Thăm thác Bản Giốc hùng vỹ nơi biên cương
Hành trình đến với một trong những dòng thác tự nhiên đẹp nhất Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm đáng nhớ trong mùa hè năm nay.
Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và Hà Nội gần 400 km. Đường dẫn tới thác Bản Giốc quanh co, uốn lượn quanh các sườn núi và có nhiều khúc cua hẹp, không khí trong lành, phong cảnh đồng quê vùng núi trù phú.
Thác Bản Giốc kỳ vĩ vùng biên.
Di chuyển
Xe khách đi Cao Bằng xuất phát từ bến xe Mỹ Đình có nhiều khung giờ để bạn lựa chọn. Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên chọn chuyến tối để ngủ đêm trên xe, sáng sớm hôm sau tới nơi.
Còn nếu muốn chạy xe máy để trải nghiệm cung đường, bạn có thể đi theo quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng) hoặc quốc lộ 1 (Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng).
Lưu trú và ăn uống
Dịch vụ ở Bản Giốc chưa quá phát triển, có một vài nhà nghỉ, quán ăn phục vụ du khách. Cách tốt nhất là trước chuyến đi nên liên hệ đặt phòng và bữa cơm, để nếu bị trễ lịch trình, đến nơi muộn bạn không phải kiếm tìm gấp gáp.
Các đặc sản Cao Bằng gồm: gà nướng, lợn bản, phở chua, cóng phù (hơi giống món bánh trôi tàu), xôi trám và hạt dẻ Trùng Khánh trứ danh.
Các điểm tham quan và cung đường tham khảo
Từ thành phố Cao Bằng lên huyện Trùng Khánh, cảnh quan núi non vô cùng đẹp bởi những dòng sông lững lờ xanh biếc, hay những con đèo ngoằn ngoèo vắt ngang qua núi. Đặc biệt là đèo Mã Phục – một trong những con đèo đẹp và hiểm trở nhất miền Bắc. Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đèo cao 620 m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh, nơi có tấm biển: Trùng Khánh kính chào quý khách.
Video đang HOT
Đèo Mã Phục quanh co.
Thác Bản Giốc có dòng nước trắng xóa từ trên độ cao gần 100 m đổ xuống ào ào qua mấy tầng thác bụi mù hơi nước. Những núi đá vôi sừng sững hai bên như góp phần làm nổi bật vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của dòng thác.
Chợ Trùng Khánh buôn bán tấp nập, mang sắc thái dân tộc vùng cao của người Tày, Nùng…
Cũng ở Cao Bằng, sau khi thăm thác Bản Giốc, bạn có thể ghé động Ngườm Ngao, hang Pác Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác ghi dấu lịch sử.
Các cung đường tham khảo:
Hà Nội – Lạng Sơn – Mẫu Sơn – Cao Bằng – Trùng Khánh
Cao Bằng – Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) – Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) – Hà Nội
Lưu ý
Nếu chạy xe máy, cần chuẩn bị cẩn thận hành trang cho chuyến du lịch bụi, và mang theo bộ dụng cụ sửa xe, săm dự phòng… Chú ý đổ đầy bình xăng khi qua các thị trấn vì vào khu vực rừng núi rất hiếm trạm xăng.
Mùa hè là thời điểm con nước đầy, thác đẹp và nhiều nước nhất, nhưng cũng là mùa mưa lũ, đường xá có thể sạt lở. Do đó, bạn cần tìm hiểu và cập nhật thông tin thời tiết cẩn thận.
Khi đi du lịch đến vùng biên giới, cần chuẩn bị kỹ giấy tờ tùy thân, tuân thủ các yêu cầu của khu vực, tìm hiểu về phong tục tập quán của người địa phương để khéo léo giao tiếp, tránh tình huống xấu xảy ra.
Theo VNE
Chinh phục 4 đỉnh đèo hình ngựa
Năm Giáp Ngọ, hãy cùng chinh phục bốn đỉnh đèo hình ngựa nổi tiếng của nước ta.
1. Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng là một trong bốn tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc - một địa danh nổi tiếng trong giới xê dịch bởi vẻ đẹp cũng như sự thách thức tay lái của con đèo. Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen nghĩa là sống mũi ngựa nhưng nó còn hàm ý là một con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Mã Pì Lèng nối Mèo Vạc với Đồng Văn, vốn là hai xã xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20 do công nhân chủ yếu là người dân tộc H'Mông làm. Ban đầu chỉ là những con đường nhỏ cheo leo dành cho xe thồ và người đi bộ. Để đục đá mở đường, người ta phải treo mình trên dây, giữa lưng chừng đá tai mèo mà thi công trong suốt 11 tháng.
