Tham vọng của Trung Quốc từ ‘con đường tơ lụa mới’

Theo dõi VGT trên

Nếu như con đường tơ lụa từng là huyết mạch buôn bán, giao thương thời cổ đại, từng được coi là cầu nối văn minh đông tây thì nay nó lại trở thành một tham vọng lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình đang cố vận động sự ủng hộ từ các nước tại diễn đàn APEC.

Trong những ngày qua, Trung Quốc như vận hết công suất và tần số ngoại giao của mình để vận động sự ủng hộ cho “con đường tơ lụa mới trên bộ và biển” từ các nước thành viên dự Diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra tại Bắc Kinh.

Tham vọng của Trung Quốc từ &'con đường tơ lụa mới' - Hình 1

Ông Tập Cận Bình đang nỗ lực thuyết phục với những hứa hẹn về viễn cảnh thịnh vượng của những nơi “con đường tơ lụa mới” đi qua – Ảnh AFP

Đã có một số “cái gật đầu” trong khối Đông Nam Á, như Indonesia, Thái Lan, Campuchia,… và hiện ông Tập Cận Bình đang tiếp tục nỗ lực thuyết phục với những hứa hẹn về viễn cảnh thịnh vượng của những nơi “con đường tơ lụa mới” đi qua.

Tấm bản đồ đầy tham vọng

Tấm bản đồ “con đường tơ lụa mới” và “con đường tơ lụa trên biển mới” thể hiện tham vọng nối trọn 3 châu lục Á, Âu, Phi trong chiến lược của Trung Quốc được đăng tải trên Tân Hoa Xã cuối tuần qua.

Theo tấm bản đồ này, con đường tơ lụa mới sẽ bắt đầu ở Tân An, miền trung Trung Quốc rồi kéo dài sang phía tây, gần biên giới Kazakhstan, chạy về phía tây nam từ Trung Á đến bắc Iran rồi vòng qua phía tây Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đó, nó đi qua eo biển Bosporus và phía tây bắc châu Âu bao gồm Bulgaria, Romania, Cộng hòa Séc và Đức. Sau đó từ Duisburg của Đức đến Rotterdam ở Hà Lan rồi tới Venice (Ý).

Trong khi đó, con đường tơ lụa trên biển theo bản đồ này bắt đầu từ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) và Hải Nam sau đó trước theo hướng nam tới eo biển Malacca.

Tham vọng của Trung Quốc từ &'con đường tơ lụa mới' - Hình 2

Video đang HOT

Venice (Ý) là điểm gặp nhau của 2 con đường theo kế hoạch của Trung Quốc – Ảnh:Reuters

Từ Kuala Lumpur, nó được kéo đến Kolkata (Ấn Độ) rồi đi tiếp qua phần còn lại của Ấn Độ Dương sang Nairobi (Kenya), tiếp lên phía bắc xung quanh vùng Sừng châu Phi (vùng Đông Bắc Phi) rồi chạy qua Biển Đỏ vào Địa Trung Hải, có một chặng dừng tại Athens (Hi Lạp) trước khi gặp con đường tơ lụa trên đất liền ở Venice (Ý).

Theo bài báo của Tân Hoa Xã, con đường tơ lụa sẽ mang lại “cơ hội mới và một tương lai mới cho Trung Quốc và tất cả các nước dọc theo con đường đó”. Kế hoạch của Trung Quốc là tạo ra một “khu vực hợp tác kinh tế” kéo dài từ Tây Thái Bình Dương tới biển Baltic.

Tham vọng của Trung Quốc

Tân Hoa Xã đã mô tả kế hoạch của Trung Quốc là từ giao lưu kinh tế, Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được mối quan hệ gần gũi hơn về văn hóa và chính trị với mỗi quốc gia dọc theo con đường tơ lụa theo mô hình mới.

