Tham vọng độc chiếm Biển Đông: “Trung Quốc đang tự bắn vào chân mình”

Theo dõi VGT trên

Bất chấp những quan ngại của cộng đồng quốc tế, tình hình căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp tục gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ va chạm, thậm chí là nguy cơ xung đột, do những hành động bành trướng hung hăng và ngang ngược đầy phi lý của Trung Quốc. Những động thái gần đây của các nước trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đang ngày càng cho thấy rằng gã khổng lồ châu Á này chắc chắn không thể “một tay che cả bầu trời” Biển Đông.

Tham vọng độc chiếm Biển Đông: Trung Quốc đang tự bắn vào chân mình - Hình 1

Hoạt động bồi lấp của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập – nơi nước này chiếm giữ trái phép

của Việt Nam năm 1988

Động thái ngang ngược mới nhất trong chuỗi hành động bành trướng hung hăng mang tính nhất quán chiến lược của Trung Quốc là lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông vừa được Bắc Kinh đưa ra cách đây ít ngày. Tuy nhiên, trên thực tế hành động cấm đánh bắt cá đã được Trung Quốc đơn phương thực hiện từ năm 1999.

Cùng với việc cấm đánh bắt cá là hàng loạt động thái ngang ngược đến mức trắng trợn khác của Trung Quốc được họ thực hiện mang tính phối hợp chiến lược từ lâu ở vùng biển này, như xua đuổi và đe dọa tàu cá các nước Đông Nam Á, cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam, xua đuổi máy bay của Philippines trên bầu trời Biển Đông, chiếm giữ các đảo của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam…

Trung Quốc không có quyền cấm đánh bắt cá

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng chiểu theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc hoàn toàn không có quyền đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá. Đây thực chất là một lệnh cấm do họ tự đưa ra và áp đặt trắng trợn bằng sự đe dọa theo hình thức này hay hình thức khác mà không nhận được sự ủng hộ của các nước liên quan trên Biển Đông.

Biển Đông ngoài khu vực EEZ và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực còn có cả vùng biển quốc tế, chứ không phải là “ao nhà” của Trung Quốc. Do vậy, có thể nói là lệnh cấm này không có hiệu lực pháp lý và vô giá trị. Vậy hà cớ gì Trung Quốc được quyền ra lệnh cấm đánh bắt cả ở vùng biển này.

Rất dễ thấy rằng động thái này cũng nằm trong chiến lược thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, bao gồm việc đưa ra tuyên bố đầy mơ hồ mà Bắc Kinh không thể giải thích nổi về “đường lưỡi bò” chiếm gần như toàn bộ Biển Đông và những động thái phi lý nêu trên. Biển Đông không phải là của Trung Quốc, cũng không có bất kỳ bằng chứng nào được quốc tế công nhận rằng vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Do vậy, theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc không đủ tư cách để đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Rõ ràng cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá” trên thực tế được Bắc Kinh đưa ra chỉ nhằm phục vụ mưu đồ dần hợp thức hóa các tuyên bố chủ quyền phi lý đến mức trắng trợn ở Biển Đông, tạo độc quyền cho ngư dân Trung Quốc khai thác các nguồn lợi hải sản và qua đó phục vụ ý đồ độc chiếm vùng biển trọng yếu này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngụy biện rằng “lệnh cấm đánh bắt cá” được họ đưa ra vào mùa hè hàng năm “chỉ đơn thuần hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế để bảo tồn nguồn cá”. Tuy nhiên, tại sao Trung Quốc không nói đến cái gọi là “trách nhiệm” khi họ tiến hành rầm rộ những hoạt động lấn biển xây dựng đảo nhân tạo gây căng thẳng ở Biển Đông – một hành động cũng phá hoại môi trường nghiêm trọng, hủy hoại những rạn san hô nguyên sơ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đe dọa nơi sinh sống của những đàn cá và các loài sinh vật biển khác ở khu vực này. Đối chiếu những hành động này có thể thấy, Trung Quốc đang hành động “tiền hậu bất nhất” ở Biển Đông hoàn toàn là nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông mà thôi!

