Tham vọng khống chế bầu trời của Trung Quốc
Bầu trời và khoảng không vũ trụ đang làm điểm ngắm tiếp theo của các quan chức Hải quân Trung Quốc đầy tham vọng nhưng liệu có đạt được không?
Đây là phần cuối của loạt bài về những gì Hải quân Trung Quốc đã, đang và sẽ cố gắng đạt được trong tương lai.
Máy bay tàng hình Trung Quốc
Trong năm 2011, chấn động lớn nhất của Hải quân Trung Quốc với toàn thế giới chính là chuyến xuất cung đầu tiên của tàu sân bay đầu tay của họ có tên là Thi Lang.
Khi mà con tàu được tân trang từ một con tàu sân bay có tên Varyag của Liên Xô đã bán cho Ukraine sau đó mới đến tay Trung Quốc đang chập chững những bước đi đầu tiên ra biển tại cảng Đại Liên. Lúc đó Hải quân Trung Quốc cũng đang làm việc vất vả với máy bay phản lực J-11 do họ chế tạo nhưng “hơi giống” Su-27 Flanker của Nga.
Tháng 5/2010 những hình ảnh đầu tiên từ vệ tinh cho thấy Hải quân Trung Quốc đã nhận được những chiếc J-11 đầu tiên.
Theo trang tin quân sự strategypage.com, đây là một sản phẩm sao chép tinh vi mà Trung Quốc đã mất hơn 5 năm lên kế hoạch và thực hiện.
2 chiếc máy bay J-10A và J-10S của Trung Quốc, loại máy bay vẫn đang dùng các động cơ nhập khẩu từ Nga
Strategypage.com cho biết, vào năm 1995, Trung Quốc đã trả 2,5 tỉ USD để có hợp đồng sản xuất 200 chiếc Su-27 theo công nghệ của Nga.
Theo đó, Nga sẽ cung cấp động cơ và thiết bị điện tử còn các bộ phận khác được sản xuất tại Trung Quốc theo các bản thiết kế do phía Nga cung cấp.
Tuy nhiên, sau khi 95 chiếc Su-27 được ra đời Nga đã nhận ra Trung Quốc không chỉ sản xuất nó mà còn đánh cắp công nghệ để cho ra đời J-11.
Nga đã ngay lập tức dừng hợp đồng và chỉ trích Trung Quốc về việc đánh cắp công nghệ trái phép.
Không những thế người Nga còn cảm thấy xấu hổ vì Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhưng lại cho ra đời những sản phẩm “chẳng xứng đáng”.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không dừng kế hoạch, họ vẫn tiếp tục sản xuất J-11 và không quên khẳng định đó là công nghệ do họ làm chủ chứ không đánh cắp của ai.
JF-17, máy bay hợp tác sản xuất với Pakistan của Trung Quốc vẫn đang dùng động cơ Nga
Các chuyên gia quân sự không phủ nhận khả năng chế tạo J-11 của Trung Quốc với một số cải tiến trong thiết kế cũng như thiết bị điện tử. Tuy nhiên, bộ xương của mỗi máy bay chiến đấu là các động cơ thì Trung Quốc vẫn đang phải nhập khẩu để lắp vào J-11.
Trung Quốc đang hi vọng trong khoảng 5-10 năm tới họ sẽ có thể không phải phụ thuộc vào Nga về các động cơ máy bay phản lực mà hiện nay vẫn phải nhập khẩu.
2 loại động cơ phản lực dùng cho máy bay từ Nga là AL-31 (dùng cho Su-27/30, J-11, J-10), mỗi chiếc 3.5 triệu USD và RD-93 (phiên bản khác của đông cơ dùng cho MiG-29s là RD-33) dùng cho JF-17 (máy bay hợp tác sản xuất cùng Pakistan).
