Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông dưới cách nhìn của các chuyên gia

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia Pháp nhận định, Trung Quốc tự ý mở rộng và hy vọng xác lập chủ quyền không chỉ ở biển cả mà còn có nguy cơ ở trên đất liền trong thời gian ngắn.

Tờ Atlantico ngày 29/5 có đăng cuộc trao đổi của báo giới với 2 chuyên gia về Biển Đông là bà Valérie Niquet, Giám đốc trung tâm châu Á thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Pháp (IFRI) và ông Jean-Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS).

VOV.VN giới thiệu với bạn đọc toàn văn bài phỏng vấn.

Phóng viên Atlantico: Xây các hải cảng, các đường băng hay các cơ sở hạ tầng khác cho thấy chiến lược lấn chiếm của Trung Quốc đang tiếp diễn tại các vùng biển quốc tế. Theo ông/bà, điều này có từ bao giờ? Chiến lược lấn chiếm ấy được hình thành như thế nào?

Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông dưới cách nhìn của các chuyên gia - Hình 1

Ảnh vệ tinh hôm 23/3 cho thấy Trung Quốc xây dựng đường băng ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Airbus)

Bà Valérie Niquet: Từ những năm 1970, Trung Quốc đã nêu lên những yêu sách tại khu vực, và nhất là khi Việt Nam đang suy yếu do có chiến tranh. Trong những năm 1980, Trung Quốc xâm chiếm quần đảo đầu tiên là Hoàng Sa của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của năng lực hải quân, vốn rất hạn chế, Trung Quốc đã mở rộng các vị trí đứng chân tại Biển Đông khi có cơ hội bằng việc chiếm một số đảo nhỏ hoặc của Việt Nam, hoặc của Philippines.

Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã lựa chọn một chiến lược mới. Để củng cố sự hiện diện của mình, họ đã tăng cường các hoạt động xây dựng trên các bãi đá. Mục tiêu theo đuổi rất đa dạng: gấp rút ghi dấu địa phận; tăng cường những yêu sách tại Biển Đông; và trao cho lực lượng hải giám và tầu đánh cá Trung Quốc những địa điểm tiếp nối sự hiện diện của Trung Quốc nhằm áp đặt vị thế của họ trong khu vực.

Ông Jean-Vincent Brisset: Hiện nhiều điều đang lẫn lộn, trong đó một số điều từ lâu đã được nhận biết. Về việc mà Trung Quốc cho là thuộc quyền của họ, đó là việc họ tự ý mở rộng và hy vọng xác lập chủ quyền, với toan tính lâu dài. Hiện tại, ý chí ấy thể hiện ở biển cả, nhưng có nguy cơ trở thành ý chí trên đất liền trong thời gian ngắn, bởi Trung Quốc vẫn duy trì những yêu sách lãnh thổ xưa cũ với đa số các nước láng giềng.

Yếu tố thứ hai là khó khăn mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp trong vấn đề quản lý. Để khẳng định quyền lực, ông Tập Cận Bình đang sử dụng những kỹ thuật cũ, hòa trộn giữa chủ nghĩa dân tộc, đấu tranh chống tham nhũng và lên án kẻ thù Nhật Bản. Đó là những phương thức luôn được áp dụng trong lịch sử Trung Quốc.

Cuối cùng, nếu như quyết tâm tổ chức thành công Thế vận hội 2008 và Triển lãm toàn cầu 2010 buộc Trung Quốc phải giữ gìn, thì giờ đây họ không bị vướng bận vào một sinh hoạt quốc tế lớn nào để kiềm chế công cuộc bành trướng.

Điểm quan trọng cuối cùng là sự phục hồi niềm kiêu hãnh Trung Hoa trong dân chúng.

Video đang HOT

Phóng viên Atlantico: Người Mỹ bực bội về chiến lược này của Trung Quốc, vậy họ có những hành động đáp trả nào? Phản ứng của các nước láng giềng khu vực ra sao?

Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông dưới cách nhìn của các chuyên gia - Hình 2

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành cải tạo rầm rộ bãi đá Vành Khăn

Bà Valérie Niquet: Hành động đáp trả đầu tiên là về ngoại giao. Từ nhiều năm nay, các nước ASEAN ven bờ Biển Đông đề nghị Trung Quốc ký một bộ luật ứng xử, sẽ giải quyết những yêu sách của nước này, nước kia. Trung Quốc thường xuyên hứa hẹn bàn thảo về bộ luật ứng xử này, nhưng tới nay chưa bao giờ thực hiện. Bộ luật này có mục tiêu hạn chế những căng thẳng, ví như bằng cách cấm xây dựng những đường băng mới trên một số hòn đảo hay cấm sử dụng sức mạnh để giải quyết những tranh chấp khu vực.

Các nước trong khu vực, vốn có tư tưởng không can thiệp và thận trọng, giờ đây đang cần tới những cường quốc ngoài khu vực, có sức mạnh quân sự có thể kiểm soát những toan tính của Trung Quốc. Mỹ là nước hàng đầu, với chiến lược “chuyển trục”, một hình thức đáp lại nỗi lo ngại của các nước trong khu vực.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã ra nhiều tuyên bố, nhắc lại rằng họ phản đối mọi sự xâm phạm vào vùng nước xung quanh các hòn đảo của họ. Người Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt chiến lược này và tiếp tục đi qua các khu vực mà Trung Quốc coi là của họ mà không có cơ sở hợp pháp, để chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng chiến lược khiêu khích của họ không mang lại kết quả tích cực.

Trung Quốc gia tăng các điểm lấn chiếm với “chiến lược xúc xích”, phân thành từng đoạn, từng chút một, nhân rộng số điểm lấn ra khu vực. Nhưng nếu phải đối mặt trực diện, hải quân Trung Quốc không có khả năng đương đầu với hải quân Mỹ hay Nhật Bản. Trung Quốc chỉ lấn tới khi họ không gặp bất cứ sự kháng cự nào phía trước.

Phóng viên Atlantico: Sự bành trướng này của Trung Quốc sẽ đi tới đâu? Phải chăng thế cân bằng hiện nay giữa hai nước mạnh nhất thế giới có thể bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng mới này?

Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông dưới cách nhìn của các chuyên gia - Hình 3

Phải chăng thế cân bằng hiện nay giữa hai nước mạnh nhất thế giới có thể bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng mới này? (ảnh minh họa: ITN)

Bà Valérie Niquet: Trước hết, cần nhớ rằng các cường quốc không cân bằng nhau. Cường quốc Trung Quốc còn rất lâu mới sánh được với cường quốc Mỹ, trong đó bao hàm cả mặt quân sự, cho dù Trung quốc có nhiều tiến bộ trên lĩnh vực này. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc tiến lên trong khi tránh một sự can thiệp của Mỹ. Giờ đây, ngoài việc “chuyển trục”, Mỹ còn muốn phát đi những tín hiệu mạnh tới Trung Quốc để họ chấm dứt chiến lược này.

Sự bành trướng của Trung Quốc khó có thể vượt ra ngoài Biển Đông. Sự bành trướng ấy đã là một bước tiến đáng kể so với những thập kỷ trước đây, khi mà Trung Quốc tập trung vào nội địa nhiều hơn. Nếu để Trung Quốc phát triển các khả năng quân sự và chiến lược này mà không có phản ứng, họ sẽ có tham vọng đi xa hơn và đẩy sự hiện diện của Mỹ ra khỏi các đường ranh giới ở Tây Thái Bình Dương và khu vực Viễn Đông.

Đó là điều Chủ tịch Trung Quốc ngầm thể hiện khi nói rằng Thái Bình Dương đủ rộng cho hai cường quốc, với ý tưởng phân chia thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ông Jean-Vincent Brisset: Quần đảo Trường Sa nằm giữa Việt Nam, Philippines và Malaisia, vậy là rất xa xuống phía nam. Một số yêu sách cách đây 20 năm thậm chí còn gắn cả các đảo Natuna do Indonesia chiếm giữ vào, nghĩa là còn xa hơn nữa xuống phía nam.

Trung Quốc biện hộ cho tham vọng bành trướng bằng những “ký ức lịch sử” rất mơ hồ. Và mỗi khi Trung Quốc có cơ hội tiến xa hơn, họ lại đem chúng ra.