Sự phản đối dữ dội của dư luận

Video đang HOT

Những động thái bành trướng ngang ngược của Trung Quốc đã liên tục vấp phải sự phản đối của các nước bị Bắc Kinh “bắt nạt” cũng như là dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Trong một sự kiện ở Jamaica, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời lợi dụng “quy mô và sức mạnh” của mình để bắt nạt các nước nhỏ hơn.

Tiếp đó, tại cuộc gặp mới đây với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hối thúc Bắc Kinh phải có hành động cụ thể để giảm căng thẳng trên Biển Đông. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Washington rất lo ngại về quy mô cũng như tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện trên Biển Đông.

Ông tuyên bố, luật pháp quốc tế không cho phép hay công nhận việc “tạo ra” chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô dưới đáy biển, đồng thời cho rằng khu vực “cần một cơ chế ngoại giao khôn ngoan” để đi đến thống nhất bộ quy tắc ứng xử giữa Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, thay vì xây dựng “các tiền đồn và những đường băng quân sự” – ám chỉ trực tiếp đến các công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Chỉ vài ngày sau phát biểu của ông Kerry, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng bày tỏ quan ngại về chiến dịch lấp biển ồ ạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 20-5 tại Indonesia, Thứ trưởng Antony Blinken khẳng định chiến dịch bồi lấp các bãi đá, đảo chìm và rạn san hô của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đã và đang gây phương hại tới tự do và ổn định khu vực, đồng thời gây ra nguy cơ kích động căng thẳng, thậm chí có khả năng dẫn tới xung đột.

Ông Blinken cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp các hòn đảo nhân tạo thành những vùng lãnh thổ có chủ quyền, vẽ lại các ranh giới của nước này trên biển đang làm suy giảm sự tin tưởng trong khu vực. Ông Blinken nhấn mạnh nhu cầu quản lý và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ chồng lấn bằng con đường ngoại giao, đồng thời khẳng định Washington không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp nhưng “mạnh mẽ phản đối những hành động thúc đẩy yêu sách chủ quyền bằng vũ lực hoặc hăm dọa”.

Trong khi đó, về phía quân đội Mỹ, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Michelle Howard đã yêu cầu Trung Quốc giải thích các hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trả lời phỏng vấn báo giới, bà Howard khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á nếu những nước này chọn giải pháp đoàn kết với nhau chống lại sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại Nga, Báo điện tử “Gazeta.ru” mới đây đã đăng bài viết dẫn đánh giá của chính giới, giới học giả Nga về mục đích, ý đồ cũng như những hệ lụy đằng sau động thái phi pháp của Bắc Kinh đối với tình hình trong và ngoài khu vực.

Báo này dẫn lời Trưởng khoa Phương Đông thuộc trường Kinh tế cao cấp Moskva, Tiến sỹ Aleksey Maslov cho rằng: “Trung Quốc cần xây đảo để mở rộng biên giới trên biển. Nếu Bắc Kinh xây được đảo thì mặc nhiên sẽ mở rộng được phạm vi 12 hải lý bên trong EEZ”.

Bài báo cũng dẫn lời Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lịch sử Yana Leksyutina thuộc Đại học Tổng hợp Saint Petersburg nhấn mạnh rằng việc mở rộng biên giới trên biển sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát phần lớn diện tích Biển Đông. Tuy nhiên việc xây đảo nhân tạo khó có thể giải quyết được bài toán địa chính trị của Bắc Kinh là biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho rằng Trung Quốc hiện không có cơ sở pháp lý để sáp nhập các hòn đảo nhân tạo vào lãnh thổ nước này và hành động của Trung Quốc là phi pháp. Tiến sỹ Maslov nhấn mạnh: “Để chứng minh chủ quyền đối với một hòn đảo cần có cơ sở hạ tầng phát triển và bộ máy quản lý hành chính. Tuy nhiên hiện Trung Quốc chưa có cả hai điều này”.

Trong khi đó, ông Aslan Abashidze, thành viên Ủy ban Liên hợp quốc về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Chủ tịch Tiểu ban Luật Quốc tế của Nga tại Liên hợp quốc khẳng định: “Không thể đơn phương lấn chiếm các vùng lãnh thổ nằm trong diện tranh chấp. Các bên liên quan cần ngồi vào bàn đàm phán và thương lượng, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành để không đẩy tình hình đến xung đột”.