Khi đó nó không chỉ là một tuyến đường thương mại kinh tế mà còn là một cộng đồng có lợi ích, số phận và trách nhiệm chung. Và rằng con đường tơ lụa đại diện cho tầm nhìn của Trung Quốc cho một cộng đồng kinh tế và chính trị phụ thuộc lẫn nhau kéo dài từ Đông Á đến tây Âu.

Sau những bước đi quân sự gây căng thẳng trong khu vực gần đây và trong bối cảnh Mỹ tăng cường hiện diện ở châu Á, Trung Quốc không những muốn củng cố sức mạnh của mình mà còn muốn nhắn nhủ thông điệp tới Mỹ về chiến lược “đối trọng châu Á”.

Tham vọng của Trung Quốc từ &'con đường tơ lụa mới' - Hình 3

Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của một số thành viên trong khối ASEAN trong đó có Campuchia – Ảnh: Reuters

Đồng thời,Trung Quốc muốn khẳng định vị thế “đàn anh” của mình với các nước trong khu vực. Điều này được minh chứng qua những bước chuẩn bị và những tuyên bố của Trung Quốc về sáng kiến xây dựng con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Bên cạnh đó, một số nhà phân tích thì cho rằng sáng kiến này của Trung Quốc còn bắt nguồn từ mong muốn cải thiện nội tại quốc gia mình do sự chênh lệch phát triển giữa miền đông và miền tây.

Chuyên san The Diplomat nhận định rằng mặc dù mục tiêu của Trung Quốc rất lớn nhưng lại không rõ ràng và càng không biết chính xác là các nước dọc theo con đường tơ lụa cả trên đất liền và trên biển sẽ liên kết với nhau như thế nào. Đồng thời, đối với tất cả các cuộc thảo luận đầy tham vọng của Trung Quốc, những thông tin chi tiết về kế hoạch vẫn còn rất ít ỏi.

Tham vọng này của Trung Quốc vẫn tiếp tục gây ra làn sóng tranh luận, trong đó có một số nước hoan nghênh ngay tại diễn đàn APEC đang diễn ra ở Bắc Kinh và một số không bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, có một thực tế, những nước đang có liên quan đến tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đang quan ngại rằng, liệu “con đường tơ lụa mới” có phải là thế “gọng kìm” được tạo ra để siết chặt thêm hoặc tạo sức ép, củng cố các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với các khu vực đang tranh chấp(?).

Theo Thanh Niên

Khi TQ tự 'hư cấu' về chủ quyền trên Biển Đông

Người dân của đất nước TQ đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài tư liệu của tác giả Bill Hayton trên tạp chí Prospect (Anh) phản bác lập luận về chủ quyền trên Biển Đông của TQ.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài "trỗi dậy hòa bình" để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia.

Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.

Căn nguyên của những rắc rối này là những gì mà Bắc Kinh gọi là "chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi được" đối với 80% Biển Đông: từ cảng Hồng Kông cho tới gần bờ biển Borneo, cách đó đến 1.500km. Vấn đề đối với những tuyên bố chủ quyền này là không hề có những bằng chứng đáng tin cậy để làm căn cứ.

Vậy mà những chi tiết lịch sử hư cấu đó giờ đây lại đang đe dọa hòa bình và an ninh Châu Á và tạo ra một vũ đài để Trung Quốc và Mỹ đối đầu gay gắt, với những hệ lụy tác động đến toàn cầu. Thật khó có thể tin được rằng cuộc đối đầu có thể dữ dội này lại có gốc rễ là một cuộc tranh chấp đối với những mảnh đất gần như hoàn toàn không thể cư ngụ được.

Có hai quần thể "đảo" chính ở Biển Đông. (Chỉ một số rất ít là đảo theo đúng nghĩa, đại đa số chỉ là các rạn san hô, bãi cát hoặc đá).

