Thảm sát tại Houla, Syria qua lời những người may mắn thoát chết
“Khi mở cửa, tôi chỉ thấy các thi thể. Tôi đã không còn nhận ra đâu là con tôi, đâu là anh, em của tôi. Đó là cảm giác không thể diễn tả nổi. Tôi có 3 đứa con và tôi đã mất cả 3″
Những người sống sót sau vụ thảm sát tại khu vực Houla, Syria đã kể lại với đài BBC những giây phút kinh hoàng mà họ đã trải qua khi những người lính ập vào nhà của họ và bắn giết.
Một số nhân chứng cho biết, họ đã phải trốn hoặc giả chết mới có thể thoát được.
Hiện vẫn chưa có bên nào chính thức lên tiếng thừa nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu trên. Nhưng đa số cho rằng quân đội và lực lượng dân quân Shabiha là thủ phạm đã ra tay tiến hành tội ác kinh khủng này mặc dù chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đổ lỗi cho “những kẻ khủng bố có vũ trang”.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Liên đoàn Ả Rập đã cử cựu chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ Kofi Annan đến Damascus để thảo luận về việc thực hiện kế hoạch hòa giải do ông đề xuất trước đó.
Trong khi đó, ngày 28/5, đại diện của Nga lên tiếng cho biết cả hai bên đều là những người phải chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát hôm 25/5 tại Houla.
Các quan sát viên của LHQ, những người đã đến làng Taldou (Houla) nơi vụ thảm sát xảy ra, cho biết họ đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy vụ pháo kích đã được tiến hành bởi quân chính phủ.
Họ cũng xác nhận rằng 108 nạn nhân, gồm nhiều trẻ em, đã bị giết bởi các cuộc tấn công bằng súng ở cự ly gần hoặc dao.
Video đang HOT
Ít nhất 108 người đã thiệt mạng tại Houla, trong đó có 49 trẻ em và 34 phụ nữ.
Hầu hết các nhân chứng đều nói với BBC rằng họ tin quân đội và dân quân Shabiha là những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công trên.
“Chúng tôi đang ở trong nhà thì họ đến, những người Shabiha và lực lượng an ninh. Họ mang theo khẩu Khalashnikovs và các loại súng trường tự động khác” – Rasha Abdul Razaq, một trong những người sống sót kể lại.
“Họ đưa chúng tôi tới một căn phòng và đánh vào đầu cha tôi bằng báng súng và bắn thẳng vào cằm ông” – Rasha Abdul Razaq nói tiếp.
Trong số 20 thành viên gia đình và bạn bè có mặt trong nhà của Rasha vào thời điểm đó, chỉ còn lại 4 người sống sót.
Một người dân khác yêu cầu được giấu tên cho biết, ông đã trốn trên gác mái khi các tay súng đưa thân nhân của mình ra ngoài nhà và bắn chết họ.
Các nhân viên LHQ tại Syria đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc
“Khi mở cửa, tôi chỉ thấy các thi thể. Tôi đã không còn nhận ra đâu là con tôi, đâu là anh, em của tôi. Đó là cảm giác không thể diễn tả nổi. Tôi có 3 đứa con và tôi đã mất cả 3″ – người đàn ông trên cho biết.
“Những cuộc giết chóc điên rồ”
Các nhà lãnh đạo phương Tây đã bày tỏ sự chấn động mạnh sau khi thông tin về vụ thảm sát được tiết lộ. Ngay sau đó, Anh, Pháp, Mỹ bắt đầu thực hiện một loạt các biện pháp gia tăng áp lực với chính phủ của Tổng thống Assad nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng bạo lực tại quốc gia này kéo dài hơn 1 năm qua.
Ngoại trưởng Anh William Hague đã bay tới Moscow trong nỗ lực thuyết phục Nga ủng hộ các biện pháp nghiêm khắc chống lại chính quyền của ông Assad.
Pháp triệu tập một cuộc họp với nhóm “những người bạn của Syria” mà Nga đã từ chối tham gia để thảo luận về vấn đề trên.