Tự bắn vào chân mình

Việc không thể thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo đã khiến các quốc gia Đông Nam Á xích lại gần với Mỹ. Như vậy, có thể thấy rằng việc Trung Quốc hành động ngang ngược nhằm độc chiếm Biển Đông giống như hành động “tự bắn vào chân mình”. Bắc Kinh đã khiến cho nhiều nước đồng loạt lên tiếng chỉ trích họ, và các nước bị họ chèn ép thì trở nên gần gũi hơn với Mỹ – quốc gia luôn là cái gai trong mắt Trung Quốc.

Ngoài việc Mỹ cùng các đồng minh như Nhật Bản và Philippines tăng cường quan hệ hợp tác và hỗ trợ các nước bị Trung Quốc “bắt nạt” ở Biển Đông, Washington cũng có nhiều động thái khác nhằm cô lập Bắc Kinh. Mới đây, chỉ huy quân sự của hơn 20 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã được Mỹ mời dự một hội nghị về an ninh châu Á tại Hawaii, nhưng Trung Quốc lại không được mời.

Đây là lần đầu tiên một hội nghị chuyên đề các lãnh đạo lực lượng đổ bộ PACOM được tổ chức nhằm mục đích đặt nền tảng cho việc kết hợp các chiến dịch đổ bộ với các quốc gia khác. Trong số 23 nước tham dự, hơn 1/2 tới từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Dù đây chỉ là một cuộc diễn tập song nó cho thấy sự hợp tác và phối hợp giữa các lực lượng đổ bộ tại châu Á.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ nói sự kiện này báo hiệu một cú hích hướng tới Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày càng thể hiện tham vọng trong các tuyên bố chủ quyền trên biển. Theo một số tài liệu về cuộc họp được Reuters công bố, lập trường của Lầu Năm Góc là “không nên mời” Trung Quốc vì nước này là “đối thủ” của Mỹ và một số nước dự hội nghị. Theo giới chức quốc phòng Mỹ, việc Trung Quốc bị loại khỏi hội nghị không có gì lạ. Điều này diễn ra trong bối cảnh Washington đang đẩy mạnh chỉ trích các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Xin mượn lời của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa qua để thay cho một phần lời kết. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng: “Cho dù có chất bao nhiêu cát lên các rạn san hô ở Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể tạo ra chủ quyền bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) không công nhận cả các rạn đá ngập nước cũng như đảo nhân tạo”.

Như vậy, có thể thấy rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp và các chuẩn mực quốc tế khác, nước này sẽ ngày càng bị xem là “kẻ ngoài cuộc!”.

Theo_An ninh thủ đô

Mỹ có kế hoạch đưa F-35 đến biển Đông

Mỹ có thể triển khai máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và chim ưng biển V-22 Ospreys tới biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc cải tạo trái phép vùng biển này.

Ngày 13-5, các quan chức hàng đầu phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về vấn đề biển Đông.

Tại cuộc điều trần, các thượng nghị sỹ Mỹ đã gây sức ép buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phàn nàn rằng Washington thiếu một chính sách chặt chẽ.

"Tôi không thấy Trung Quốc phải trả giá gì cho những hoạt động của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trên thực tế, tôi thấy chính chúng ta đang phải trả giá. Chúng tôi thấy các nước bạn bè tỏ ra thường xuyên lo ngại về việc chúng ta đứng ở đâu cũng như mức độ cam kết của chúng ta là gì" - ông nói.

Mỹ có kế hoạch đưa F-35 đến biển Đông - Hình 1

Mỹ có thể sắp điều máy bay tiêm kích F-35 Lightning II đến biển Đông. Ảnh: Foundry Mag

Theo trang web cua Cuc Hai sư Trung Quôc, gian khoan Hai Dương 981 se hoat đông tư ngay 6 đến 16-5 tai khu vưc giêng Lăng Thuy 25-1S-1 ơ biên Đông (toa đô 170344.5N/1095902.7E), cach TP Tam A, tinh Hai Nam 75 hai ly vê phia Đông Nam. Theo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Hải Dương 981 đang hoạt động ở ngoài vùng biển Việt Nam.

