Thám tử chuyên điều tra người giả chết
Giả chết để lừa tiền bảo hiểm hay để đoạn tuyệt quan hệ và bắt đầu cuộc sống mới, Steve Rambam đã chứng kiến nhiều trường hợp như vậy.
Rambam là thám tử tư chuyên tìm kiếm người mất tích, gồm cả những người giả chết. Ông ước tính đã giải quyết tới 750 trường hợp nghi ngờ giả chết trong 36 năm sự nghiệp.
Thám tử tư Steve Rambam. Ảnh: Sky News.
Lý do khiến nhiều người giả chết là họ mắc nợ lớn. Họ có thể vay nhiều tiền để tiêu xài “thả ga” hay làm ăn nhưng không thể trả được nợ. Vì vậy, họ muốn lấy tiền bảo hiểm nhân thọ. Một lý do khác là họ mắc kẹt trong một mối quan hệ hoặc một cuộc sống khiến họ khổ sở và thấy cần phải giả chết để cắt đứt mọi mối quan hệ và làm lại cuộc đời.
Một số người lên kế hoạch lừa đảo kỹ càng. Philippines là điểm đến phổ biến với những tội phạm kiểu này vì dễ làm giả giấy tờ. Họ có thể mua giấy khai sinh, giấy chứng tử và giấy tờ tùy thân giả ở chợ đen. “Có trường hợp một tội phạm phải đối mặt với án tù dài, vì vậy, người đó giả chết để thoát cảnh tù tội”, ông nói. “Nhưng họ sẽ luôn bị bắt, dù sớm hay muộn”.
Rambam điều hành công ty điều tra Pallorium Inc đặt trụ sở tại Brooklyn, New York, có văn phòng và chi nhánh trên toàn thế giới. Hầu hết trường hợp giả chết được truyền thông đưa tin là nam giới, đôi khi có đồng phạm là phụ nữ. Nhưng Rambam đang chứng kiến xu hướng ngày càng nhiều phụ nữ giả chết.
“Tôi từng gặp trường hợp một phụ nữ bỏ xe bên hồ nước lớn ở New England, thể hiện rằng cô ấy đã chết đuối. Bạn trai cũ thời trường trung học của cô quyết tâm tìm hiểu kỹ vụ này vì không tìm thấy xác”.
Rambam nhận vụ này sau khi người bạn trai cũ tìm đến ông. Ông tìm kiếm tên, họ và ngày sinh của cô gái trên các cơ sở dữ liệu, phát hiện một người trùng ngày, tháng sinh nhưng có năm sinh khác. Cô gái đã lấy một cái tên mới nhưng vẫn gần giống tên nguyên bản. Đội ngũ của Rambam đã theo dõi và chụp ảnh cô.
Cô gái sau đó thừa nhận giả chết, cho biết cô bị bạn trai hiện tại bạo hành nên phải làm vậy để trốn thoát cuộc sống địa ngục. “Cô ấy nói với tôi rằng chỉ có hai lựa chọn: giả chết hoặc tự sát. Tôi và người bạn trai cũ quyết định giữ im lặng, để cô ấy bắt đầu cuộc sống mới. Cha mẹ cô ấy thật ra đã biết con không chết”.
Những người giả chết thường bị phát hiện vì giữ liên lạc với vợ, chồng, cha mẹ hoặc đôi khi không thể từ bỏ thú cưng. Một số người thậm chí vẫn sống gần nơi ở cũ.
Video đang HOT
Vào những năm 1980, Rambam được giao nhiệm vụ tìm một nhà sưu tập tiền xu sau khi ông này giả chết ở New York. “Tôi liên tục đến những buổi triển lãm tiền xu trên khắp thành phố và cuối cùng bắt gặp ông ấy”.
Rambam cho biết lần điều tra này dạy cho ông một bài học: phải thật kiên nhẫn. “Bạn không thể tưởng tượng các buổi triển lãm tiền xu chán ngắt đến mức nào, nhưng tôi vẫn cứ đi”.
Rambam nói thêm rằng công việc điều tra không kịch tính như được mô tả trên TV, vì 90% là những thủ tục cố định và chúng thường rất “nhàm chán”. “Tuy nhiên, 10% còn lại bù đắp cho điều đó”.
Thám tử mô tả cuộc sống sau giả chết là một “công việc toàn thời gian”. “Tôi có thể phạm 1.000 lỗi, nhưng nếu anh chỉ mắc một lỗi thôi, tôi sẽ tóm được anh. “Nếu giả chết, anh phải duy trì hoàn hảo danh tính và lối sống của mình. Nếu danh tính cũ xuất hiện lại chỉ trong giây lát, tôi sẽ tóm được anh”.