Cũng cần thấy rằng có một sự thỏa hiệp quốc gia ngầm cho một sự thống trị khu vực của Trung Quốc, Đế chế ở Trung tâm đang được phục hồi trong vinh quang và được bao quanh bởi các chư hầu. Tuy nhiên, việc trở thành một cường quốc thống trị thế giới hẳn không phải là điều mọi người dân Trung Quốc mơ ước.

Về thế cân bằng, 40% các tuyến đường biển thương mại đi qua Biển Đông. Một bộ phận của thương mại thế giới phụ thuộc vào sự ổn định của khu vực này. Một cuộc xung đột trong khu vực trước hết tác động trực tiếp vào thương mại quốc tế và tới nguồn cung cấp cho nhiều lĩnh vực mà Trung Quốc đang ở vị trí gần như độc quyền. Nhưng lâu dài hơn, nó cũng dẫn tới sự cô lập của một nước từ nay không thể đi ngược lại với sự hội nhập quốc tế./.

Theo Thái Dương/VOV- Paris

Mỹ biến mọi chiến hạm thành tàu sân bay

Hải quân Mỹ có tham vọng cải biến mọi tàu chiến hiện hữu thành "hàng không mẫu hạm mini" nhằm thích ứng với sứ mệnh chiến đấu tương lai.

Mỹ biến mọi chiến hạm thành tàu sân bay - Hình 1

Tàu sân bay hiện bị đánh giá là không còn phù hợp với chiến tranh tương lai - Ảnh: AFP

Theo chuyên trang National Interest, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) của Mỹ vừa khởi động giai đoạn 2 của chương trình Điểm do thám khai thác chiến thuật (TERN). Đây là chương trình nghiên cứu chung giữa DARPA với Văn phòng nghiên cứu Hải quân, nhằm phát triển một hệ thống cho phép cải biến các tàu chiến nhỏ trở thành khí tài đa nhiệm có thể đảm trách các sứ mệnh chiến đấu, tình báo và vận hành máy bay tác chiến không người lái.

TERN được khởi động hồi năm 2013 với 3 giai đoạn. Trong 2 giai đoạn đầu, chương trình này chủ yếu tập trung thiết kế sơ bộ và tính toán các rủi ro về kỹ thuật. Giai đoạn cuối sẽ tiến hành đóng một tàu mô phỏng hoàn chỉnh để thử nghiệm trên biển.

Kế hoạch cải biến tàu chiến thành tàu sân bay cỡ nhỏ được đưa ra trong bối cảnh có ý kiến nhận định rằng vai trò chiến lược của tàu sân bay Mỹ không còn thích hợp với chiến tranh tương lai, đặc biệt khi các đối thủ của Washington đang đẩy mạnh phát triển tên lửa tầm xa có độ chính xác cao.

Bước đi cần thiết

Mới đây, chuyên san National Review dẫn lời ông Jerry Hendrix, chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu trung tâm vì nền an ninh mới (Mỹ), đánh giá lại cách nước này thể hiện sức mạnh trên biển, cụ thể hơn là vai trò của tàu sân bay.

Theo ông, chi phí đóng một siêu tàu sân bay thuộc lớp Nimitz vào khoảng 14 tỉ USD, gần bằng ngân sách đóng tất cả các tàu khác trong 1 năm. Hơn nữa, vấn đề không chỉ nằm ở chuyện tài chính. Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz có thể chứa 5.000 người, tương đương dân số một thị trấn nhỏ. Nếu một tàu sân bay bị đánh chìm thì số thương vong sẽ gấp đôi thương vong của quân Mỹ trong suốt cuộc chiến ở Afghanistan.

Trên cơ sở đó, chuyên gia Hendrix lập luận rằng thay vì đổ tiền vào một tàu sân bay đồ sộ và cồng kềnh, với 14 tỉ USD Mỹ có thể đóng mới 7 tàu khu trục hiện đại hoặc 28 tàu hộ tống hay 100 tàu tiếp tế cao tốc. Chúng đều có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau với tính linh hoạt và phạm vi hoạt động cao hơn tàu sân bay. Quan trọng không kém là những tàu này đều có thể được cải tiến để chở máy bay chiến đấu không người lái và trở thành "hàng không mẫu hạm mini".