Dù Bắc Kinh luôn khẳng định rằng tàu sân bay và các máy bay này của họ chỉ phục vụ mục tiêu đào tạo và mới đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Nhưng hình ảnh về Thi Lang tại cảng Đại Liên cho thấy nó đã được lắp đặt các ụ súng phòng thủ cùng một số bộ cảm biến hiện đại nhất.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Thi Lang, sản phẩm tự hào nhất của Hải quân Trung Quốc trong năm 2011
Video đang HOT
Trung Quốc đang cố gắng để chế tạo những tàu sân bay có kiểu dáng giống với các tàu Mỹ để tạo thành một hệ thống gồm các tàu khu trục lớp 052C và lớp 054A đi cùng với nhau. Đây chính hướng đi lâu dài của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Trong khi mọi người vẫn đang chú ý đến Thi Lang, sân bay di động trên biển đầu tiên của Trung Quốc thì họ vẫn lẳng lặng phát triển các máy bay J-11 của mình.
J-11, máy bay chiến đấu Trung Quốc nhái Su-27 của Nga vẫn đang khó khăn trong việc tìm đường kết hợp được với Thi Lang
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để kết hợp Thi Lang cùng với J-11 nhưng có lẽ các máy bay này vẫn còn chưa thể hạ cánh được trên sân bay “đang tu sửa” này, ít nhất là trong năm nay.
Nhiều chuyên gia quân sự và các bloger quan tâm đến vũ khí cho rằng Thi Lang chỉ vẫn chạy thử ở vùng bờ biển và là nơi cất hạ cánh của các máy bay trực thăng.
Nhưng đây vẫn là niềm tự hào của các quan chức Hải quân Trung Quốc và họ hi vọng đến một ngày sẽ tự chế tạo được các tàu sân bay của riêng mình với khả năng kết hợp được các máy bay của họ chứ không như bây giờ.
Không gian vẫn còn dang dở với Hải quân Trung Quốc
Bỏ qua một bên sự tự hào về tàu sân bay đầu tiên, năm nay Trung Quốc đã có dự án xây dựng một hệ thống chống hạm đầy tham vọng với sự kết hợp giữa vệ tinh định vị không gian và các tên lửa đạn đạo.
Đặc biệt là nó dường như được thiết kế với sứ mệnh lớn nhất là tấn công, tiêu diệt các tàu của Hải quân Mỹ trên các vùng biển xa bờ.
Trong nhiều năm trở lại đây, các quan chức hải quân phương Tây không hề cảm thấy yên tâm khi nhắc đến tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc.
Thậm chí, tháng 12/2010 Đô đốc Hải quân Robert Willard, chỉ huy tối cao ở Thái Bình Dương của Mỹ đã phải thốt lên rằng: “Tôi nghĩ người Trung Quốc đã cảm nhận được sự sẵn sàng hoạt động của DF-21D”.
Hệ thống tên lửa đạn đạo Dong-Feng 21 của Trung Quốc khiến cả Đô đốc Thái Bình Dương của Mỹ phải cảnh giác
Tuy nhiên, giáo sư Bud Cole của Đại học chiến tranh Hải quân Mỹ lại không đánh giá cao DF-21D. Ông cho rằng nó cần nhiều hơn những cuộc thử nghiệm để có thể khẳng định sức mạnh của mình. Ngoài ra một tên lửa đạn đạo chỉ phát huy sức mạnh tối đa khi có một hệ thống hỗ trợ hợp lí.
Đó chính là những vệ tinh định vị trong không gian, hệ thống sẽ cung cấp cho tên lửa tọa độ của đối phương, đây chính là điểm mà Trung Quốc còn rất yếu so với các cường quốc quân sự khác như Nga, Mỹ.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cố gắng phát triển một hệ thống vệ tinh theo dõi đại dương được đặt tên là Yaogan.
Theo Brian Weeden, nhà phân tích của Secure World Foundation thì: “Việc Trung Quốc tập trung vào nâng cấp hệ thống theo dõi trên đại dương như một phần của một hệ thống lớn được dùng để đối phó với Hải quân Mỹ, đặc biệt là những hạm đội tàu sân bay đông đảo và đầy sức mạnh”.
