Tham vọng của Kim Jong-un qua vụ xử người chú
Việc CHDCND Triều Tiên xử tử Jang Song Taek, chính trị gia đầy quyền lực và cũng là chú rể của Chủ tịch Kim Jong-un, đã phát đi cùng lúc nhiều thông điệp mạnh mẽ về tham vọng của người đứng đầu chính quyền Bình Nhưỡng.
Jang Song Thaek bị bắt và bị áp giải ra khỏi một cuộc họp của Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên.
Ngày 13/12, hãng thông tấn trung ương của Triều Tiên chính thức xác nhận Jang Song Thaek bị xử tử sau một phiên tòa quân sự đặc biệt. Theo KCNA, ông Jang “phạm phải một tội ác ghê tởm khi cố lật đổ nhà nước bằng mọi mưu đồ và phương pháp hèn hạ, với tham vọng điên cuồng nhằm thâu tóm quyền lực tối cao của Đảng và Nhà nước”.
Trước khi thông tin ông Jang bị tử hình được chính thức xác nhận, truyền thông Triều Tiên nói ông này bị hất cẳng vì tội gây bè phái, tham nhũng, lạm dụng tài sản, hoạt động chống phá nhà nước và quan hệ tình ái lăng nhăng.
Diễn biến kể trên là một sự thay đổi lớn trong ban lãnh đạo Triều Tiên và luồng thông tin tương đối công khai về hoàn cảnh khiến ông Jang ngã ngựa cho thấy Chủ tịch Kim Jong-un rất muốn dư luận biết rằng ông không còn cần đến “sự giám sát của nguyên lão” nữa.
Việc Jang bị thanh trừng cũng đập tan hy vọng của những phân tích gia từng đoán ông này có thể hành động như Tổng thống Thein Sein của Myanmar để tiến hành cải cách và mang lại sự thịnh vượng kinh tế cho Triều Tiên.
Và bằng cách xóa bỏ hình ảnh của chú dượng, Kim Jong-un cũng thể hiện rõ rằng ông sẽ không chấp nhận bất kỳ một nhân vật quyền lực thay thế nào.
Video đang HOT
Adam Cathcart, một nhà quan sát Triều Tiên tại Đại học Leeds, chỉ ra rằng “những tiếng nói am tường ở Trung Quốc mô tả quan điểm của Jang là đi ngược lại ‘chủ trương Byungjin’ vốn đặt sự phát triển hạt nhân như một điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế)”.
Sự gần gũi của ông Jang với Bắc Kinh cũng có thể đã góp phần khiến Kim Jong-un sớm hành động.
Dư luận hiện cũng đang quan sát xem việc hất cẳng ông Jang tác động như thế nào lên mối quan hệ xuyên biên giới giữa Triều Tiên với người láng giềng lớn hơn và cũng là đồng minh của nước này. Nếu Kim Jong-un có những bước đi đảo ngược tiến trình cải cách kinh tế, chẳng hạn như với các vùng đặc khu kinh tế dành cho một số nhà đầu tư nước ngoài nhất định, thì điều này sẽ càng củng cố giả thuyết đó,
Và như trong nhiều vụ việc khác xảy ra ở Triều Tiên, vẫn còn vô số câu hỏi chưa có lời giải về các điều kiện xung quanh vụ Jang Song Thaek. Tuy nhiên, điều có thể nhận thấy rõ trong vụ này là những gì được xem là một tiến trình chuyển giao quyền lực tương đối êm thấm từ cố Chủ tịch Kim Jong-il sang cho con trai út Kim Jong-un thực chất lại đầy cạnh tranh và bè phái.
Và hiện tại vẫn chưa rõ liệu Chủ tịch Kim Jong-un có tiếp tục thanh trừng tiếp các “nguyên lão” trong chính quyền để củng cố quyền lực của mình hay không.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhà quan sát Triều Tiên Daniel Pinkson, ít có khả năng việc thanh trừng ông Jang gây ra bất ổn trên bán đảo.
Theo VNN
Hoàn Cầu: Phải lập tức vời Kim Jong-un sang TQ
Báo Hoàn Cầu thúc giục Bắc Kinh cho Kim Jong-un sang thăm Bắc Kinh để "ổn định tình hình" sau khi ông Jang Song-taek bị phế truất.
Ngày 10/12, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ nước này tìm cách để nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên Kim Jong-un sang thăm Bắc Kinh "càng nhanh càng tốt" vì sự ổn định lâu dài của Triều Tiên và quan hệ song phương sau khi Kim Jong-un phế truất người chú đầy quyền lực của mình.
Vụ phế truất ông Jang Song-taek, nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên được coi là biến động chính trị lớn nhất ở đất nước này kể từ sau khi cố Chủ tịch Kim Jong-il qua đời hồi cuối năm 2011.
Ông Jang Song-taek bị bắt giữ ngay tại cuộc họp Bộ Chính trị Triều Tiên
Các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho hay ông Jang Song-taek vốn được giới lãnh đạo Trung Quốc coi là một nhân vật "cải cách" có quan hệ rất gắn bó với Bắc Kinh, và vụ thanh trừng đầy kịch tính này của ông Kim đã ngay lập tức ảnh hưởng đến các dự án kinh tế giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh do ông Jang "mai mối".
Hoàn Cầu nhận định vụ lật đổ ông Jang là "một sự kiện chính trị quan trọng" và cho rằng "Kim Jong-un là nhà lãnh đạo trẻ tuổi có thể trở thành nhân tố quyết định cho sự tiến lên của đất nước".
Theo Hoàn Cầu, "Trung Quốc cần phải tạo ảnh hưởng tối đa đối với Triều Tiên, và thách thức về chính sách ngoại giao hiện nay của Trung Quốc là phải tìm cách giải quyết hài hòa giữa duy trì quan hệ hữu nghị và phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên."
Theo đó, "Trung Quốc cần phải xúc tiến để Kim Jong-un tới thăm càng sớm càng tốt, điều này sẽ mang lại lợi ích cho sự ổn định lâu dài của Triều Tiên và quan hệ hữu nghị giữa hai nước."
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Một số nhà phân tích cho rằng việc thanh trừng ông Jang là một nỗ lực nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng động thái "liều lĩnh" này có thể châm ngòi cho một cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ Triều Tiên.
Ông Wang Junsheng, chuyên gia nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng sẽ có thêm nhiều biến động trong các nhân sự cấp cao ở Triều Tiên.
Ông Wang nhận xét: "Vụ thanh trừng này là biểu hiện của một cuộc tái sắp xếp quyền lực đang diễn ra, và sẽ có thêm nhiều thay đổi nhân sự trong cơ cấu quyền lực cấp cao của đất nước này."
"Tuy nhiên động thái này nhiều khả năng sẽ không thay đổi tình hình trong khu vực, vì chính sách đối ngoại của Triều Tiên có vẻ như vẫn được giữ nguyên kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền cách đây 2 năm," ông Wang nói.
Hôm qua, khi được hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với vụ phế truất ông Jang, người phát ngôn Hồng Lỗi trả lời rằng đây là "công việc nội bộ của Triều Tiên" và khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mối quan hệ truyền thống với quốc gia này.
Theo Hoàn Cầu
Chú của Kim Jong Un đã bị xử tử từ ngày 5/12? Đài phát thanh Bắc Triều Tiên Tự do ngày 9/12 loan tin ông Jang Song thaek, chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và hai phụ tá của mình đã bị xử tử... Chú của Kim Jong Un - Chang Song Thaek Nếu thực sự là như vậy, thì vụ xử tử diễn ra bốn ngày trước khi truyền thông...