Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá
Một đống đổ nát với những mảnh vỡ của ngói cổ, cấu kiện gỗ của chùa bị chất đống dưới sân chùa không được che đậy vứt lăn lóc, dùng để đựng bình nước…
Đây là một di tích từ thế kỷ 17 hiếm hoi còn lại ở nước ta. Chùa Sổ được xếp hạng di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia năm 1990. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa mang trên mình gánh nặng thời gian nhưng vẫn mang trong mình nhiều vẻ đẹp, sự độc đáo mà các ngôi chùa khác ở Việt Nam không có được.
Trải qua thời gian, di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia này đã xuống cấp nghiêm trọng và mới đây đã được tiến hành hạ giải để trùng tu. Tuy nhiên, ngay từ khâu hạ giải ngôi chùa cổ này đã dẫn đến ngôi chùa cổ bị phá tan hoang.
Gạch ngói tan hoang ở chùa Sổ
Theo một số người dân địa phương chứng kiến vụ việc kể lại, việc hạ giải phần ngói không được thực hiện đúng quy trình trùng tu của Viện Bảo tồn Di tích. Đến hiện giờ, xung quanh chùa la liệt những mảnh vỡ của ngói, vôi vữa, gạch vỡ, những hoành, những rui, những cột, những mảng chạm cổ…
Hương án cổ vứt chổng chơ
Không chỉ thế, ngay từ khi bắt đầu trùng tu, đơn vị thi công chỉ dùng bạt nilong bao che công trình sơ sài. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, đơn vị thi công còn đang tiến hành xây dựng một tòa nhà lục giác. Được biết, tòa nhà này là hạng mục mới, không có trong thiết kế thi công.
Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích.Được biết, chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích nghệ thuật cấp quốc gia chùa Sổ là Ban Quản lý dự án huyện Thanh Oai, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng số 10 và tư vấn giám sát là Công ty phát triển đô thị Đại học Kiến trúc.
Video đang HOT
Nhìn cảnh chùa Sổ không khác một bãi chiến trường, ngói cổ nát vụn dưới sàn; cấu kiện của chùa được đánh giá cao về mỹ thuật cổ bị chất đống, không ai có thể không bức xúc trước sự vô cảm với những giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc.
Các cấu kiện vứt bừa bãi ngay dưới đất
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạm dừng khẩn cấp đơn vị thi công dự án trùng tu, tôn tạo chùa Sổ để làm rõ trách nhiệm xử lý.
Sau những trận mưa liên tục suốt tuần qua và hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ngôi chùa phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng thảm thương do mái ngói của ngôi chùa đã được dỡ ra chỉ còn trơ bộ khung gỗ.
Theo VNE
Những hình ảnh "phản cảm" ở làng cổ Đường Lâm
Những ngày này dư luận cả nước đang quan tâm đến sự việc diễn ra tại lăng Ngô Quyền ở làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội trong quá trình tu sửa lăng này.
Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu, Lăng Ngô quyền dù trùng tu chưa xong nhưng diện mạo di tích bị biến đổi. Nhiều công trình mới mọc lên làm phá vỡ cảnh quan di tích, tường, nền mới xây nhưng đã có dấu hiệu hỏng hóc, nứt. Những phần xây dựng cần độ tinh xảo thì người dân phản ánh gây mất mỹ quan...
Được biết, ngày 03.01.2013 UBND Thị xã Sơn Tây có Quyết định số 435/QĐ - UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đầu thấu công trình: Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây với mức đầu tư 29.957.900.401 đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn công đức dòng họ Ngô Việt Nam 30% và các nguồn vốn huy động tổng hợp. Giao cho Công ty cổ phần Phương Anh làm đơn vị thi công.
Khi tôn tạo lăng Ngô Quyền không còn nét cổ kính.
Theo đó, nội dung tu bổ, tôn tạo bao gồm các hạng mục chính là tôn tạo tổng thể: làm mới một số tuyến đường dạo trong khu vực di tích và tôn tạo cảnh quan, trồng mới một số cây xanh, thảm cỏ cho phù hợp với di tích. Thay thế hình thức nghi môn hai trụ với nghê chầu bằng nghi môn tứ trụ truyền thống. Xây dựng lại hệ thống tường bao, hệ móng gạch, giằng bê tông cốt thép và các cột đồng trụ xây dựng, đắp nghê chầu phía trên. Lát nền tiền tế bằng gạch bát tràng phục chế, mạch lát chữ công. Mở rộng khuôn viên lăng về hai bên và phía sau. Cùng một số công trình phụ trợ...
Ngày 20.07.2013 dự án tu bổ, tôn tạo đền, lăng Ngô Quyền chính thức khởi công. Đến nay một số công trình cơ bản được hoàn thành. Tuy nhiên một số công trình như nền sân, tường đá kè trước lăng... đã có dấu hiệu rạn nứt, hỏng hóc. Điều này khiến dân Đường lâm bức xúc.
Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm - Đơn vị quản lí trực tiếp việc tôn tạo, tu bổ di tích đền, lăng Ngô Quyền cho biết: "Con hổ đắp trên bức bình phong chưa đạt, chúng tôi chưa nghiệm thu. Có thể sắp tới chúng tôi sẽ yêu cầu đơn vị thi công rõ bỏ và xây dựng lại".
Một số hình ảnh các hạng mục đã được tôn tạo, tu sửa tại lăng Ngô Quyền
Lăng Ngô Quyền mới được sơn lại màu trắng làm mất đi nét cổ kính.
Một trong đôi rồng trên ngai Lăng tô vẽ không được đẹp mắt
Những họa tiết trên hai trụ cổng lăng rất dễ bị gãy khi có tác động nhẹ.
Quái thú trên bức bình phong bị nhiều người đánh giá là thiếu thẩm mĩ.
Cận cảnh quái thú (hổ)
Công trình nhà thủ tử được cho là cao hơn hậu cung đền Ngô Quyền khiến nhiều người dân bức xúc.
Theo ông Tạ Chí Doãn, sinh năm 1969, chỉ cần dùng tay lay nhẹ là có thể nhấc được những viên gạch lát đường xung quanh lăng.
Khi lát gạch đường đơn vị thi công không rải lớp xi măng ở dưới móng mà chỉ rải cát rồi lát gạch lên
Theo LĐO
Bộ trưởng Thăng bắt lỗi, "trói" trách nhiệm người để đường hằn lún Tiếp tuc hoạt động kiểm tra tuyến quốc lộ 1A mở rộng qua các tỉnh miền Trung, ngày 10/7, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng "nắn" nhiều chuyện trái mắt trên chặng đường từ Quảng Trị đến Huế. Tư vấn giám sát "dính chàm" vẫn làm... chui Tại đoạn đường tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh - Kỳ Anh, phát hiện tư vấn...