Rambam cho biết “những người có kế hoạch kỹ lưỡng ngay từ đầu là những người giỏi nhất”. Có những người từ Nigeria, Philippines đến Mỹ giả chết để lấy tiền bảo hiểm. Sau đó, họ bay về nước, dùng danh tính khác hoặc tiếp tục dùng danh tính thực sự của họ.
Phần lớn trường hợp Rambam xử lý là giả chết để lừa tiền bảo hiểm. Các công ty thường muốn giải quyết kín đáo thay vì truy tố khi kẻ lừa đảo được tìm thấy. “Làm vậy giúp tiết kiệm tiền cho các công ty vì họ không phải đưa những vụ này ra tòa. Ngoài ra họ không muốn để công chúng thấy giả chết dễ như thế nào”, ông nói. Vì vậy, rất ít trường hợp Rambam điều tra dẫn đến truy tố.
Một người đàn ông ban đầu sống ở Mỹ đã giả chết ở Philippines. Ông ta sau đó tiếp tục sống tại Philippines, làm nghể môi giới mại dâm. Công ty bảo hiểm không muốn truy tố nhưng giới chức đã phát lệnh bắt ông ta. Người đàn ông chưa bị bắt nhưng không thể trở về Mỹ. “Tôi theo dõi vợ ông ta ở Mỹ và bà ấy thú nhận những gì ông ta đã làm”, Rambam nói.
Khi một công ty bảo hiểm thuê Rambam, điều đầu tiên ông làm là yêu cầu toàn bộ hồ sơ khách hàng. Sau đó, ông tìm kiếm qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Snapchat. Thám tử cũng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến hơn như tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu. Một số cuộc điều tra đưa ông đi khắp thế giới.
“15 năm trước, tôi điều tra một người, tôi không thể tiết lộ danh tính nhưng hãy gọi ông ấy là Jamil”, Rambam kể. “Jamil liên quan đến phong trào Hamas (phong trào có mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948) và đã mua bảo hiểm nhân thọ khi sống ở Trung Tây nước Mỹ.
“Ông ấy đã trở về quê hương, người thụ hưởng tiền bảo hiểm nói rằng ông chết tại số hai quảng trường Manger ở thị trấn Bethlehem tại Bờ Tây. Khi chúng tôi tìm đến, địa chỉ này hóa ra là một phòng khám. Chúng tôi hỏi có ai từng chết ở đây không và họ ngay lập tức nói ‘không”, Rambam cho biết.
Rambam sau đó đến trụ sở chính quyền Palestine ở thành phố Gaza. Sau nhiều cuộc họp, một lãnh đạo Palestine tiết lộ rằng có người đã trông thấy Jamil và ông ta “chắc chắn không chết”.
Thám tử xác định được danh tính mới của Jamil, chuyển thông tin cho công ty bảo hiểm và giới chức Mỹ. Jamil bị bắt ở Mỹ sau khi bay tới Chicago bằng tên mới.
“Vợ ông ấy đang kiện công ty bảo hiểm vì từ chối thanh toán. Thẩm phán lúc đó nói rằng: ‘Chúng tôi phải hoãn phiên tòa này vì người chồng ‘quá cố’ của cô vừa được đưa xuống tầng dưới”.
Khi đã tìm ra người giả chết, Rambam tiếp cận họ trước khi quay video họ thú nhận. Ông thường yêu cầu họ xác nhận tên, ngày sinh và số an sinh xã hội.
“Đôi khi tôi có thể đùa vui một chút”, Rambam kể. “Tôi hỏi họ từ phía sau máy quay: ‘Anh chưa chết phải không?’. Họ thường trả lời: ‘Tôi chưa chết”.
Nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp bị sát hại dã man: Gã chồng trăng hoa
Vào một ngày mùa thu năm 1986, Helle Crafts nhận được những bằng chứng từ một thám tử tư cho thấy chồng mình đang ngoại tình. Ngay sau đó, cô đã biến mất.
Vào một ngày mưa tối mùa thu năm 1986, Helle Crafts nhận được những bằng chứng chồng mình đang ngoại tình từ một thám tử tư. Ngay sau cuộc gặp đó, người phụ nữ này đã biến mất và trở thành nạn nhân của một vụ giết người, phi tang xác man rợ. Vụ án xảy ra tại tiểu bang Connecticut (Mỹ) cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của người dân trong vùng.
Helle Crafts và Richard Crafts bên ba đứa con của mình
Nỗi đau của người vợ
Trước khi mất tích, Helle Crafts dù rất buồn bã nhưng cuối cùng cũng đã quyết định được việc mình phải làm. Từ lâu, cô đã phát hiện ra sự dối trá, bất thường của chồng. Anh ta thường lấy lý do công việc để giải thích cho việc thường xuyên vắng nhà nhưng phần lớn thời gian ấy, Richard Crafts dành cho những người tình. Helle Crafts và Richard Crafts đã kết hôn được 12 năm. Mặc dù có vợ và 3 người con nhưng Richard vẫn cặp kè với rất nhiều cô gái khác.