Tổng thống Syria (phải) và phái viên Kofi Annan trong cuộc gặp ngày 10/3 (Ảnh: AFP)
“Sự giết chóc điên rồ của chế độ Damascus đại diện cho mối đe dọa đối với an ninh khu vực và các nhà lãnh đạo của nó sẽ phải chịu trách nhiệm cho các hành vi của mình” – văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết.
Ông Kofi Annan cũng đã tới Damascus vào hôm 29/5 và dự kiến sẽ có một cuộc hội đàm với Tổng thống Assad vào ngày hôm nay, 29/5.
Trước chuyến đi, ông Annan đã bày tỏ rằng đây là một thời điểm quan trọng và rằng ông sẽ có các cuộc thảo luận “nghiêm túc và thẳng thắn” với ông Assad để thuyết phục nhà lãnh đạo này thực hiện các “bước đi táo bạo” chứng minh rằng ông coi trọng hòa bình.
Theo thỏa thuận trước đó của ông Assad và Annan, cả hai bên sẽ ngừng nổ súng vào ngày 12/4 để triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và lực lượng chính phủ phải rút xe tăng, binh sĩ khỏi khu vực dân sự.
Tuy nhiên, bạo lực vẫn tiếp diễn. Ngày 28/5, các cuộc đụng độ và chết chóc vẫn diễn ra tại 7 khu vực khác nhau tại Syria.
Ít nhất 10.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc biểu tình chống lại chế độ của tổng thống Assad bùng nổ ở Syria hồi tháng 3/2011.
Theo Giáo Dục VN
Syria: Quân đội chính phủ "tấn công" Hama
Ít nhất 30 người thiệt mạng khi xe tăng của quân đội chính phủ Syria tấn công thành phố Hama hôm 27-5.
Các nguồn tin đối lập cho biết chiến dịch của quân đội chính phủ bắt đầu tại các khu vực phía Bắc Hama vào buổi sáng sau một loạt vụ tấn công của lực lượng nổi dậy. Đến tối, quân đội chuyển sang bắn phá quận al-Malaab ở phía Nam thành phố.
Những người bị thương tại Hama hôm 27-5. Ảnh: Reuters
Thông tin trên chưa thể được kiểm chứng độc lập. Nó xuất hiện chưa đầy 48 giờ sau vụ thảm sát 108 người, trong đó có 32 trẻ em, ở thị trấn Houla thuộc tỉnh Homs, dẫn đến sự lên án của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 27-5.
Các nước phương Tây và Ả Rập phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã quy trách nhiệm cho quân đội chính phủ nước này. Tuy nhiên Damascus bác bỏ hoàn toàn. Trong khi đó, Nga cho rằng những tình huống xung quanh vụ thảm sát ở Houla vẫn chưa rõ ràng, đồng thời bác bỏ nhận định Damascus gây ra vụ việc.
Thi thể những nạn nhân của vụ thảm sát tại Houla. Ảnh: Reuters
Về phần mình, Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Mark Lyall Grant tin rằng vụ thảm sát do đạn pháo và xe tăng của quân đội chính phủ gây ra. Phát biểu sau cuộc họp hôm 27-5, ông Grant cho rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an thảo luận "những bước đi kế tiếp", ý nói đến các biện pháp trừng phạt.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Willam Hague cho biết sẽ thúc giục Nga sử dụng ảnh hưởng để ép Syria thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Kofi Annan, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc - Liên đoàn Ả Rập về Syria. Dù vậy, ông Hague nói thêm London sẽ cân nhắc những biện pháp khác để ngăn bạo lực nếu kế hoạch trên thất bại.
Theo NLD
Syria thêm loạn vì biểu tình lớn chưa từng có Các lực lượng Syria đã bắn thẳng vào đám đông trong đợt tuần hành lớn nhất của những người bất đồng chính kiến ở Aleppo. Dấu hiệu này cho thấy sự gia tăng về tinh thần chống chính phủ ở thành phố lớn nhất Syria, vốn vẫn là một sân sau của tổng thống Bashar Assad trong cuộc nổi dậy. Biểu tình ở...