Thăm thành phố hơn 2.000 năm tuổi
Florence (Italia) là thành phố của thời kỳ Trung cổ, được bắt đầu xây dựng từ năm 50 trước Công nguyên.
Du khách tảo bộ bên bờ sông Arno. Ảnh: Trần Ánh Dương
Thành phố hơn 2.000 năm tuổi này nổi tiếng không chỉ vì có nhiều kiệt tác kiến trúc cổ xưa, mà còn là quê hương của phong trào Phục hưng ở Châu Âu diễn ra vào thế kỷ XV và XVI. Florence trở thành kinh đô của Ý trong sáu năm (từ 1865 đến 1871) về sau chuyển về Roma.
Nhìn từ xa thấy thành phố được nhuốm một màu đỏ thẩm bởi những mái ngói. Những bức tường mang màu sắc của gạch nâu, thỉnh thoảng có ngôi nhà được sơn màu trắng.
Cầu Ponte Vecchio. Ảnh: Trần Ánh Dương
Vào thành phố hầu như mọi con đường được lát đá, có nhiều tuyến phố nhỏ đan xen lẫn nhau. Ở những tuyến phố chính hệ thống tàu điện chạy như con thoi, đây cũng là phương tiện di chuyển chính của người dân. Florence không có tuyến tàu điện ngầm vì xây dựng người ta sợ làm vỡ kiến trúc cổ của thành phố này.
Xe điện trên đường phố. Ảnh: Trần Ánh Dương
Điểm đặt chân ghé thăm đầu tiên của đoàn chúng tôi là Thánh đường Santa Maria del Fiore, còn được coi là Duomo. Nổi bật trên đường chân trời Florence là mái vòm tráng lệ của Duomo, được nhiều người coi là thành tựu kiến trúc quan trọng nhất của thời kỳ Phục hưng.
Video đang HOT
Thánh đường Santa Maria del Fiore. Ảnh: Trần Ánh Dương
Ngắm cận cảnh bên trong thánh đường bạn sẽ tìm thấy các cửa sổ kính màu và các bức bích họa của các bậc thầy người Ý, và một trong những ví dụ cổ xưa nhất của chiếc đồng hồ hora italica trên thế giới.
Điểm dừng chân thứ hai là Quảng trường Piazza della Signoria. Quảng trường này được xây dựng từ năm 1302 là nơi đặt bức tượng David của Michelangelo và trưng bày tác phẩm điêu khắc ngoài trời.
Quảng trường Piazza della Signoria. Ảnh: Trần Ánh Dương
Ngồi quán cà phê bên đường bạn có thể ngắm dòng du khách đông đúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các tác phẩm điêu khắc. Những nghệ sĩ biểu diễn đường phố lòe loẹt.
Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những đôi bạn trẻ từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến thành phố này để chụp ảnh cưới đầy lãng mạn và thơ mộng.
Đôi bạn trẻ đến từ Hàn Quốc chụp ảnh cưới. Ảnh: Trần Ánh Dương
Tiếp theo, chúng tôi đi dọc sông Arno, bắt gặp chiếc cầu cổ Ponte Vecchio. Đây là chiếc cầu hết sức độc đáo, ra đời ngay từ thời Đế chế La Mã, bị phá hủy rồi xây dựng lại nhiều lần và được định hình từ năm 1345 cho đến nay. Trong Thế chiến thứ hai, tất cả cầu trên sông Arno đều bị phát xít Đức phá hủy, chỉ có cầu Ponte Vecchio là còn nguyên vẹn. Hai bên thành cầu là những dãy hàng quán nhỏ chuyên bán đồ nữ trang và lưu niệm. Trên mặt cầu, còn có một hành lang có mái che bắt đầu từ Viện bảo tàng Uffizi bên khu phố cổ.