Những lập luận trên là ý tưởng chủ đạo của chương trình TERN. Trong thông báo mới nhất, DARPA khẳng định: "Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho lực lượng tàu chiến nhỏ triển khai ở tuyến đầu khả năng trở thành bệ phóng và điểm thu hồi cơ động các hệ thống bay không người lái tầm xa hoạt động ở độ cao trung bình. Nhờ vậy các hệ thống này sẽ có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến, tình báo, do thám ở khoảng cách xa hơn và trong thời gian lâu hơn".

Không chỉ góp phần cải thiện năng lực tấn công của hải quân Mỹ, TERN còn giúp hạ thấp đáng kể chi phí hoạt động bằng cách giảm bớt sự lệ thuộc vào những đường băng cất - hạ cánh trên bộ. Đường băng trên bộ cũng rất dễ bị tên lửa đối phương bắn trúng và thường gây căng thẳng với các cộng đồng dân cư địa phương.

Vô hiệu hóa "sát thủ tàu sân bay"

Trên bàn cờ quân sự hiện tại, các nước được đánh giá là đối thủ tiềm tàng của Mỹ đều đang tích cực phát triển những loại tên lửa có thể đe dọa tàu chiến Mỹ. Trong đó, có loại được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".

Đây là tên lửa đạn đạo đối hạm, được cho là có khả năng "mang đầu đạn đủ lớn để gây tổn thất đáng kể cho một tàu lớn ở cự ly gần 1.500 km.

Vì thế chương trình TERN được kỳ vọng sẽ giúp Mỹ khắc phục thách thức này bằng cách tăng đáng kể số mục tiêu mà đối thủ phải tấn công. Theo Tổ chức nghiên cứu Motley Fool, TERN cho phép "máy bay không người lái to bằng một người thật được triển khai từ các tàu nhỏ như một tàu khu trục lớp Arleigh Burke hoặc một tàu hộ tống lớp Freedom và hoạt động với khoảng cách an toàn, đủ gây khó cho các loại tên lửa phòng không lẫn đối hạm".

Trùng Quang

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giớiKhám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
14:46:50 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phụcQuỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
23:33:36 23/12/2024
Cặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấyCặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấy
23:49:02 23/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Ngô Thanh Vân - Huy Trần?Chuyện gì đang xảy ra với Ngô Thanh Vân - Huy Trần?
21:03:47 23/12/2024
Đi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khácĐi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khác
20:56:09 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024

Tin mới nhất

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

05:48:33 24/12/2024
Một trong những ưu tiên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan là đẩy lùi các nhóm người Kurd ở phía Bắc có liên hệ với PKK - một tổ chức từ lâu đã đấu tranh cho người Kurd tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt

Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt

05:46:29 24/12/2024
Tổng thống Ukraine nhận định Thủ tướng Slovakia không thể hiện sự quyết tâm muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga. Ông cho rằng đây là một vấn đề an ninh lớn đối với cả châu Âu và chính Slovakia.
Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc

Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc

05:44:33 24/12/2024
Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống từ năm 2017-2021, ông Donald Trump cũng sử dụng mục trên để áp dụng các biện pháp thuế quan đối với sản phẩm của Trung Quốc.
Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn

Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn

05:40:53 24/12/2024
Được xây dựng từ năm 1960, cầu Juscelino Kubitschek de Oliveira dài 0,5 km là một tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Brasilia với thành phố Belem ở miền Bắc. Nguyên nhân vụ sập cầu đang được điều tra, làm rõ.
Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria

Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria

05:29:06 24/12/2024
Phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Qatar Mohammed Bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani, ông Sharaa cho biết đã mời Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani sang thăm Syria.
Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido

Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido

05:27:24 24/12/2024
Cờ rủ được treo trên khắp cả nước. Chính phủ và người dân đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số. Trên mạng xã hội X, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ chia buồn với người dân tại Mayotte.
Mỹ: Ông Donald Trump bổ nhiệm người đứng đầu Hội đồng cố vấn tiền điện tử

Mỹ: Ông Donald Trump bổ nhiệm người đứng đầu Hội đồng cố vấn tiền điện tử

05:25:38 24/12/2024
Các sắc lệnh này có thể bao gồm việc tạo ra một kho dự trữ Bitcoin, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho ngành và chính thức hóa hội đồng tiền điện tử.
Ông Trump làm thay đổi cách tiếp cận của phương Tây với Ukraine