Hải Dương 981 từng được hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến giữa tháng 7 năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội từ dư luận quốc tế. Ngày 30-4 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hưng Vượng xuống biển Đông nhưng không rõ vị trí cụ thế.

Ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương, cho biết với tốc độ hiện tại, Bắc Kinh sẽ xây xong một sân bay trên một trong số các rạn san hô đang cải tạo vào năm 2017 hoặc 2018.

Trước lo ngại Mỹ đã chậm chân trong nỗ lực ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng biển Đông của các thượng nghị sĩ, ông Shear trấn an rằng Mỹ sẽ tiếp tục "duy trì ưu thế quân sự trong khu vực" bằng việc phái máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và "chim ưng biển" V-22 Ospreys tới biển Đông, đồng thời triển khai thêm 4 tàu chiến mới tới Singapore vào năm 2020 và 1 tàu ngầm tới đảo Guam.

"Chúng ta không hề thiếu năng lực cũng như phương tiện để hỗ trợ giải pháp ngoại giao và đảm bảo an ninh toàn cầu" - ông cam đoan.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, tuyên bố Mỹ sẽ tìm cách khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông bằng cách điều tàu quân sự và máy bay tuần tra tới đây, trực tiếp thách thức Trung Quốc. Ông Warren cho biết luật pháp quốc tế không công nhận các hòn đảo nhân tạo là phần mở rộng của đất liền.

Trước đó, hãng tin Reuters và báo The Wall Street Journal cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có ý định huy động tàu và máy bay Mỹ tuần tra trong phạm vi 22 km tính từ các bãi cạn, rạn san hô mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép.

Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định chiến lược và sự hiện diện của Washington trong khu vực là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của tất cả các nước có liên quan, dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc tế. Ông Russel cũng nhấn mạnh hành động của Mỹ là để "bảo vệ các quy tắc ứng xử trên biển Đông" chứ không phải "bảo vệ các rạn san hô".

Tuyến hàng hải trên biển Đông được đánh giá là nhộn nhịp nhất thế giới. Do vậy, lợi ích của Washington sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát tại khu vực trọng yếu này. Ông Russel cho biết thêm các tranh chấp trên biển Đông sẽ được Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tuần này.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay trong chuyến đi trên, ông Kerry sẽ nhấn mạnh hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tạo ra hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ song phương Mỹ - Trung. "Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên các bãi ngầm hay bãi cạn trên biển Đông thì cũng chẳng giúp gì được cho những đòi hỏi chủ quyền của họ" - quan chức này nói.

Hình ảnh từ vệ tinh của Google Earth ghi nhận Bắc Kinh đã cải tạo ít nhất 4 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi năm 2012. Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng nhưng không đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn.

P.Nghĩa (Theo VOA News)

Theo_Người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024
Trước khi tôi về quê, mẹ chồng dúi cho 20 triệu, câu nói sau đó khiến tôi ôm chầm lấy bà mà khóc
08:35:51 19/11/2024
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
08:28:47 19/11/2024

Tin mới nhất

Israel tiếp tục không kích trung tâm thủ đô Beirut

14:13:00 19/11/2024
Khu vực bị tấn công gần tòa nhà Quốc hội, một số đại sứ quán và trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Liban. Theo Bộ Y tế nước này, cuộc tấn công đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 31 người bị thương.

Ukraine và NATO tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên

14:10:30 19/11/2024
Thứ trưởng Klochko nhấn mạnh rằng JATEC sẽ giúp Ukraine hội nhập vào cấu trúc NATO, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa hai bên và góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực phòng thủ của cả Ukraine và NATO.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lựa chọn Bộ trưởng Giao thông Vận tải

13:47:17 19/11/2024
Các quy định này cắt giảm 50% giới hạn khí thải từ ống xả vào năm 2032, so với mức năm 2026, và thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe điện hơn.

Liban và Hezbollah đồng ý với đề xuất ngừng bắn của Mỹ

13:45:25 19/11/2024
Hezbollah, nhóm vũ trang thân Iran, đã ủy quyền cho đồng minh lâu năm là Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri đứng ra đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường của Nga

13:43:30 19/11/2024
Bên cạnh đó, hãng KCNA cũng cho biết một phái đoàn từ một học viện quân sự của Nga cũng đã đến thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về chuyến thăm.

