Tham vọng binh đoàn robot của Nga
Nga đang chế tạo hơn 20 loại robot thế hệ mới, với mục tiêu triển khai trong các tình huống nguy hiểm cho con người, bao gồm các hoạt động không gian và trên chiến trường.
Mẫu robot Uran-9 do Rostec phát triển và sản xuất – Ảnh: Defense Update
Trong 10 năm nữa, khoảng 30% năng lực chiến đấu của Nga sẽ bao gồm các nền tảng điều khiển từ xa và người máy. Đó chính là mục tiêu của chương trình phát triển và nghiên cứu đầy tham vọng đang được quân đội nước này theo đuổi và đã được Ủy ban Công nghệ quốc phòng Nga (MIC) thông qua, theo Hãng tin Sputnik.
Từ hỗ trợ đến chiến đấu
Lĩnh vự c phương tiện không người lái và robot chiến đấu của Nga đang tăng tốc mạnh trong 2 năm qua, sau khi Điện Kremlin nhận ra rằng họ bị tụt hậu so với phương Tây và Trung Quốc. Các nhà thầu quân sự nước này liên tục giới thiệu những robot chiến đấu, với một số mẫu đang được kiểm nghiệm tại Phòng Thí nghiệm robot quân đội (MRL).
Dù một số dự án vẫn thuộc dạng “siêu thực” và chỉ tồn tại trong lý thuyết, số còn lại đang tiến gần đến hiện thực. Và những dòng robot phục vụ cho những mục đích cụ thể, chẳng hạn như bảo vệ căn cứ tên lửa đạn đạo hoặc dọn mìn, có thể sớm được triển khai trên thực tế. Theo trang Defense-Update, các đơn vị đặc nhiệm trực thuộc những lực lượng tên lửa chiến lược sẽ nhận được những dòng robot này trong tương lai gần, với đội cận vệ robot đầu tiên sẽ được triển khai trong năm 2017 – 2018.
Video đang HOT
Một yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện các hệ thống robot chính là thiết lập các tiêu chuẩn robot hóa dành cho các ứng dụng quân sự. Do vậy, yêu cầu của MIC trong năm 2016 bao gồm phát triển các kỹ năng chiến đấu cơ bản, bao gồm di chuyển, dò đường và khoanh vùng mục tiêu để robot có thể hoạt động bên cạnh bộ binh. Dự kiến, quân đội Nga sẽ tiếp nhận một số lượng nhỏ các robot mới để đánh giá trong điều kiện thực chiến trong năm nay.
Theo nhật báo Rossiiskaya Gazeta, các nhà phát triển Nga đang thử nghiệm nhiều nền tảng robot khác nhau. Bên cạnh các dòng robot mini bánh nhỏ, mang theo công cụ trinh sát và súng máy/tên lửa, MIC đang nghiên cứu các dạng phương tiện thiết giáp hoàn chỉnh có thể hô biến thành các cỗ máy chiến đấu không người lái trên bộ (UGCV), ví dụ như BMP-3 được trang bị tháp pháo Epoch (chứa pháo tự động 30 li và 4 tên lửa Kornet-EM).
Phiên bản A800 của robot MARS – Ảnh: Defense Update
Trong khi đó, những robot khác được thiết kế trên các nền tảng cụ thể và hệ thống vũ khí phù hợp, thường được triển khai theo cặp và nhận mệnh lệnh từ một phương tiện có người lái. Chúng có thể đảm nhận nhiều vai trò hỗ trợ chiến đấu khác nhau, từ rà soát mìn và dọn chướng ngại vật, trinh sát và chống thiết bị nổ tự tạo. Cụ thể, robot dọn mìn Uran-6, một phiên bản của robot MV-4 Dok-Ing do Croatia sản xuất, có thể phát hiện, nhận dạng và phá hủy mìn chứa khối lượng chất nổ tối đa 60 kg. Bạn đồng hành của nó là Uran-14, chuyên dọn chướng ngại vật và cứu hỏa. Cả hai đều có thể được điều khiển từ xa, với khoảng cách đến 1,5 km.
Uran-6 và 14 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2016. Còn robot mới nhất, và cũng là dòng được thiết kế hoàn chỉnh nhất, là mẫu Uran-9, đảm trách nhiệm vụ theo dõi và được trang bị nhiều hệ thống vũ khí. Uran-9 sử dụng tháp pháo được thiết kế đặc biệt để đặt pháo tự động 2A72, súng máy nòng 7,62 li, kèm theo 10 tên lửa trên giá tách rời (trong đó có 4 tên lửa chống tăng 9S120 Ataka và 2 khẩu MANPADS mang theo bộ 3 tên lửa 9K33 Igla).