Khi TQ tự &'hư cấu' về chủ quyền trên Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc luôn "ra rả" về chủ quyền vô căn cứ trên Biển Đông. Ảnh: DigitalGlobe/ Getty Images

Đa số những hòn đảo hoang vắng này có tên tiếng Anh, thường là được đặt bởi những con tàu và thủy thủ đã phát hiện và vẽ chúng lên bản đồ. Ví dụ, đảo Trường Sa (Spratly Island) được một thuyền trưởng tàu săn cá voi tên là Richard Spratly tìm thấy vào năm 1843, còn Đá Khúc Giác (Iroquois Reef) được đặt tên theo con tàu HMS Iroquois đã phát hiện ra nó trong một chuyến khảo sát vào những năm 1920, v.v...

Khi một ủy ban thuộc chính quyền Trung Quốc lần đầu đặt tên tiếng Trung cho các hòn đảo này vào năm 1935, tất cả những gì họ làm là dịch tên hoặc chuyển âm những tên tiếng Anh đã sẵn có sang tiếng Trung. Ví dụ như đối với quần đảo Hoàng Sa, Antelope Reef (Đá Hải Sâm) được dịch là Linh Dương Tiêu (Linh Dương là từ Antelope được dịch ra tiếng Trung) và đối với quần đảo Trường Sa, cụm đá North Danger Reef trở thành Bei xian (Bắc Hiểm - tiếng Trung nghĩa là "mối nguy hiểm ở phía Bắc"), Đảo Trường Sa trở thành Si-ba-la-tuo (chuyển âm từ tên tiếng Anh "Spratly Island" sang tiếng Trung). Ủy ban của Trung Quốc chỉ đơn thuần là đã sao chép lại những bản đồ của người Anh, thậm chí sao chép cả những lỗi sai.

Những tên đảo sau đó được chỉnh sửa lại hai lần. Còn Bãi cạn Scarborough, đặt tên theo một con tàu của Anh vào năm 1748, ban đầu được chuyển ngữ thành Si ge ba luo vào năm 1935, được đổi thành Dân Chủ Đảo bởi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1947 và sau đó được đặt một cái tên ít nhạy cảm về chính trị hơn là Hoàng Nham (tức "bãi đá vàng") bởi chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1983.

Ngày nay, chính quyền Trung Quốc có vẻ như hoàn toàn không biết đến những điều này. Những lời biện hộ chuẩn mực cho chủ quyền "không thể tranh cãi" của Trung Quốc thường bắt đầu bằng câu "người Trung Quốc là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các hòn đảo Nam Sa". Trên thực tế, "người Trung Quốc" chỉ sao chép lại những tên đảo do người Anh đặt. Ngay cả cụm từ "Nam Sa" (tức "bãi cát phía nam") cũng không nằm cố định trên bản đồ của người Trung Quốc. Năm 1935, cái tên này được dùng để chỉ khu vực biển nông có tên tiếng Anh là "Bãi Macclesfield" (cũng được đặt theo tên của một con tàu Anh, giờ Trung Quốc gọi là Trung Sa). Vào năm 1947, cái tên Nam Sa lại bị dời xuống phía Nam trên bản đồ Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa.

Để kiểm tra đầy đủ từng chứng cứ do Trung Quốc đưa ra sẽ phải mất rất nhiều trang giấy, nhưng hoàn toàn có thể cho rằng vẫn chưa có bằng chứng khảo cổ nào cho thấy những con tàu Trung Quốc đã có thể đi được xuyên biển từ trước thế kỷ thứ 10. Cho đến thời điểm đó, chỉ có các con tàu của người Malay, người Ấn Độ và người Arab tiến hành giao thương và khai phá biển. Những con tàu đó, có thể vào một số dịp, có chuyên chở những hành khách Trung Hoa.

Những chuyến du hành được đề cập nhiều của "các đô đốc thái giám" trong đó có Trịnh Hòa, chỉ kéo dài khoảng 30 năm, cho đến những năm 1430. Sau thời điểm đó, mặc dù những thương nhân và ngư dân vẫn đi lại trên biển, nhà nước Trung Hoa không bao giờ viếng thăm các vùng biển xa lần nào nữa, cho đến khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc được Mỹ và Anh trao cho một số tàu biển vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai.

