Tham vọng “hóa rồng” của quân đội Indonesia ghê gớm đến đâu?
Quân đội Indonesia đang nỗ lực thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân đội bằng hàng loạt các hợp đồng mua sắm, chế tạo vũ khí rất lớn.
Tờ Jakarta Post ngày 20-2 đưa tin, trong những năm tới, Indonesia dự định hoàn thành nghiên cứu phát triển và khởi động việc tự sản xuất 7 hệ thống vũ khí mới cho đất nước, trong đó có tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng hạng trung, tên lửa và radar.
Ông Silmy Karim, một trong các nhà lãnh đạo của Ủy ban chính sách quốc phòng thuộc chính phủ Indonesia cho biết rằng Indonesia cũng có kế hoạch phát triển xe chiến đấu bộ binh lội nước và máy bay không người lái.
Theo ông, trong tuần này, quốc hội Indonesia đã phê duyệt thanh toán 250 triệu USD cho công ty đóng tàu nhà nước PT PAL để xây dựng chiếc tàu ngầm đầu tiên của Indonesia với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Hàn Quốc.
Hợp đồng này được ký kết năm 2011 với công ty Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding và công ty Marine Engineering DSME trù định việc chế tạo 3 chiếc tàu ngầm có tổng trị giá vào khoảng 1,07 tỷ USD.
Video đang HOT
Indonesia đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội
Từ đầu năm 2014 đến nay, liên tiếp xuất hiện thông tin về các gói mua sắm và kế hoạch phát triển vũ khí lớn của Indonesia. Ngay 21-1, luc quân Indonesia và Viện nghiên cưu hàng không và vu tru (LAPAN) cua nươc nay đã ký môt biên bản ghi nhớ (MoU) vê viêc phát triển tên lửa, rocket và may bay không người lái.
Sau đó mấy ngày, tờ United Morning Post của Singapore cho biết, quân đội Indonesia sẽ mua 8 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64 Apache mới của Mỹ. Indonesia dự tính tổng chi phí mua số máy bay này cộng với vũ khí, cũng như chi phí huấn luyện phi hành đoàn vào khoảng 600 triệu USD. Các máy bay trực thăng này sẽ được chuyển giao cho quân đội Indonesia từ năm 2015 đến năm 2017.
Đến ngày 27-1, hải quân Indonesia đã tiếp nhận 37 chiếc xe bọc thép lội nước BMP-3F đã đặt mua của Nga. Số xe lội nước này đã được Indonesia đặt mua của Nga từ tháng 12-2012. Cùng với 17 chiếc đã được biên chế cho lực lượng hải quân đánh bộ của nước này, hải quân Indonesia có 54 chiếc xe lội nước BMP-3F trong biên chế.
Indonesia dự định mua sắm tới 10 tàu ngầm Kilo của Nga
Ngày 13-2, không quân Indonesia đã chính thức biên chế hoạt động 16 chiếc, tức một phi đội máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến T-50 Golden Eagle, sau khi Hàn Quốc hoàn thành bàn giao số máy bay này hồi tháng trước. Trong tương lai, Indonesia dự kiến sẽ biên chế 24 chiếc máy bay loại này cho không quân.
Theo hợp đồng được ký hôm 6-2, công ty FNSS Savunma Sistemeri của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với công ty PT Pindad của Indonesia để phát triển loại xe tăng chiến đấu hạng trung cho lục quân Indonesia. Còn từ cuối tháng 11-2013, Indonesia đã mua 103 xe tăng hạng nặng Leopard 2A4 phiên bản nâng cấp và 43 xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 của Đức.
Gần đây, Indonesia cũng đã công bố kế hoạch mua đến 10 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga để thay thế phi đội F-5 Tiger của Mỹ, mua đến hơn 100 chiếc Su-30MKK để thành lập 8 phi đội máy bay chiến đấu loại này. Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nhập khẩu các trang thiết bị của hệ thống phòng không của Anh và Pháp.
Theo ANTD
Nga khởi đóng tàu ngầm Kilo 636 thứ 4
Vào ngày mai (20-2), nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg sẽ tổ chức lễ lát đáy chiếc tàu ngầm động cơ điện-diesel thứ 4 lớp Varshavyanka, thuộc dự án 636.
Người phát ngôn của hải quân Nga cho biết, tàu ngầm Kilo (theo định danh của NATO) "Krasnodar" là chiếc thứ 4 trong loạt 6 tàu ngầm của dự án, theo kế hoạch phải được hoàn thành trong năm 2016 theo đơn đặt hàng của bộ quốc phòng cho hạm đội Biển Đen.
Tư lệnh hải quân Nga, đô đốc Viktor Chirkov cho biết: "Các tàu ngầm thuộc dự án 636 sẽ tạo thành một lực lượng hùng hậu, cho phép hạm đội Biển Đen cùng các lực lượng tàu mặt nước và không quân chống ngầm giải quyết những bài toán phức tạp trong khu vực tác chiến của mình".
Việc bàn giao số tàu ngầm này cũng là một phần quan trọng trong chiến lược của hải quân Nga ở Địa Trung Hải, nơi Moscow gần đây đã triển khai một lực lượng đặc nhiệm thường trực trên dưới 10 chiếc tàu nổi.
Tàu ngầm Kilo đầu tiên mang tên Novorossiisk trong lễ hạ thủy
Hải quân Nga hiện sử dụng 17 chiếc thuộc project 877 và đã đặt mua thêm 6 chiếc thuộc project 636. Theo kế hoạch, toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm này, được hải quân Mỹ mệnh danh là "những hố đen trong đại dương" do chúng gần như không thể bị phát hiện khi lặn, sẽ được bàn giao cho hạm đội Biển Đen của Nga trong vòng 2 năm tới.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô này, mang tên Novorossiisk, đã bắt đầu các đợt chạy thử tại cầu cảng vào ngày 1-2 vừa qua. Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên Rostov-on-Don được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty từ tháng 11-2011 và sẽ được hạ thủy vào tháng 5 tới, còn chiếc thứ 3 mang tên Stary Oskol cũng đã được khởi đóng vào tháng 8-2012.
Theo hải quân Nga, tất cả 6 chiếc tàu ngầm này sẽ được triển khai tại căn cứ hải quân Novorossiisk vào năm 2016. Lớp tàu ngầm này chủ yếu được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đối hạm và chống ngầm trong vùng biển tương đối nông.
Theo ANTD
Australia chi 3 tỷ AUD mua 7 chiếc MQ-4C Triton của Mỹ Theo các phương tiện truyền thông địa phương, chính phủ Australia sẽ chi khoảng 3 tỷ đô la Australia (AUD), để mua 7 chiếc máy bay không người lái MQ-4C Triton, mục đích giám sát bảo vệ biên giới. Số máy bay không người lái này sẽ được sử dụng chủ yếu cho các mục đích quân sự, như phát hiện các tàu...