Tham vọng ‘đại đô thị’ khổng lồ của Tập Cận Bình
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin chính quyền Trung Quốc muốn sáp nhập ba thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc trong một dự án mang đậm dấu ấn riêng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nếu sáp nhập, siêu đô thị này sẽ kết nối 130 triệu dân trên ba thành phố trên, và được gọi là &’Kinh – Tân – Kỳ’.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tờ báo cho biết, kể từ thời Đặng Tiểu Bình, mỗi chính quyền đều có một dự án kinh tế được coi là dấu ấn di sản nhiệm kỳ của mình.
Ông Tập đã lấy mô hình trên như một kiểu mẫu cho quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc trong tương lai. Để thực hiện dự án này, ông cần hoạch định chính sách và lợi ích vốn thường xung đột với nhau sao cho phù hợp, nhất là khi đụng vào việc lên kế hoạch đô thị, công nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, bảo vệ môi trường.
Đây là việc làm đầy thách thức, song các nhà phân tích nói rằng, động thái mới đây của ông Tập Cận Bình nhằm củng cố quyền lực có thể giúp ông có đủ lực đẩy chế ngự các lợi ích khác, và hiện thực hóa tầm nhìn.
Kế hoạch của ông Tập Cận Bình nhằm thống nhất ba vùng miền bắc thành một khối kinh tế. Khu vực vịnh Bột Hải sẽ trở thành vùng tăng trưởng then chốt, tương tự như vùng châu thổ sông Dương Tử và Châu Giang.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Vương Bảo An nói rằng, đại đô thị này cần một khoản đầu tư là 42 nghìn tỉ Nhân dân tệ giải ngân trong nhiều năm.
“Tư duy đằng sau chính sách này có thể là nhằm biến một vùng rộng lớn với rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trở thành điểm cực phát triển thứ ba” cạnh tranh với hai vùng châu thổ còn lại – nhận định của Hongyi Lai, Phó giáo sư kinh tế chính trị tại trường Nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc Đại học Nottingham.
Video đang HOT
Các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình đã hình thành và xây dựng nên các đặc khu phát triển kinh tế. Các nhà phân tích nói rằng, việc thiết lập nên các đặc khu này đã mở cửa thị trường Trung Quốc cho các nhà sản xuất nước ngoài, và biến nơi đây thành &’công xưởng thế giới’.
Tuy nhiên, chính quyền ông Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo dù đã thúc đẩy phát triển trong các vùng nội địa nhưng không thể giải quyết được các vấn đề về cấu trúc trong nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Yang Long – một giáo sư về kinh tế chính trị tại Đại học Nankai ở Thiên Tân nói rằng chính quyền hiện nay cũng đối mặt với các thách thức tương tự. “Lớp lãnh đạo mới cũng phải giải quyết các vấn đề về cấu trúc tương tự và các cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành ở vùng Kinh – Tân – Kỳ”.
Nhà kinh tế học chính trị Laurence Brahm nói rằng ông Tập Cận Bình thực hiện công cuộc cải cách này ở một cấp độ chưa từng có kể từ thời của ông Đặng Tiểu Bình.
Tuy vậy, các nhà phân tích thận trọng khi so sánh các cuộc cải cách đưa vào các vùng khác vì sợ rằng kế hoạch mới sẽ vấp phải sự phản đối.
Cả ba vùng trên đều hưởng vị thế chính trị đặc biệt. Là thủ đô nên Bắc Kinh là nơi đặt nhiều trụ sở của tất cả các cơ quan của chính quyền, quân sự và đảng. Đây cũng là nơi tập trung các thể chế văn hóa, xã hội, thể thao và hàn lâm hàng đầu Trung Quốc.
Cũng như Thượng Hải và Trùng Khánh, Bắc Kinh và Thiên Tân được xếp vào hàng các đô thị nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương, mỗi đô thị lại có một thành viên của Bộ Chính trị đứng đầu, nên vị thế của các thành phố này còn lớn hơn một tỉnh.
“Vị thế khác nhau của ba vùng này cho thấy nhu cầu phối hợp và lãnh đạo mạnh hơn nữa” – ông Yang nói.
Shen Jianguang – chuyên gia kinh tế trưởng của Trung Quốc tại Mizuho Securities – nói rằng dự án này sẽ là phép thử đối với quyết tâm của lãnh đạo nước này trong việc phá bỏ hàng rào của các nhóm lợi ích cố hữu.
