.
Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa. Có ba biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280km, tầm bắn tối thiểu 50km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 500km và phiên bản Iskander-K đang thử nghiệm.
Trong số đó tên lửa phiên bản Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Nga để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu trong trường hợp lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500km, có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào mà nó nhắm đến.
Như vậy, nếu đặt hệ thống tên lửa này tại Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở cận Baltic và phía đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus - tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad - tiêu diệt các mục tiêu ở Đức, và dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
Ngoài tầm bắn khủng so với tên lửa cấp chiến thuật chiến dịch của đối phương, số đầu đạn mang theo cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, Iskander-M còn sở hữu những khả năng đặc biệt khiến phương Tây có lý do để lo lắng.
Khi so sánh tổng thể với tên lửa cùng chủng loại của đối phương thì Iskander-M có khả năng ưu việt và hiệu quả gấp từ 5 tới 8 lần. Đồng thời, công nghệ tàng hình Plasma cũng giúp cho nó sống sót trước đòn đánh chặn của đối phương.
Đến nay mọi động thái về tên lửa này rất được dư luận và các đối thủ của Nga quan tâm đặc biệt.
Chiêm ngưỡng sức mạnh đáng sợ của loại tên lửa đáng sợ này qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Tên lửa "tỏa nhiệt" khắp Đông Bắc Á Khu vực Đông Bắc Á dồn dập biến động đẩy căng thẳng lên cao chưa từng có. Triều Tiên thử tên lửa, Mỹ - Hàn triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), chính trường Hàn Quốc bất ổn, quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc và Nhật Bản leo thang do những tranh cãi về...