Tượng David của Michelangelo. Ảnh: Trần Ánh Dương
Lúc này là 21h, mọi tia sáng mặt trời bắt đầu tắt dần. Chúng tôi chọn một nhà hàng gần bờ sông để thưởng thức bữa tối. Không giống như những nhà hàng Châu Á, khách vào tất cả các món ăn được dọn lên một lần lên bàn. Nhà hàng Châu âu dọn lên bàn mỗi lần một món, chừng nào khách ăn hết món này nhân viên mới phục vụ món tiếp theo.
Thông thường mỗi bữa ăn của đoàn chúng tôi chỉ có ba món: món khai vị, món chính và món tráng miệng. Nhưng thời gian mỗi bữa ăn kéo dài hơn 1h đồng hồ. Đó là phong cách hưởng thụ cuộc sống của người Châu Âu – không vội vã và hãy tận hưởng cuộc sống đầy thú vị này.
Ánh Dương-Phi Long
Theo laodong.vn
Thăm làng nghề dệt chiếu cói trăm năm ở Phú Yên
Có dịp ghé thăm làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân (thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), du khách sẽ cảm nhận được sự rộn rã, vui tươi bởi âm thanh vang vọng của những khung, máy dệt cùng sự mến khách của người dân làng nghề. Với lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm, làng nghề này vẫn giữ vững được những giá trị truyền thống, đời sống người dân ổn định.
Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã tồn tại hàng trăm năm. Ảnh: P.Nhơn
Ở thôn Phú Tân 1 hiện có khoảng 250 hộ làm nghề dệt chiếu cói. Trong đó, có 2 tổ hợp tác và 4 hộ dân dệt chiếu bằng máy. Làng nghề tạo việc làm cho 400 - 500 lao động địa phương, đặc biệt là những người lớn tuổi và lao động nông nhàn. Mỗi năm, các hộ sản xuất của làng nghề cung cấp khoảng 500.000 - 600.000 chiếc chiếu cho thị trường. Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng một năm.
Làng nghề hiện có hơn 25ha trồng cói sẵn có tại địa phương. Sau khi thu hoạch, cói được đem phơi rồi sau đó mới nhuộm. Ảnh: P.Nhơn
Các sợi cói sau khi nhuộm với đủ loại màu sắc. Ảnh: P.Nhơn
Nhiều gia đình đầu tư máy dệt để tăng năng suất sản phẩm. Ảnh: P.Nhơn
Chỉ cuộn dùng để dệt chiếu bằng máy. Ảnh: P.Nhơn
Phần lớn lao động tại làng là nữ. Ảnh: P.Nhơn
Nhiều người lớn tuổi vẫn còn làm nghề. Ảnh: P.Nhơn
Công đoạn may viền cho chiếu thêm chắc chắn. Ảnh: P.Nhơn
Chiếu cói được đem đi phơi. Ảnh: P.Nhơn
Sản phẩm chiếu cói của làng nghề tiêu thụ khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: P.Nhơn
Ông Tiếu Văn Cừ - Chủ tịch UBND xã An Cư cho biết, địa phương đang thu hút nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng; các dịch vụ ăn uống, giải khát ở khu vực cầu Long Phú (gần làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân) cũng đang phát triển mạnh. Do vậy, địa phương định hướng các cơ sở dệt chiếu cói sản xuất thêm các sản phẩm túi xách, mũ, thảm cói, chiếu gấp... để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, địa phương cũng sẽ khuyến khích các đơn vị lữ hành hình thành các tour du lịch trải nghiệm tại làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của làng nghề.
Theo laodong.vn
Choáng ngợp tại kinh đô thời trang thế giới Milan (Milano) là thành phố lớn thứ hai của Italia, nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính với những công trình kiến trúc vĩ đại, các tác phẩm nghệ thuật giá trị. Đồng thời, đây cũng được xem là "kinh đô thời trang của thế giới". Đường phố Milan. Ảnh: Trần Ánh Dương Milan cũng như nhiều thành phố cổ kính khác của...