Trung Quốc: Nhiều học sinh bị thương do bị ô tô tông

13:41:43 19/11/2024
Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h sáng nay theo giờ địa phương khi nhóm học sinh trên đang trên đường đến trường tiểu học Vĩnh An (Yong an) ở thành phố Thường Đức (Changde), tỉnh Hồ Nam.

Khả năng đáp trả Israel của Iran sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ

13:39:17 19/11/2024
Các nhà lãnh đạo Iran sẽ phải quyết định cách thức và thời điểm phản ứng trước hành động này, nhưng vấn đề trở đã nên phức tạp hơn trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

Tổng thống Pháp bình luận về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

13:21:30 19/11/2024
Hiện nay các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía My và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga

12:13:39 19/11/2024
Thủ đô Kiev của Ukraine mới đây đã chứng kiến cuộc không kích lớn chưa từng có từ Nga, với sự tham gia của UAV cảm tử và tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để chống độc quyền

12:10:37 19/11/2024
Bloomberg News ngày 18/11 cho biết, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) sẽ yêu cầu tòa án buộc Alphabet, công ty mẹ của Google, phải bán trình duyệt Chrome nhằm giảm bớt sự độc quyền trên thị trường tìm kiếm.

Algeria cải tổ nội các

12:08:52 19/11/2024
Tuyên bố từ người phát ngôn của tổng thống, ông Samir Aggoune, được truyền hình nhà nước đưa tin, ông Larbaoui đã đệ đơn từ chức vào đầu ngày 18/11 và đã được Tổng thống Tebboune chấp thuận.

Rác vũ trụ: Cuộc khủng hoảng vô hình đe dọa hệ sinh thái Trái Đất

11:58:44 19/11/2024
Số liệu gây sốc nhất chính là 10.125 vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 6 năm 2024, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. SpaceX chiếm hơn một nửa số vệ tinh này, thể hiện sự thống trị của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khám ph...

Có thể bạn quan tâm

Gắn nhạc chia tay trong đám cưới của chính mình, vợ 1 nam diễn viên bị hứng chỉ trích

Netizen

14:01:08 19/11/2024
Sau khi tổ chức đám hỏi, cặp đôi Tuấn Mõ (Tuấn Anh, SN 1996) và Ỉn Cheng (Võ Thị Thu Trang, sinh năm 1994) đã làm lễ rước dâu và đám cưới tại quê nhà.

Siêu sao Messi phá vỡ kỷ lục tại World Cup 2026

Sao thể thao

13:58:11 19/11/2024
HLV Mauricio Pochettino bày tỏ sự tin tưởng siêu sao Messi sẽ góp mặt tại World Cup 2026, giải đấu được tổ chức tại Mỹ, Mexico và Canada, đồng thời phá kỷ lục trong lần thứ 6 góp mặt ở giải đấu lớn nhất hành tinh.

Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng

Sao việt

13:49:09 19/11/2024
Đám cưới của Khánh Vân dự sẽ có rất nhiều khuôn mặt đình đám Vbiz góp mặt, tuy nhiên 1 người bị soi im hơi lặng tiếng bất thường.

Hoa sữa về trong gió: Mối quan hệ của mẹ con Thuận có chuyển biến tích cực

Phim việt

13:20:59 19/11/2024
Hoa sữa về trong gió tập 53, Phương thấy mẹ rất buồn nên chủ động xin lỗi. Thuận lấy làm ngạc nhiên vì hành động này của con gái.

Sự thật về "meme ly hôn" của Nicole Kidman

Sao âu mỹ

12:51:54 19/11/2024
Nicole Kidman cuối cùng cũng tiết lộ sự thật đằng sau meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise của cô. Hóa ra meme ăn mừng ly hôn của Nicole Kidman chỉ là một lời nói dối nhỏ.

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Tổng thống Mỹ khẳng định 'tiếp tục thúc đẩy' để đạt thỏa thuận giữa Hamas-Israel

11:53:44 19/11/2024
Lời kêu gọi trên được đưa ra khi ông Biden tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy đạt được một thỏa thuận trong những tuần cuối cùng trước khi ông Donald Trump của đảng Cộng hòa quay trở lại Nhà Trắng.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.