Helle đã thuê thám tử tư Keith Mayo để thu thập bằng chứng việc chồng đang ngoại tình với một người phụ nữ ở New Jersey. Trước khi mất tích, Helle có ý định ly dị. Ngày 18/11/1986, một người bạn đã đưa Helle trở về nhà sau chuyến bay dài, đây cũng là lần cuối cùng mọi người nhìn thấy cô.
Sáng 19/11, Richard bỗng nhiên đánh thức các con dậy lúc 6h30 sau đó chở chúng cùng người giúp việc Dawn Marie Thomas đến nhà chị gái. Khi được hỏi về Helle, Richard nói rằng cô đã đi trước và hẹn cả nhà sẽ gặp nhau ở đó. Đây là một điều bất thường vì thành phố Newtown đang phải hứng chịu cơn bão tuyết, nên tầm nhìn rất hạn chế. Thả họ ở đó, Richard bỏ đi. 19h tối, Richard mới quay trở lại đón họ. Cả ngày hôm đó, họ không nhìn thấy Helle.
Tuy nhiên, trong những ngày sau, câu chuyện của Richard lại thay đổi. Anh ta nói với một trong những người bạn của vợ mình rằng Helle đã sang Đan Mạch thăm mẹ đang ốm. Nhưng với một vài người khác, Richard lại bảo vợ đi du lịch với bạn.
Chính những mâu thuẫn này đã khiến thám tử Keith Mayo cảm thấy nghi ngờ. Helle lại còn có 3 con nhỏ, lịch bay dày đặc và tính cách cô vốn không phải là người tùy hứng. Ngày 1/12/1986, người báo cảnh sát về sự mất tích kỳ lạ này không phải là chồng của cô mà lại là thám tử Keith Mayo.
Kẻ dối trá
Một cuộc điều tra chính thức bắt đầu và một trong những người đầu tiên được thẩm vấn là người giúp việc Dawn Marie Thomas. Cô nhớ lại một số sự kiện kỳ lạ xảy ra vào ngày 19/11 và những ngày sau đó. Đầu tiên, cô kể lại việc mình bị đánh thức đột ngột và phải nhanh chóng đi đến chỗ chị gái của Richard. Khi không thấy Helle, cô liên tục hỏi Richard và nhận được câu trả lời của anh ta là không biết.
Tuy nhiên, nhiều bằng chứng tại nhà riêng của hai vợ chồng đã cho thấy Richard đang nói dối. Người giúp việc của gia đình khai rằng sau khi Helle mất tích, đây là lần đầu tiên bà thấy chiếc thảm trong phòng ngủ biến mất. Khi được hỏi, Richard nói rằng anh ta đã đổ dầu hỏa lên tấm thảm và cần phải thay nó.
Tại nhà của Helle, cảnh sát phát hiện thiếu mất một chiếc tủ lạnh cỡ lớn. Thêm vào đó, Richard bỗng dưng thuê một chiếc máy nghiền gỗ ngay sau khi vợ mất tích.
Trên chiếc ga trải giường trong phòng ngủ, cảnh sát phát hiện 5 vết máu rất nhỏ. Do công nghệ kiểm tra ADN chưa phát triển vào thời điểm đó, cảnh sát chỉ xác định được đây là nhóm máu O, cùng nhóm với máu của Helle.
Dù xác định nghi phạm chính là người chồng Richard Crafts nhưng vụ án gần như bế tắc khi cảnh sát không thể tìm được Helle hay bất kỳ manh mối nào về cô.
Bỗng một ngày, nhân viên môi trường Joseph Hine đã đến đồn cảnh sát khai báo việc nhìn thấy một người đàn ông bí ẩn có chở theo chiếc máy nghiền gỗ và những chi tiết khó hiểu anh đã nhìn thấy vào lúc 3h30 sáng ngày 20/11.
Giờ đây, cảnh sát đã xác định được địa điểm để bắt đầu cuộc tìm kiếm. Và công sức của họ đã được đền đáp.
Chùm ảnh: Một tuần tràn ngập sự kiện nổi bật trên khắp thế giới Tuần qua đánh dấu bằng những sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa, nổi bật trên khắp thế giới. Dưới đây là những hình ảnh nổi bật nhất thế giới do RIA tổng hợp: Xe ô tô bus cũng đeo khẩu trang ở Kiev, Ukraine. Một người phụ nữ đeo khẩu trang đi ngang qua cửa hàng quần áo ở Paris. Hành...