Tham vọng mở rộng quân sự của Trung Quốc – Kỳ 1: Chiến lược ‘Chuỗi Ngọc Trai’
Các chuyên gia nhận định Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng hiện diện quân sự ở khắp vùng Ấn Độ Dương trong khuôn khổ một chiến lược được gọi là “Chuỗi Ngọc Trai”.
Một tàu ngầm của Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Các chuyên gia vẫn còn tranh cãi liệu Trung Quốc đã âm thầm bắt tay thực hiện chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” hay kế hoạch này vẫn còn trên giấy, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản).
Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai là các tuyến giao thông hàng hải của Trung Quốc kéo dài đến Sudan, đi qua eo biển chiến lược Mandab, eo biển Malacca, eo biển Hormuz và eo biển Lombok. Trung Quốc muốn đặt nhiều căn cứ quân sự, cụ thể là căn cứ hải quân, tại nhiều nước khác nhau được xem là “Ngọc Trai” nằm trong “Chuỗi” trải dài từ phía nam Trung Quốc sang Ấn Độ Dương.
Năm 2015 được đánh giá là năm Bắc Kinh đẩy mạnh tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, việc Bắc Kinh tăng cường hoạt động xây những đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông cũng là một phần trong chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai”, theo một báo cáo của tổ chức tư vấn quốc phòng, tình báo Booz Allen Hamilton (Mỹ).
Tàu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện nhiều lần ở Ấn Độ Dương kể từ cuối năm 2014. Tàu ngầm điện-diesel lớp Tống từng ghé cảng Colombo (thủ đô Colombo, Sri Lanka) để tiếp nhiên liệu, sau đó tham gia cuộc tập trận chống hải tặc ở vịnh Aden vào cuối năm 2014. Vài tuần sau đó, tàu ngầm hạt nhân lớp Hán tiếp tục xuất hiện ở Colombo, và lúc bấy giờ Hải quân Trung Quốc tuyên bố sẽ điều tàu ngầm tuần tra thường xuyên ở Ấn Độ Dương.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận – Ảnh: Reuters
Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư và xây dựng ở cảng Hambantota của Sri Lanka. Tuy nhiên, ở vịnh Bengal, “Chuỗi” bị gián đoạn vì Trung Quốc phải đối đầu với Ấn Độ. Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn chưa thể lôi kéo Myanmar vào “Chuỗi Ngọc Trai” sau vụ quân đội Myanmar ném bom nhầm vào lãnh thổ Trung Quốc hồi tháng 4.2015, khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng.
Dù vậy, quan hệ Trung Quốc-Pakistan đang ngày càng thắt chặt. Bắc Kinh dự kiến sẽ bán 8 tàu ngầm diesel lớp Nguyên cho Pakistan. Có lẽ không phải tình cờ mà một tàu ngầm lớp Nguyên của Trung Quốc gần đây đã đến thăm thành phố Karachi, Pakistan. Và đây là lần đầu tiên một tàu ngầm Trung Quốc đến Pakistan.
Video đang HOT
Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4.2015 – Ảnh: Reuters
Pakistan cũng đã ký kết với Trung Quốc về thỏa thuận Vành đai Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, trong có hàng loạt dự án cơ sơ hạ tầng nhằm nối liền khu tự trị Tân Cương (phía tây Trung Quốc) với các cảng ở Gwadar và Karachi của Pakistan.
Ở phía tây của Ấn Độ Dương, Trung Quốc cũng gặp được nhiều “Ngọc Trai” tiềm năng, đó là đảo quốc Seychelles và Maldives. Hai đảo quốc này được xem là ứng cử viên xán lạn để quân đội Trung Quốc chọn đặt căn cứ hải quân. Ấn Độ vừa qua lên tiếng phản đối Maldives sửa hiến pháp cho phép Trung Quốc mua đảo, với lo ngại Bắc Kinh sẽ tiến hành bồi đắp, xây dựng nhưng hòn đảo thành các căn cứ quân sự, tựa như những gì nước này đang hành động phi pháp ở Biển Đông.
Ngoài Pakistan, một ứng cử viên “Ngọc Trai” sáng giá khác cho Trung Quốc là Djibouti, một quốc gia nhỏ ở châu Phi. Djibouti cân nhắc cho phép xây dựng căn cứ hải quân ở cảng Obock của nước này. Tàu chiến của hải quân Trung Quốc cũng thường ghé qua cảng Djibouti để tiếp nhiên liệu trong những sứ mạng ở vịnh Aden.
Điều đáng chú ý là những quốc gia khác, như Mỹ, Pháp và Anh, lại đang cắt giảm sự hiện diện (được thiết lập từ lâu) ở Djibouti, theo The Diplomat.
Mặc dù vẫn chưa rõ Trung Quốc có thật sự đang tiến hành chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” hay không, nhưng giáo sư James Holmes, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, nhấn mạnh: “Trung Quốc chưa xây dựng căn cứ quân sự nào ở Ấn Độ Dương, nhưng không có nghĩa Bắc Kinh sẽ không làm điều này trong tương lai”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tàu ngầm Trung Quốc chạy như 'khua chiêng gõ trống'
Dù được đầu tư mạnh tay, nhiều lớp tàu ngầm mới, hiện đại nhất Trung Quốc vẫn không thể bắt kịp các đối thủ Mỹ và Nga.