Mặc dù đã phóng những vệ tinh Yaogan đầu tiên lên quỹ đạo vào năm 2006 nhưng hiện nay chúng vẫn chưa có đủ số lượng để tạo nên một hệ thống theo dõi hoàn chỉnh.
Trung Quốc phóng thành công tên lửa đem vệ tinh Yaogan số 15 lên quỹ đạo ngày 29/5 vừa qua
Theo các phỏng đoán của Cole và Weeden thì 2012 sẽ là năm mà Trung Quốc cố gắng hoàn thiện hệ thống theo dõi đầy tham vọng này và có lẽ những vụ phóng vệ tinh và đưa người lên vũ trụ gần đây của Trung Quốc ngày càng nhiều đã chứng minh được điều đó.
Dù sao đi nữa thì năm 2012 cũng là một năm đáng nhớ với Hải quân Trung Quốc khi nó là năm bản lề cho 10 năm phát triển tiếp theo của họ.
Và đây cũng là thời điểm bắt đầu của chu kì 5 năm mua sắm để đuổi theo Hải quân Mỹ như Trung Quốc vẫn thường làm trước đây.
Hiện nay động lực lớn nhất để Hải quân Trung Quốc ra sức nâng cấp sức mạnh đó chính là lời dặn dò “chuẩn bị chiến tranh” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, dù cho chẳng có kế hoạch hay mục tiêu nào cụ thể nhưng như thế đã đủ cho các quan chức hải quân phải suy nghĩ và hành động tích cực hơn nhiều.
Theo VTC
27 tàu chiến Trung Quốc gây hấn, diễn tập ở Trường Sa
Trung Quốc lại leo thang gây hấn bằng việc cử hạm đội tàu chiến di chuyển qua vùng biển Nhật Bản ngang nhiên tới Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam diễn tập bắn đạn thật, báo giới Trung Quốc đưa tin.
Trang mạng quân sự Trung Quốc nói, việc nước này tập trận ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam mà theo luận điệu của Trung Quốc là "một cách thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông".
Các tàu bảo vệ hiện đại của hạm đội Đông Hải và tàu ngầm lớp Kilo đã có mặt ở Nam Thái Bình Dương.
Tàu chiến của hạm đội Đông Hải và Bắc Hải được nói là sẽ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông
Báo giới Trung Quốc hôm 20/7 đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật.
"Trước đó, nhiều tên lửa đã khai hỏa, một dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng chờ lệnh", một nguồn tin giấu tên của trang mạng Sina nói.
Nguồn tin không rõ danh tính của trang mạng StockStar cũng nói, tình báo hải quân Mỹ phát hiện 20 tàu chiến, chia làm 3 đội của Trung Quốc đang tập trung ở một số đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
"Tình báo Mỹ" còn được dẫn lời cho rằng, việc Trung Quốc điều động tàu chiến sẽ làm "giảm nhiệt" những căng thẳng hiện có ở Biển Đông (?!).
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển trên biển (Ảnh cắt từ clip của CCTV)
Theo StockStar, hải quân Trung Quốc, cụ thể là hạm đội Đông Hải đã bất ngờ chuyển hướng sang Biển Đông, sau khi đã &'diễu võ dương oai' với Nhật Bản ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
7 tàu chiến của hạm đội Bắc Hải cũng được nói là sẽ tham gia tập trận ở Biển Đông cùng hạm đội Đông Hải.
Lính hải quân Trung Quốc
"Hạm đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc sẽ huấn luyện ở vùng biển Quốc tế Tây Thái Bình Dương vào giữa hoặc cuối tháng 7 này", hãng tin BBC dẫn lời cơ quan thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Theo những nguồn tin trên, có khoảng 27 tàu chiến Trung Quốc được nói là sẽ tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa trong thời gian tới.
Trong diễn biến liên quan, Chỉ huy quân đội Nhật Bản hôm 9/7 nói, hải quân Trung Quốc ngày càng ngang ngược, nước này sẽ giám sát mọi diễn biến trên biển và đưa ra cảnh cáo cần thiết.