Đèo dài khoảng 20 km, chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi lô xô trùng trùng điệp điệp. Những ngọn núi màu xám chì, hùng vĩ nối nhau đến tận chân trời. Xa xa là dòng sông Nho Quế dịu dàng vắt mình như một tấm khăn choàng mỏng manh.
Thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã quyết định xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.
2. Đèo Mã Phục
Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ qua Cao Bằng có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Tục truyền rằng từ thế kỷ XI con thiên lý Mã của Nùng Trí Cao một tù trưởng ở Cao Bằng đưa chủ tướng đi đánh quân nhà Tống xâm lược ở biên cương khi về tới đèo mệt quá đã nằm phủ phục để lấy lại sức. Tiếp sau đó các đoàn ngựa thồ hàng tới đèo có nhiều con ngựa cũng nằm phủ phục lấy sức để vượt qua đèo. Nên đèo mang tên Mã Phục truyền tụng cho tới ngày nay.
Đèo cao 620 m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh, nơi có tấm biển: Trùng Khánh kính chào quý khách. Núi vôi ở Cao Bằng không cao, cảnh sắc không hùng vĩ như các đèo khác, đường đèo cũng không quá nguy hiểm. Từ Mã Phục tỏa đến các nhánh chính của toàn tỉnh Cao Bằng. Ngay từ chân đèo rẽ trái đến với làng Tổng Cọt, nơi có cây đa già nổi tiếng và phiên chợ trâu ngày chủ nhật, làng cổ Nà Ngắn và cửa khẩu Trà Lĩnh. Vượt qua Quảng Uyên rẽ phải là đường đến cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Rẽ trái ngược lên đến với Trùng Khánh, xuyên qua những rừng cây dẻ rì rào, chạy tới thác Bản Giốc kỳ vỹ và cuối cùng là đường tới Hạ Lang, điểm kỳ cùng của tỉnh.
Con đèo rộng và đẹp. Những dãy núi thâm thấp nối tiếp nhau, phía bên này dốc trải dài những cánh đồng hoa tam giác mạch tim tím vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới. Bóng chiều đang dần buông, nắng đã ngả trên những ngọn núi nhấp nhô.
3. Đèo Mã Quỷnh
Ngọn đèo quanh co theo sườn núi, một bên là vách núi một bên vực sâu thấp thoáng là vài ba ngôi nhà sàn của đồng bào Tày đã vẽ nên thiên cảnh đèo Mã Quỷnh đáng để bạn đến một lần. Mã Quỷnh là phần nối tiếp đèo Mã Phục cũng thuộc tỉnh Cao Bằng. Cư dân ví von rằng ngọn đèo nhìn từ trên cao xuống tựa hình trái tim ôm trọn núi sông Cao Bằng.
Đến đây, ngoài cảm giác thích thú vượt qua thử thách của một cung đường gian nan, bạn sẽ được cảm nhận không khí của miền cao khi đi bộ trên những ruộng ngô hay những ruộng bậc thang nhỏ, hít thở không khí trong lành, thưởng thức các món ngon trong bản làng và uống rượu ngâm lá rừng.
4. Đèo Cổ Mã
Đèo Cổ Mã nằm gần núi Đại Lãnh trên quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Được gọi là Cổ Mã vì hình núi ở đây giống như cổ con ngựa, đi ghe từ ngoài biển vào mới trông thấy, còn nếu đi trên đèo hay đi tàu qua thì không nhìn thấy được. Dưới chân đèo là bãi biển vắng không bóng người, một địa chỉ an toàn và đẹp cho những ai có dịp ghé qua. Nhưng vì đây là bãi tắm không nằm trong vịnh, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng và dòng thủy triều lên tạo ra vài hõm xoáy nguy hiểm.
Đèo Cổ Mã không quá dài nhưng hiểm trở với một bên là núi, một bên là biển mênh mông. Đã có không ít những tai nạn xảy ra vì những khúc cua ngoặt của cánh lái xe đường trường. Từ trên đèo nhìn xuống là toàn cảnh núi non trùng điệp và eo biển cong vòng của mảnh đất Khánh Hoà. Cách đó không xa là vịnh Vũng Rô nổi tiếng.
Theo ngôi sao
Những thác nước đẹp nức tiếng ở Việt Nam Việt Nam luôn được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những thác nước hùng vĩ trên khắp mọi miền tổ quốc có thể mình chứng rất rõ cho điều này. 1. Thác Bản Giốc - Cao Bằng Thác Bản Giốc nằm về phía bắc, cách thị xã Cao Bằng 89km. Đây được coi là thác nước đẹp nhất Việt Nam...