Tham vọng chấm dứt chính sách ‘náu mình chờ thời’ của ông Tập
Khác với triết lý “ẩn mình” của Đặng Tiểu Bình, ông Tập muốn Trung Quốc có vị thế lớn trên trường quốc tế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong Đại hội đảng ngày 18/10. Ảnh: AP.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ lâu đã được dẫn dắt bởi triết lý được nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1990: “Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế. Duy trì ẩn mình và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”.
Tuần trước, Trung Quốc dường như đã dứt khoát giã từ chính sách kéo dài ba thập kỷ đó khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu về tham vọng vươn lên siêu cường hàng đầu thế giới trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 19, theo FT.
Trong bài phát biểu gần 30.000 từ, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không còn tránh né vị thế dẫn đầu trên thế giới. “Đã đến lúc chúng ta phải lên sân khấu trung tâm thế giới và đóng góp nhiều hơn cho nhân loại”, ông Tập nói. Trung Quốc “sẽ đứng ở vị trí cao và vững chắc ở phía đông”, trở thành “siêu cường hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ 21″, ông đề cập đến tham vọng hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” của mình.
“Tuyên bố này có vẻ như là sự kết thúc chính thức cho triết lý ‘ẩn mình’ của Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng không bao giờ nói điều gì như vậy”, Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, đánh giá.
Những lời của ông Tập cũng phản ánh việc Trung Quốc gần đây ngày càng mở rộng các hoạt động của mình ra nước ngoài. Họ đã mở một căn cứ quân sự ở Djibouti, triển khai quân ở nước ngoài theo chương trình gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và mở rộng chương trình viện trợ quốc tế.
Video đang HOT
Sáng kiến Vành đai và Con đường do ông Tập đề xướng từ năm 2013 cũng được coi là cơ hội để Trung Quốc triển khai “quyền lực mềm” của mình tới những khu vực rộng lớn ở châu Á và châu Phi, đồng thời gia tăng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị trên toàn cầu.
Trung Quốc còn có những động thái quyết liệt trong yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã chỉ trích hành động của Trung Quốc, cho rằng họ thách thức trực diện luật lệ và các quy tắc quốc tế.
Năm 1990, ông Đặng lập luận rằng Trung Quốc phải tập trung vào phát triển kinh tế chứ không phải phát triển bằng cách tập trung vào các vấn đề đối ngoại và xây dựng quân đội quá mức.
Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, ông Tập đã đẩy mạnh kế hoạch cải cách, hiện đại hóa cấu trúc chỉ huy và mạnh tay đầu tư hiện đại hóa quân đội. Ông đặt ra tầm nhìn rằng đến năm 2035, Trung Quốc sẽ có quân đội “đẳng cấp thế giới”.
“Quân đội được xây dựng để chiến đấu. Quân đội chúng ta phải coi sẵn sàng chiến đấu là mục tiêu và tập trung vào việc làm thế nào để giành chiến thắng khi được điều động”, ông nói.
“Những lời này có thể gây lo lắng cho một số quốc gia ở châu Á. Các bài phát biểu trước đây về quân đội thường tập trung vào vấn đề răn đe hơn là chiến đấu thực sự”, Zeng Jinghan, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Royal Holloway, Đại học London, nói.
Johnson thấy còn có một yếu tố quan trọng trong bài phát biểu là việc ông Tập nhắc đến cụm từ từng được sử dụng trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm. Ông Tập nói Trung Quốc đang ở trong “thời kỳ cơ hội chiến lược”.
Shen Dingli, phó chủ nhiệm Viện Các vấn đề Quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho rằng ông Tập có thể ám chỉ rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và biệt lập trên quốc tế đang tạo cơ hội vươn mình cho Trung Quốc.
“Việc Mỹ thực hiện chính sách hướng nội dưới thời chính quyền Donald Trump, Anh rời EU đều là những lý do để ông ấy dùng từ ‘cơ hội chiến lược’”, ông Shen nói.
Ông Zeng cho biết trong những lần các lãnh đạo Trung Quốc sử dụng cụm từ này 15 năm qua, họ đều ám chỉ các cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng Ukraine.
“Miễn là Mỹ đang bị phân tâm bởi vấn đề khác, Trung Quốc coi đó là cơ hội chiến lược”, ông nói.
Theo Phương Vũ (Vnexpress)
Trung Quốc có thể sắp tổ chức các cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà
Các lãnh đạo Trung Quốc có thể đã tới Bắc Đới Hà để chuẩn bị tham gia những cuộc họp kín trước thềm đại hội đảng lần thứ 19.
Khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Sau lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này vắng mặt bất thường trên truyền thông là dấu hiệu cho thấy hội nghị mùa hè Bắc Đới Hà có thể sắp diễn ra, South China Morning Post hôm nay đưa tin.
Giới phân tích cho rằng những cuộc họp bí mật ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 280 km về phía đông, của các lãnh đạo Trung Quốc năm nay đặc biệt nhạy cảm, bởi nó diễn ra chỉ vài tuần sau khi một ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc bị cách chức và điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Theo SCMP, nhiều thay đổi quan trọng tại Trung Quốc bắt nguồn từ các cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà và tất cả chúng đều diễn ra trong bí mật.
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (phía trước, bên phải) đi bơi ở Bắc Đới Hà tháng 7/1987. Ảnh: Xinhua.
Từ năm 1953, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu họp tại Bắc Đới Hà vào mỗi mùa hè để tránh nắng nóng ở thủ đô. Truyền thống này chấm dứt với sự bùng nổ của Cách mạng Văn hóa (1969 - 1976), nhưng được nối lại vào năm 1984, khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu đi nghỉ hè ở đây.
Năm 2003, ông Hồ Cẩm Đào, khi vừa trở thành chủ tịch Trung Quốc, được cho là đã ngừng truyền thống này, với lý do việc di chuyển bộ máy đảng, chính quyền, cơ quan lập pháp và quân sự đến khu nghỉ dưỡng là lãng phí tiền của nhà nước. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã về hưu vẫn tiếp tục đi nghỉ ở đây. Năm 2013, khi ông Tập lên nắm quyền, truyền thống này dường như lại được vực dậy.
SCMP cho rằng cuộc họp mùa hè năm nay được quan tâm vì nó diễn ra chỉ vài tháng trước Đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi một số lãnh đạo nước này sẽ được thay thế và ông Tập nhiều khả năng sẽ càng củng cố vị thế và quyền lực của mình.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thách thức chờ đón lãnh đạo hạt nhân Tập Cận Bình Ông Tập được trao thêm quyền lực lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ, nhằm đối phó với những thách thức về đối nội và đối ngoại của đất nước. Ông Tập Cận Bình lúc mới được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc năm 2013. Ảnh: Yibada Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa được đề cập là "nhà lãnh đạo...