Một chiếc tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc. Ảnh: Military-Today
Trung Quốc hơn hai thập kỷ qua đạt được hàng loạt bước tiến lớn về quân sự, quốc phòng. Tuy nhiên, năng lực phát triển tàu ngầm hạt nhân của nước này vẫn không có nhiều đột phá, theo National Interest. Vấn đề mà Bắc Kinh gặp phải là họ còn thiếu các công nghệ phù hợp về động cơ cũng như khả năng giảm tiếng ồn cho tàu ngầm. Trở ngại trên khiến Trung Quốc chưa thể cho ra lò những chiếc tàu ngầm đủ sức cạnh tranh với Nga hay Mỹ.
Thậm chí tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin mới nhất của Bắc Kinh cùng tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang cải tiến cũng bị nhận xét là hoạt động ồn hơn cả tàu ngầm lớp Victor III sản xuất từ thập niên 70 của Nga hay tàu ngầm lớp Delta III của Mỹ, theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ.
Ngay cả lớp tàu ngầm tương lai Type-95 cũng bị đánh giá là ồn hơn các tàu ngầm lớp Schuka-B thuộc Dự án 971 của Liên Xô trước đây. Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-96 hay tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel cũng lâm vào tình cảnh tương tự, quan sát viên Dave Majumdar nhận xét.
Chuẩn đô đốc Sumihiko Kawamura, nguyên chỉ huy đơn vị chống ngầm thuộc Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, cũng từng nêu ý kiến rằng tàu ngầm Trung Quốc khó lòng thoát khỏi các hệ thống phát hiện dưới đáy biển, nhất là khi đi qua "chuỗi đảo thứ nhất" để tiến ra Thái Bình Dương.
"Tàu ngầm Trung Quốc khi hoạt động cứ như là đang khua chiêng gõ trống vậy", ông Kawamura nói.
Vị trí "chuỗi đảo thứ nhất" và "chuỗi đảo thứ hai". Đồ họa: BBC.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Trung Quốc lại tụt hậu trên phương diện phát triển tàu ngầm hạt nhân trong khi các lĩnh vực liên quan đến khoa học, kỹ thuật quân sự khác vẫn tiến bộ vượt bậc.
Jerry Hendrix, cựu chỉ huy hải quân, chủ nhiệm Chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, cho rằng vấn đề trên xuất phát từ thực tế công nghệ giảm tiếng ồn luôn là một trong những lĩnh vực tuyệt mật, rất ít khi được tiết lộ ra ngoài. Nhưng hơn cả, kỹ thuật chế tạo hàng hải của Trung Quốc chưa thể đáp ứng các quy trình sản xuất tàu ngầm tân tiến.
Theo Bryan McGrath, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Sức mạnh Hải quân thuộc Viện Hudson, kiêm giám đốc điều hành nhóm tư vấn hải quân The FerryBridge Group, sự chậm tiến của công nghệ tàu ngầm Trung Quốc bắt nguồn từ hai nguyên nhân.
Trước đây khoảng 20 năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề đặt việc thiết kế và chế tạo tàu ngầm làm ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, đây là công việc cực kỳ khó khăn, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Mới chỉ hai thập kỷ trôi qua kể từ khi Bắc Kinh quyết định tập trung cho tàu ngầm hạt nhân. Khoảng thời gian này quá ngắn, không thể đủ cho Trung Quốc hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để cho ra những sản phẩm tàu ngầm hạt nhân hiện đại tương tự Mỹ hay Nga.
"Quá trình này tốn nhiều thời gian, công sức và đôi khi còn cần cả một chương trình gián điệp công nghiệp tinh vi mới có thể đạt được", ông McGrath nói.
Bryan Clark, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, thì nhận định tàu ngầm hạt nhân đến nay vẫn chưa phải là trọng tâm phát triển của Trung Quốc. Lý do là những ưu điểm của tàu ngầm động cơ diesel hay động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP), như khả năng hoạt động lâu dài, tốc độ cao, công suất lớn, không quá quan trọng đối với những nhiệm vụ mà Bắc Kinh thường thực hiện, ví dụ bảo vệ bờ biển chống lại tàu mặt nước hoặc tuần tra.
"Tàu ngầm diesel của Trung Quốc không được hiện đại như các đối thủ châu Âu nhưng chúng đang thực hiện tốt vai trò của mình", Clark bình luận. Tàu ngầm lớp Kilo của Bắc Kinh có thể mang theo tên lửa hành trình diệt hạm SS-N-27 vô cùng nguy hiểm. Tàu ngầm AIP mới nhất của họ được cho là sở hữu những hệ thống chiến đấu hiện đại, có khả năng trang bị tên lửa, ngư lôi và thủy lôi, ông cho biết thêm.
Đối với Andrew Erickson, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ, hạn chế về động cơ chính là nhược điểm chết người của tàu ngầm Trung Quốc.
"Những tàu ngầm có khả năng hoạt động toàn diện trong các vùng nước sâu phải chạy bằng năng lượng hạt nhân, tiết kiệm nhiên liệu và không ồn ào", Erickson cho hay. "Trung Quốc hiện gặp nhiều thách thức trên phương diện này cũng như ở một số lĩnh vực khác. Họ không thể chỉ đơn giản dựa vào nền công nghiệp hạt nhân dân dụng đang bùng nổ của mình bởi yêu cầu công nghệ và kỹ thuật rất khác nhau", ông nhấn mạnh.
Tàu ngầm Trung Quốc neo tại căn cứ hải quân Ngong Shuen Chau của Hong Kong. Ảnh: AFP
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thương vụ Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc đổ bể Thương vụ tàu ngầm giữa Thái Lan và Trung Quốc vẫn chưa hạ màn khi Bộ Quốc phòng Thái Lan làm ngơ đề xuất của Hải quân về việc mua tàu ngầm. Ngày 5/10, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT), dẫn lời Tân Tư lệnh Hải quân Thái Lan, Đô đốc Na Areenij cho biết, kế hoạch trang...