Lần đầu tiên có một quan chức chính phủ Trung Quốc đặt chân lên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa là vào ngày 12/12/1946, khi đó các đế quốc Anh và Pháp đều đã chiếm phần trên Biển Đông. Một phái đoàn cấp tỉnh của Trung Quốc đã đến quần đảo Hoàng Sa trước đó vài thập kỷ, vào ngày 6/6/1909, thực hiện một nhiệm vụ có vẻ như là một chuyến thám hiểm trong một ngày, được dẫn đường bởi các thuyền trưởng người Đức thuê từ hãng buôn Carlowitz. Các cuộc đối đầu quốc tế đang phải dựa vào những căn cứ khiêm tốn như vậy.

Theo VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
    13:55:44 15/11/2024
    Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
    13:58:20 16/11/2024
    Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
    17:19:54 15/11/2024
    Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
    13:18:15 15/11/2024
    Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
    10:00:10 15/11/2024
    Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
    13:58:40 15/11/2024
    Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
    15:52:13 15/11/2024
    Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
    16:24:09 15/11/2024

    Tin đang nóng

    Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
    07:21:30 17/11/2024
    Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
    07:39:26 17/11/2024
    Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
    07:57:40 17/11/2024
    Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
    07:49:02 17/11/2024
    Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
    07:18:43 17/11/2024
    Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?
    07:45:25 17/11/2024
    Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
    07:53:09 17/11/2024
    Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024
    08:19:54 17/11/2024

    Tin mới nhất

    Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI

    08:53:26 17/11/2024
    Tỉ phú Elon Musk đã bổ sung Microsoft vào phần bị đơn trong đơn kiện của ông đối với công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI.

    Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

    08:36:44 17/11/2024
    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

    Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

    07:11:44 17/11/2024
    Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

    Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

    07:05:01 17/11/2024
    Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

    Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

    06:57:52 17/11/2024
    Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

    Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

    06:51:22 17/11/2024
    Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

    Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

    06:48:08 17/11/2024
    Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

    Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

    06:39:40 17/11/2024
    Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

    Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

    06:36:02 17/11/2024
    Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

    Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

    06:32:47 17/11/2024
    Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

    Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

    06:25:00 17/11/2024
    Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

    EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

    06:21:15 17/11/2024
    Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

    Có thể bạn quan tâm

    Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

    Pháp luật

    10:04:33 17/11/2024
    Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

    Kỳ Duyên có 1 hành động lạ khi được gọi tên vào top 30, hoá ra có ý nghĩa đặc biệt

    Sao việt

    09:58:36 17/11/2024
    Hành trình chinh phục chiếc vương miện danh giá Miss Universe 2024 của Kỳ Duyên đang có nhiều tín hiệu đáng mừng.

    Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

    Sao châu á

    09:56:09 17/11/2024
    Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

    Lịch sinh hoạt chi tiết trong 1 ngày của nữ sinh khiến netizen phát hoảng: Đó là tự sát!

    Netizen

    09:56:07 17/11/2024
    Trên MXH Threads hiện nay, Gen Z thường hay chia sẻ về lịch trình hoạt động của mình trong một ngày. Không ít bạn trẻ có lối sống lành mạnh, được nhiều người ngưỡng mộ như dậy từ 5h sáng, thể dục thể thao,

    10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

    Sáng tạo

    09:38:35 17/11/2024
    Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

    Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

    Mọt game

    09:27:18 17/11/2024
    Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.

    Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn

    Góc tâm tình

    09:22:43 17/11/2024
    Nghe tôi chuẩn bị tái hôn với 1 doanh nhân thành đạt, mẹ chồng kéo họ hàng tới quấy phá với đủ chiêu trò khác nhau.

    Lên Tà Xùa săn... mây

    Du lịch

    09:10:14 17/11/2024
    Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.

    Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

    Tin nổi bật

    08:29:02 17/11/2024
    Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

    MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

    Nhạc việt

    07:57:12 17/11/2024
    Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

    Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

    Hậu trường phim

    07:48:43 17/11/2024
    Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.