Ông Trump làm thay đổi cách tiếp cận của phương Tây với Ukraine

05:06:04 24/12/2024
Ông Waltz cũng chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo ông, chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ không thể xác định rõ ràng mục tiêu của Washington trong tình huống này.
Pháp ghi nhận số vụ bài Do Thái tăng vọt trong năm 2024

Pháp ghi nhận số vụ bài Do Thái tăng vọt trong năm 2024

05:03:32 24/12/2024
Mặc dù vậy, ước tính cho thấy các vụ việc chống người Hồi giáo đã giảm xuống còn 143 vụ trong cùng kỳ năm 2024, giảm so với mức 242 vụ năm 2023.
Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine

Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine

05:01:27 24/12/2024
Người phát ngôn của Điện Kremli Dmitry Peskov cảnh báo việc triển khai quân đội nước ngoài tại Ukraine sẽ gây ra hậu quả cực kỳ xấu và có khả năng không thể đảo ngược.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển

Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển

04:52:56 24/12/2024
Trong khi đó, các lực lượng còn lại của Liên bang Nga tại Syria đã hoàn tất việc rút quân khỏi các khu vực xa xôi và tập trung tại hai địa điểm chính là Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus".

Có thể bạn quan tâm

Danh tính "trùm cuối" trong When the Phone Rings được hé lộ nhờ một chi tiết không ai ngờ đến

Danh tính "trùm cuối" trong When the Phone Rings được hé lộ nhờ một chi tiết không ai ngờ đến

Phim châu á

06:04:44 24/12/2024
Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phim đã đi được hơn nửa chặng đường, song những kẻ thủ ác đứng sau vẫn còn là một ẩn số.
Loạt phim Việt lỗ nặng 2024, cảnh nóng lẫn sao hot không cứu nổi doanh thu

Loạt phim Việt lỗ nặng 2024, cảnh nóng lẫn sao hot không cứu nổi doanh thu

Hậu trường phim

06:04:10 24/12/2024
Trong số những phim Việt có doanh thu chạm đáy năm 2024, có tác phẩm dù ngập cảnh nóng cũng không bán được vé, thậm chí rời rạp chỉ sau vài ngày.
Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Ẩm thực

06:02:43 24/12/2024
Cánh gà nướng mật ong mù tạt là món ăn tuyệt vời cho những buổi tiệc, bữa ăn nhẹ hoặc trong mùa Giáng sinh quây quần cùng gia đình.
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sức khỏe

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?

Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?

Nhạc việt

06:00:32 24/12/2024
Giữa bóng tối mịt mờ của con đường hiện thực hoá giấc mơ thành ca sĩ, cơ duyên được gặp NSƯT, giảng viên Tân Nhàn khiến cuộc đời của Lê Vĩnh Toàn được tái sinh.
Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Sao âu mỹ

05:58:29 24/12/2024
Ngôi sao 55 tuổi Jennifer Lopez vượt qua khó khăn bằng cách nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra là vì cô cần rút ra bài học cho chính mình.
Lễ hội mùa đông Al Barari: Không gian Giáng sinh độc đáo tại Dubai

Lễ hội mùa đông Al Barari: Không gian Giáng sinh độc đáo tại Dubai

03:26:54 24/12/2024
Lễ hội mùa đông Al Barari không chỉ là một sự kiện giải trí mà còn là điểm đến lý tưởng để cả gia đình tận hưởng không khí mùa lễ và tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ tại Dubai.
Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Lạ vui

00:54:37 24/12/2024
Họ vẹt (Psittacidae) gồm những loài chim rừng có màu sắc sặc sỡ, mỏ ngắn và quặp, sống ở các khu vực nhiệt đới. Với đặc tính thú vị, nhiều loài vẹt đã trở thành vật nuôi phổ biến trên thế giới.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Pháp luật

23:48:41 23/12/2024
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Sao châu á

23:43:04 23/12/2024
Ngày 21/12, QQ đưa tin nữ diễn viên Lâu Nghệ Tiêu khiến công chúng sửng sốt khi khoe biệt thự rộng tới 4.000 m2 nằm dưới chân Vạn Lý Trường Thành của mình.