Một dòng robot khác cũng đang được thử nghiệm là Hệ thống robot tự hành di động (MARS), trọng tải tối đa 6 binh sĩ trang bị đầy đủ vũ khí. MARS có thể di chuyển tối đa 200 km ở tốc độ 32 km/giờ nếu sử dụng nhiên liệu mang theo, hoặc 500 km trong trường hợp sử dụng nguồn nhiên liệu bổ sung. Trong đó, mẫu A800 có thể được cài đặt để theo sau một binh sĩ đeo thiết bị dẫn đường, luôn duy trì khoảng cách an toàn với người đi đầu do liên tục sử dụng hệ thống quét laser, radar và đo đạc quán tính. MARS cũng có thể tự di chuyển trên lộ trình đã định, hoặc quay lại các địa điểm theo yêu cầu.
Vũ khí có một không hai
Trong cuộc triển lãm vũ khí Nga tại TP.Nizhny Tagil hồi năm ngoái, các nhà tổ chức đã trình làng nhiều dòng robot tương lai, chẳng hạn như trực thăng do thám không người lái hoạt động cùng với robot bánh xích được trang bị súng máy và tên lửa. Trực thăng robot có thể định vị mục tiêu và tải dữ liệu xuống trung tâm điều khiển. Kế đến, thông tin sẽ được chuyển đến robot bên dưới để nó tìm đến mục tiêu và tự động lựa chọn loại vũ khí cần thiết để phá hủy.
Còn trong một dự án khác, chỉ cần một binh sĩ cũng có thể đối mặt với cả đội xe tăng. Nếu phát hiện mục tiêu, người lính chỉ cần bấm nút khai hỏa. Thông tin ngay lập tức sẽ được chuyển đến máy tính xử lý dữ liệu, và quyết định loại vũ khí nào sẽ thích hợp nhất để tiêu diệt mục tiêu. Nếu hệ thống “chiến đấu” này có thể trở thành hiện thực, một tiểu đoàn bộ binh cơ khí hóa có thể được thu hẹp kích thước, từ vài trăm xuống con số 50 người.
MIC cũng đặc biệt quan tâm đến dòng robot chiến đấu mới toanh Platforma-M và Strelok, với hỏa lực cực mạnh giúp chúng trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong các chiến dịch chống khủng bố. Còn robot chiến trường đa nhiệm Nerehta, chuẩn bị được đưa vào thử nghiệm, được thiết kế phù hợp cho các sứ mệnh do thám và tuần tra, cũng như các tình huống thực chiến. Nó hiện được trang bị các khẩu súng máy nòng 7,62 li và 12,7 li, nhưng sắp tới sẽ được nâng cấp vũ khí uy lực hơn nữa.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nga chế tạo robot chiến đấu biến hình đa nhiệm mới
Nga đang phát triển một nền tảng robot tự động mới có khả năng thay đổi hình dạng thành nhiều loại phương tiện chiến đấu khác nhau.
Robot sát thủ Platform-M đang được phát triển của Nga. Ảnh: Sputnik News
Systemprom, công ty con của Tập đoàn Chế tạo Khí tài Hợp nhất Nga, sẽ đảm nhận vai trò thiết kế nền tảng robot mới này. Theo đó, robot có thể biến đổi qua lại thành các kiểu phương tiện đa dạng, từ xe thăm dò địa hình, dọn đường, quét mìn đến hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.
"Chúng tôi đang phát triển khá nhiều kiểu mẫu. Đầu tiên là một tổ hợp robot đa nhiệm với khả năng mang theo nhiều loại thiết bị", Sputnik News dẫn lời ông Alexey Simulin, trưởng phòng khoa học kỹ thuật của Systemprom, hôm qua cho hay.
"Tổ hợp trên sẽ được trang bị thêm những hệ thống khác nhau để phục vụ cho công tác vận hành và điều khiển. Thiết kế của nó cho phép chúng tôi biến cỗ máy này thành bất cứ thứ gì", ông nói thêm.
Các nhiệm vụ chức năng mà robot thực hiện phụ thuộc vào loại thiết bị mà nó mang theo. Robot có thể vừa tấn công vừa trinh sát, được lắp đặt cả hệ thống chiến đấu điện tử, thông tin liên lạc hay thiết bị dò phá bom mìn. Quá trình thử nghiệm nội bộ đối với robot dự kiến bắt đầu vào cuối năm nay.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga khoe robot chiến đấu có khả năng bắn súng và phóng lựu Quân đội Nga vừa "gây sốc" khi trình diễn robot chiến đấu Platform-M tại thành phố Sevastopol, bán đảo Crimea, với khả năng bắn súng và phóng lựu. Robot chiến đấu Platform-M Platform-M được điều khiển từ xa, di chuyển bằng bánh xích, được trang bị súng phóng lựu và súng trường Kalashnikov. Trên thực tế, robot này đã được công bố trong...