Giới phân tích phương Tây nhận định, hạm đội tàu chiến Trung Quốc có khả năng di chuyển qua vùng biển Nhật Bản để đến Biển Đông diễn tập bắn đạn thật.
Đây được xem như một động thái "thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc" với các nước láng giềng, trong khi nước này lâu nay nổi tiếng luôn đi gây hấn với các quốc gia có chung đường biên giới.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Trung Quốc lại điều 3 tàu hộ vệ đến khu vực tranh chấp ở gần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một ngày trước, đã có 8 tàu chiến Trung Quốc đến khu vực nói trên. Chỉ trong 2 ngày, có tới 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở đây, điều mà Nhật Bản nói là trước nay chưa từng có.
Hải quân Trung Quốc không những gây hấn ở Biển Đông mà còn khiến Nhật Bản lo ngại vì sự hiếu chiến
Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói, khu vực tàu chiến Trung Quốc qua lại không vi phạm Công ước quốc tế về luật biển (UNLCOS 1982).
Trong khi trích dẫn, hô hào việc Trung Quốc "nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế", báo chí nước này dường như quên mất việc Trung Quốc cư xử hiếu chiến ở Biển Đông, liên tục vi phạm UNLCOS 1982, cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC).
Trang mạng Stockstar của Trung Quốc hung hăng viết hết sức vô lý, sai lệch như sau: "Tình hình Nam Hải (Biển Đông) gần đây ngày càng không có lợi cho xu hướng phát triển của Trung Quốc, đặc biệt từ phía Việt Nam. Nước này (Việt Nam) không những có nhiều động thái chiếm lĩnh chủ quyền trên các đảo ở Nam Hải, mà còn có kế hoạch quân sự chống lại các toan tính của Trung Quốc."
Nguồn tin không rõ danh tính của StockStar cũng nói, tình báo hải quân Mỹ phát hiện 20 tàu chiến, chia làm 3 đội của Trung Quốc đang tập trung ở một số đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
"Tình báo Mỹ" còn được dẫn lời cho rằng, việc Trung Quốc điều động tàu chiến sẽ làm "giảm nhiệt" những căng thẳng hiện có ở Biển Đông (?!).
Theo StockStar, hải quân Trung Quốc, cụ thể là hạm đội Đông Hải đã bất ngờ chuyển hướng sang Biển Đông, sau khi đã &'diễu võ dương oai' với Nhật Bản ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
Một trong những tàu chiến của hải quân Trung Quốc
Bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV tỏ ra ngày càng hiếu chiến và không thể chấp nhận với những tuyên bố "không mưu cầu bá quyền" của lãnh đạo nước này.
Giọng điệu của đài này ngày càng kích động dân Trung Quốc với tuyên bố, nếu không giữ được "chủ quyền không thể tranh cãi" thì đây sẽ là cái tội mang tính lịch sử của nước này. "Tình hình phức tạp ở Nam Hải là ở chỗ, sau lưng một số nước nhỏ lại có những nước lớn "chống lưng". Philippines, Indonesia, Malaysia đều có sự hậu thuẫn của Mỹ."
Họ còn vu khống trắng trợn Việt Nam với tuyên bố sau: "Riêng Việt Nam thì vừa kiếm tiền từ Trung Quốc, lại vừa liên tiếp chiếm nhiều đảo của chúng ta ở Nam Hải. Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với Nga qua việc tập trận hải quân".
Lời lẽ bình luận hiếu chiến, bóp méo sự thực này sau đó cũng được nhiều trang mạng Trung Quốc trích dẫn, hô hào chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Theo VTC
Hàn Quốc: ông Kim Jong-un đang "dọn đường" cho cải cách kinh tế? Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, tờ Rodong Sinmun đã có sự thay đổi với số lượng ngày càng tăng của những thông tin kinh tế kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền. Việc đẩy mạnh đưa tin tức kinh tế trong những tháng gần đây trên tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên...