Thăm, tặng quà gia đình có người thân bị tai nạn lao động
Ngày 24/6, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu cùng Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tổ chức thăm, tặng quà đến 5 trường hợp bị tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.
Ông Bùi Minh Túy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bạc Liêu thăm, tặng quà đến gia đình nạn nhân Cao Thanh Lâm ở thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Đó là các trường hợp người lao động trong quá trình làm việc không may bị điện giật, sập giàn giáo… tử vong và thương tích nặng mấy năm qua.
Việc thăm, tặng quà này hưởng ứng Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2021. Cụ thể như trường hợp anh Cao Thanh Lâm (SN 1975, ngụ thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) tử vong trong ngày 29/4.
Theo đó, sáng 29/4, anh Cao Thanh Lâm lái xe chở cột điện. Khi xe đi qua cổng chào, phần mái cổng đã bất ngờ bị sập đè lên cabin xe và khiến anh bị mắc kẹt bên trong. Sau đó, anh được đưa đi cấp cứu nhưng do bị thương nặng nên đã tử vong.
Video đang HOT
Ông Bùi Minh Túy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bạc Liêu tặng quà đến gia đình anh Thạch Huyền ở thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Hay như trường hợp của anh Thạch Huyền (SN 1981, ngụ huyện Hòa Bình) làm việc trong lò giết mổ tập trung, bị điện giật tử vong vào năm 2017. Anh Thạch Huyền mất để lại vợ và 3 con còn nhỏ. Vợ anh làm thuê để có tiền nuôi con hàng ngày.
Còn trường hợp của anh Đỗ Thanh Bình (SN 1974, ngụ TP Bạc Liêu) trong quá trình làm việc bị tai nạn sập giàn giáo gây thương tích nặng vào năm 2019.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu (phải) trao quà đến gia đình anh Đỗ Thanh Bình bị tai nạn lao động gây thương tích nặng (Ảnh: CTV).
Tại các gia đình, ông Bùi Minh Túy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bạc Liêu, cùng lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu đã tặng quà (mỗi hộ gồm tiền mặt 500.000 đồng cùng một phần quà nhu yếu phẩm) và ân cần thăm hỏi sức khỏe, chia sẻ sự mất mát với nạn nhân và gia đình người bị nạn.
Với phần quà hỗ trợ này, mong muốn xoa dịu nỗi đau, động viên tinh thần nạn nhân và người thân nạn nhân lạc quan hơn để tiếp tục ổn định cuộc sống.
Nếu 'nhũng nhiễu' doanh nghiệp, lập tức thay trưởng đoàn thanh tra
"Khi chủ một công ty xây dựng ở TPHCM phản ánh đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp thông tin lan man.., tôi thay ngay trưởng đoàn", ông Nguyễn Tiến Tùng- Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết.
Ông Nguyễn Tiến Tùng cùng đại diện liên quan bấm nút khởi động chiến dịch thanh tra
Ngày 2/4, tại Đắk Lắk, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phát động chiến dịch thanh tra lao động năm 2021 với chủ đề "Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại công trường xây dựng". Mục tiêu của chiến dịch là thanh tra, kiểm tra 600 dự án xây dựng trên cả nước.
Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH Nguyễn Tiến Tùng cho biết, xây dựng là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hàng đầu về mất an toàn lao động. Trước tình hình đó, năm 2016, Bộ LĐTB&XH phát động chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực xây dựng và đồng loạt triển khai tại 63 tỉnh, thành phố. Kết quả, hơn 1.000 công trình xây dựng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được thanh tra, phát hiện 6.440 sai phạm, bình quân 6,21 sai phạm/ công trình, doanh nghiệp.
Lễ phát động thu hút rất đông đại diện các sở ngành liên quan của nhiều tỉnh thành tham gia
Sau chiến dịch thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng được thực hiện năm 2016, số vụ tai nạn lao động và số người chết, bị thương do tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt trong các hoạt động thi công tại công trường có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp. Tại công trường xây dựng xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Mới đây nhất, đầu năm 2021, tại tỉnh Nghệ An xảy ra vụ tai nạn ở dự án xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính khiến 3 người chết và 8 người bị thương.
Ông Tùng cho biết thêm, lực lượng thanh tra của cả nước chỉ có 463 người nhưng phụ trách tới 13 lĩnh vực. Do đó, bộ không thanh tra tràn lan mà tập trung mỗi năm một lĩnh vực mũi nhọn, trừ các sự vụ.
"Chúng tôi chọn người có trình độ, tập huấn bài bản. Tôi có hẳn 3 kênh để giám sát cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp: Trực tiếp giám sát; mở hộp thư điện tử riêng tiếp nhận phản hồi và tôi mở xem hằng này; phiếu phản hồi thanh tra (mỗi đoàn đi thanh tra sẽ phát cho doanh nghiệp một phiếu, họ sẽ đánh giá các tiêu chí về trang phục, thái độ của cán bộ rồi gửi thẳng về chánh thanh tra của bộ). Nhờ giám sát chặt chẽ nên Thanh tra Bộ LĐTB&XH được Cục Phòng chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ xếp tính liêm khiết là số một", ông Tùng nói.
"Khi chủ một công ty xây dựng ở TPHCM phản ánh đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp thông tin lan man.., tôi thay ngay trưởng đoàn", ông Nguyễn Tiến Tùng nêu minh chứng thể hiện sự nghiêm túc trong thực thi nhiệm vụ, tránh tình trạng "nhũng nhiễu", làm khó doanh nghiệp.
Nhiều chính sách, văn bản mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 Từ ngày 1/7/2021, nhiều chính sách, văn bản mới có liên quan đến đời sống dân sinh như chính sách ưu đãi với người có công; chính sách về bảo hiểm y tế; thu hồi, không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú... sẽ bắt đầu có hiệu lực. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và các đại biểu người có công...