Tham vọng đầu mối vaccine Covid-19 toàn cầu của Trung Quốc
Trung Quốc nỗ lực định hình ngành công nghiệp dược phẩm, hướng đến trở thành nhà cung cấp vaccine lớn nhất thế giới trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo Feng Duojia, Chủ tịch Hiệp hội Vaccine, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất đủ liều lượng để tiêm chủng 70% dân số (980 triệu người) trong nước. Lượng vaccine xuất khẩu là tương đương.
Đến tháng 3, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 100 triệu liều vaccine, bằng cả Ấn Độ và Liên minh châu Âu cộng lại. Feng cho biết nước này dự kiến sản xuất 5 tỷ liều vào cuối năm sau, gấp 10 lần tổng lượng vaccine của cả nước vào năm 2019, trước khi đại dịch khởi phát.
Ông Feng cho biết: “Trung Quốc đang xây dựng 18 dây chuyền sản xuất, mỗi dây chuyền quy mô lớn bằng với Tập đoàn Sinh phẩm Quốc gia (CNBG)”.
Là công ty con của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), CNBG đã sản xuất 250 triệu liều vaccine Covid-19 sử dụng nội địa và xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất là cơ hội tốt để nước này gia tăng ảnh hưởng của mình với các quốc gia đang phát triển, bên cạnh Ấn Độ và Nga. Điều này cũng giúp bù đắp tình trạng phân phối vaccine toàn cầu không đồng đều.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc cần nâng cấp vaccine để phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước khi trở thành mặt hàng toàn cầu.
“Sản xuất số lượng lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là thách thức. Trong khoảng thời gian ngắn, từ một đến hai năm, chúng tôi cần nâng cao ưu thế vaccine của mình. Covid-19 buộc chúng tôi trở nên vượt trội. Vaccine phải đều đặn duy trì chất lượng và trở thành một trong những sản phẩm tốt nhất thế giới”, Feng nói.
Video đang HOT
Dây chuyền sản xuất vaccine Covid-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Theo ông, ngành công nghiệp dược phẩm đã triển khai sứ mệnh cung cấp lượng lớn vaccine dễ tiếp cận với giá cả phải chăng, thực hiện lời hứa về “mặt hàng công cộng toàn cầu” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
“Để đáp ứng tiêu chuẩn của quốc gia khác, giúp quảng bá thương hiệu và dịch vụ, vaccine phải được WHO hoặc các cơ quan quản lý công nhận”, ông nói.
Yuan Yuan, đại diện Trung Quốc tại tổ chức phi chính phủ Chương trình Công nghệ Y tế, cho biết việc phê duyệt vaccine ở nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt khu vực châu Phi cận Sahara, phụ thuộc nhiều vào quyết định của WHO.
Thế giới có 19 loại vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu phát triển hoàn thiện, trong đó 5 loại do các công ty Trung Quốc sản xuất. Theo ông Yuan, đảm bảo được phê duyệt khẩn cấp là cách để Trung Quốc giúp đỡ các nước châu Phi khi nguồn cung còn hạn chế. Song quá trình này đầy rẫy thách thức, đặc biệt là đối với quốc gia chưa từng có vaccine mà WHO chấp thuận. Để được phê duyệt khẩn cấp, cơ sở sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn làm sàng. WHO sẽ cử thêm một nhóm chuyên gia kiểm tra thực địa tại các công ty có sản phẩm được phê duyệt.
Yuan nói: “Những công ty chưa có kinh nghiệm sẽ gặp một số trở ngại trong vòng kiểm tra thực địa và xác minh tài liệu”.
Trung Quốc đã hứa hẹn cung cấp gần nửa tỷ liều vaccine thông qua các thỏa thuận song phương ký kết trước khi sản phẩm được phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Các nhà phân tích nhận định nguồn cung từ nước này có thể là giải pháp với nước nghèo, những nơi không có nhiều vaccine để lựa chọn. Chính phủ các khu vực này chấp nhận dùng vaccine Trung Quốc dù hiệu quả của chúng thấp hơn so với các sản phẩm phương Tây.
“Nhiều nước nghèo ít có khả năng tiếp cận với các loại vaccine được phân phối ở nền kinh tế lớn hơn như Mỹ, Liên minh châu Âu”, Daniel Aldrich, giáo sư khoa học chính trị, chính sách công và các vấn đề đô thị của Đại học Northeastern, nhận định.
