Tham vọng ‘đế chế Ottoman’ sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ ôm hận tại Syria
Trái với những tham vọng về khôi phục đế chế Ottoman của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Nhận định trên do chuyên gia phân tích Patrick Cockburn thuộc tạp chí The Independent đưa ra. Theo đó, triển vọng cho các cuộc đàm phán về tình hình Syria tại Geneva có thể là không rõ ràng nhưng hiện ai là người thắng, ai là kẻ thua đã rõ ràng. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là bên “thua thiệt” nhiều nhất.
Theo Patrick Cockburn, cuộc chiến hiện nay ở Syria vẫn chưa đến hồi kết là do tham gia cuộc chiến này có rất nhiều lực lượng với nhiều mục đích khác nhau. Các lực lượng này đang ở trạng thái “quá mạnh để nhận thua thiệt và không đủ mạnh để giành thằng lợi hoàn toàn” nên xung đột vẫn tiếp tục dai dẳng.
Iran và lực lượng Hezbollah phải tích cực hành động vì “sự tồn tại của họ phụ thuộc vào chiến thắng trong cuộc chiến này”. Trong khi đó, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ lại đầu tư khá mạnh vào cuộc chiến này để lật đổ chế độ Tổng thống của người theo Hồi giáo dòng Shiite là ông al-Assad.
Video đang HOT
“Thổ Nhĩ Kỳ có thể là bên không may cho dù trong năm 2011, tiềm lực để Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông là khá lớn. Mô hình một quốc gia Hồi giáo phồn vinh về kinh tế và phát triển về dân chủ là khá hấp dẫn với những người dân Arab để thúc đẩy họ lật đổ các chế độ độc tài ở quốc gia của mình.
Từ mô hình này, Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ cuộc nổi dậy của người Hồi giáo dòng Sunni để chống lại cộng đồng Hồi giáo dòng Shiite và cộng đồng người Kurd, dần dần trở thành kẻ thù của các lực lượng này. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ủng hộ lực lượng “Anh em Hồi giáo” và hiện là lực lượng IS để thực hiện tham vọng của mình”- Patrick Cockburn bình luận.
Tuy nhiên, theo Patrick Cockburn, đây là những tính toán hết sức sai lầm của ông Erdogan. “Giấc mơ” của Tổng thống Erdogan về khôi phục đế chế Thổ Nhĩ Kỳ không những không thành hiện thực mà còn đem đến những hiệu ứng ngược đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự sụp đổ “giấc mơ đế chế” của ông Erdogan sẽ trở nên rõ ràng hơn sau khi Nga và Mỹ đẩy mạnh các nỗ lực kiểm soát biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Thất bại này sẽ khiến Tổng thống Erdogan đứng trước những sự lựa chọn khó khăn. “Tổng thống Erdogan hoặc sẽ phải chấp nhận bị loại khỏi khu vực Bắc Syria, hoặc sẽ “chơi canh bạc tất tay” khi phải tăng cường các hành động quân sự, có thể là can thiệp trực tiếp vào Syria”- Patrick Cockburn nhận định.
Giới phân tích Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận định rằng ông Erdogan đã định đưa quân vào Syria từ năm 2015 nhưng kế hoạch này đã bị các chiến dịch quân sự của Mỹ cản trở.
Ở thời điểm hiện nay, việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quy mô lớn vào tình hình Syria càng ít có khả năng xảy ra vì không nhận được sự ủng hộ của Mỹ, nhất là không quân Nga đang kiểm soát lãnh thổ Syria.
Từ những phân tích trên, Patrick Cockburn đi đến kết luận rằng, “giấc mơ đế chế Ottoman” có thể sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu những thất bại bẽ bàng tại Syria.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Thổ Nhĩ Kỳ tố Iran xuyên tạc chuyến thăm Ả Rập Xê Út của Tổng thống Erdogan
Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập đại sứ Iran, yêu cầu chấm dứt công bố thông tin cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Tayyip Erdogan đến Ả Rập Xê Út liên quan vụ hành quyết hàng loạt tại vương quốc này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các vụ hành quyết được thực hiện ở Ả Rập Xê Út thuộc vấn đề nội bộ của nước này - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi cực lực lên án việc các cơ quan chính phủ của Iran cung cấp thông tin sai lệch cho các phương tiện truyền thông, xuyên tạc rằng chuyến thăm gần đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan đến vụ xử tử hàng loạt ở Ả Rập Xê Út", Reuters ngày 8.1 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan thăm Ả Rập Xê Út vào cuối tháng 12.2015. Ngày 2.1, Bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út đã công bố việc tử hình 47 người, trong đó có nhà thuyết giáo dòng Shiite, ông Nimr al-Nimr. Tehran đã lên án hành động này và người dân Iran đã tổ chức các cuộc biểu tình, tấn công Đại sứ quán Ả Rập Xê Út ở Tehran và Lãnh sự quán tại Mashhad. Ả Rập Xê Út sau đó tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.
Theo RIA Novosti, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện quan điểm cho rằng các vụ hành quyết được thực hiện ở Ả Rập Xê Út thuộc các vấn đề nội bộ của nước này.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Iran vì nói xấu tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua triệu đại sứ của Iran để phản đối việc nước này móc nối vụ Arab Saudi xử tử một giáo sĩ với chuyến thăm gần đây của Tổng thống Tayyip Erdogan đến Riyadh. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters "Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc móc nối chuyến thăm Arab Saudi gần đây của...