Tổng sản phẩm quốc nội của cả vùng trong năm qua là 1 nghìn tỉ USD, tương đương với Hàn Quốc, và cao thứ 15 thế giới. Nhưng, mức GDP trên đầu người lại không đồng đều, với mức GDP trên đầu người của Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc lần lượt là 15.000 USD, 11.500 USD và 6.300 USD.
Các nhà phân tích nói rằng kế hoạch sáp nhập này nhằm sử dụng các nguồn lực đồng đều hơn trên khắp cả ba vùng.
“Đây cũng là một thách thức cho các nhà hoạch định chính sách để thực thi chính sách hiệu quả. Theo chúng tôi, điều này một phần là do các rào cản về mặt thể chế và khó khăn trong phân bổ các nguồn lực” – ông Shen nói.
Còn ông Lai nhận định rằng, ông Tập Cận Bình tìm cách sử dụng quyền lực đã được củng cố chắc chắn của mình để thúc đẩy hội nhập nhanh hơn trong khu vực.
Brahm nói rằng, các thành công trong dự án Kinh – Tân – Kỳ có thể không quyết định bởi ngân sách, mà là tầm nhìn này được thực thi như thế nào.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Vì sao Nhật Bản tích cực can dự vào tình hình Biển Đông?
Theo các nhà phân tích, sự can dự tích cực của Tokyo vào diễn biến tình hình Biển Đông xuất phát từ lo ngại về an ninh của tuyến đường hàng hải "có ý nghĩa sống còn" đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép
Hôm 27/5, không lâu sau khi có tin tàu đánh cá Việt Nam bị tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm gần giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, hai quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là "hành động cực kỳ nguy hiểm" của Trung Quốc.
Theo VOA, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng "Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tới sinh mạng con người"." Ông nói thêm rằng các nước liên hệ cần phải tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói với báo chí rằng "vụ việc nghiêm trọng" này làm cho mọi người cảm thấy bất an. Ông cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế làm rõ những sự việc liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 23/5 dành cho tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ông nói rằng "những hoạt động khoan dầu đơn phương"của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang và Nhật Bản "sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép".
Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal rằng ông đã gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam một ngày trước đó và được thông báo là Việt Nam "muốn được cung cấp các tàu tuần duyên càng sớm càng tốt". Nhà lãnh đạo Nhật cho biết ông cũng muốn thúc đẩy nhanh tiến trình này.
Theo các nhà phân tích, sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản vào tình hình Biển Đông phát xuất từ mối lo ngại đối với an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật, giữa lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và thực hiện những hành động ngày càng hung hãn trong những vụ tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng ở Châu Á.
Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu để thỏa mãn 95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập khẩu là được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Châu Âu, Đông Nam Á... được vận chuyển qua Biển Đông. Theo ước tính của các chuyên gia, trong trường hợp phải đi đường vòng sang phía đông Philippines, giá thành của các sản phẩm chế tạo của Nhật Bản sẽ tăng 25%. Do đó, Nhật Bản xem Biển Đông là "tuyến đường huyết mạch" và tìm đủ mọi cách để bảo vệ.
Theo tường thuật của báo chí Nhật Bản và Trung Quốc, tại một cuộc hội thảo ở Tokyo hôm 22/ 5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng có thể xảy ra chiến tranh Trung-Nhật trong vòng 20 năm tới. Ông Lý Hiển Long nói thêm rằng trong trường hợp ban lãnh đạo ở Bắc Kinh không chịu hợp tác với Nhật Bản và các nước khác trong vùng, có thể xảy ra chiến tranh vì tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hay với các nước Châu Á khác vì tranh chấp Biển Đông, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Ông Lý Hiển Long cho rằng chính vì lý do đó mà Mỹ nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực.
Theo Đời sống pháp luật
Trung Quốc đang làm gì để đại tu "sức mạnh cơ bắp"? Theo Thời báo New York, nhằm dùng &'sức mạnh cơ bắp' để lấn lướt các nước khác trong các tranh chấp chủ quyền, ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang sử dụng quyền lực chính trị của mình để đại tu quân đội. Ông Tập muốn có một quân đội có thể phô bày sức mạnh ở Thái Bình Dương và...