Theo ông, vaccine Trung Quốc sẽ trở nên phổ biến dù hiệu quả thấp hơn các đối thủ. Ông tin rằng tình trạng phân phối vaccine không đồng đều vẫn tồn tại ngay cả sau khi các nước lớn đã tiêm chủng đủ cho dân số.
“Vaccine Trung Quốc sẽ được săn đón ngay cả khi nguồn cung dồi dào hơn. Chương trình tiêm chủng thực tế rất thiếu công bằng. Các nước phát triển sẽ tiếp tục tìm đến Trung Quốc để nhận hỗ trợ, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á”, Aldrich nói.
Người dân châu Phi được tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc. Ảnh: AP
Jennifer Bouey, chuyên gia dịch tễ và chính sách y tế Trung Quốc tại Rand Corporation, cũng cho rằng việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ rất hữu ích khi thế giới cần huy động mọi nguồn lực chống dịch.
“Rào cản quan trọng nhất là thiếu năng lực sản xuất vaccine. Thế giới cần hơn 10 tỷ liều mới ngăn chặn virus lây truyền theo quy mô lớn và tiếp tục đột biến. Cho đến khi đạt ngưỡng đó, chưa ai an toàn. Ngay cả những người đã tiêm phòng vẫn có thể tái nhiễm khi nCoV đột biến, thoát khỏi kháng thể do vaccine tạo ra”, bà nhận định.
Bà cũng cho biết việc phân phối vaccine đến nước đang phát triển trong bối cảnh nhu cầu cao – nguồn cung thấp sẽ giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và củng cố quyền lực mềm. Nước này chủ trương xây dựng “con đường tơ lụa y tế”, song song với dự án cơ sở hạ tầng của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Kế hoạch bị Mỹ, Australian, Ấn Độ và Nhật Bản phản đối. Tháng trước, nhà lãnh đạo 4 quốc gia cam kết thúc đẩy sản xuất vaccine Ấn Độ để “mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Mục tiêu là phân phối ít nhất 1 tỷ liều vaccine các loại ngừa Covid-19.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ vì can thiệp Tân Cương
Bắc Kinh đề nghị Washington ngừng dùng vấn đề Tân Cương để can thiệp công việc nội bộ sau khi Mỹ kêu gọi thả một bác sĩ Duy Ngô Nhĩ.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm 31/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã đề nghị Mỹ không can thiệp vấn đề nội bộ nước này thông qua vấn đề Tân Cương. "Chúng tôi kêu gọi một số chính trị gia ở Mỹ tôn trọng sự thật và ngừng bôi nhọ, ngụy tạo về Trung Quốc", ông Uông nói.
Tuyên bố của ông Uông được đưa ra một ngày sau khi Mỹ kêu gọi trả tự do cho Gulshan Abbas, một bác sĩ Duy Ngô Nhĩ, người mà gia đình nói rằng đã bị kết án 20 năm tù ở Trung Quốc vì các thành viên gia đình hoạt động nhân quyền tại Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 29/9. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ziba Murat, con gái của Gulshan Abbas, đã xuất hiện trong một cuộc họp gồm Ủy ban Lưỡng đảng Mỹ về vấn đề Trung Quốc (CECC), cho biết gia đình gần đây mới nhận thông tin Gulshan bị kết án vào tháng 3 năm ngoái với tội danh khủng bố.
Murat gọi các cáo buộc nhằm vào mẹ là "phi lý", trong khi chị gái của Gulshan, Rushan Abbas, cho biết điều này bắt nguồn từ việc cô và anh trai Rishat Abbas tích cực hoạt động ở Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác thông tin này, khẳng định Abbas bị kết án vì tham gia một tổ chức khủng bố, giúp đỡ các hoạt động khủng bố và "tụ tập một đám đông gây rối trật tự xã hội".
Quan hệ Mỹ - Trung gần đây ngày càng căng thẳng vì nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Tân Cương. Chính quyền Trump đầu tháng này đã cấm nhập khẩu bông từ Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, nơi bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức.
Bắc Kinh trong khi đó nhiều lần gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ. Trung Quốc cũng khẳng định các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra".
Viễn cảnh nào cho châu Á trong năm 2021? Với những biến động trong năm 2020 từ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, căng thẳng Mỹ - Trung... cho đến vấn đề Biển Đông, châu Á sẽ vẫn là tâm điểm chú ý năm 2021. Trong năm 2020, châu Á là tâm điểm của thế giới với việc một loạt các sự kiện xuất hiện ở châu lục này như đại dịch...