Thảm sát tại Colombia, ít nhất 7 người thương vong
Nhà chức trách Colombia ngày 24/1 thông báo có ít nhất 4 người thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ thảm sát tại một trang trại ở thị trấn Buga, thuộc bang Valle del Cauca, Tây Nam nước này.
Lực lượng vũ trang Colombia đã triển khai nhân lực tới hiện trường. Ảnh minh họa
Thông tin từ lực lượng cảnh sát cho biết một nhóm người lạ mặt đã xuất hiện tại trang trại ở làng Cerro Rico, nơi đang có nhiều người tập trung, xả súng vào họ khiến 4 người tử vong tại chỗ và làm nhiều người khác bị thương.
Trước tình hình trên, các lực lượng vũ trang Colombia gồm quân đội, cảnh sát và Viện Kiểm sát đã triển khai nhân lực tới khu vực này để điều tra nguyên nhân sự việc. Bộ Quốc phòng Colombia tuyên bố sẽ tiến hành cuộc họp hội đồng an ninh tại thành phố Buga để phân tích tình hình và đưa ra các biện pháp trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về vụ thảm sát này.
Trên trang mạng Twitter, Tổng thống Ivan Duque đã lên án vụ thảm sát và cho biết ông đã chỉ thị cho Tư lệnh quân đội Eduardo Zapateiro và Giám đốc Cảnh sát quốc gia Jorge Vargas lập tức đến hiện trường để chỉ đạo điều tra, truy tìm thủ phạm.
Vụ thảm sát gần đây nhất xảy ra hôm 9/10/2020 ở thị trấn Jamundi thuộc bang Valle del Cauca, cũng khiến 4 người thiệt mạng.
Ngày 15/12 vừa qua, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Michelle Bachelets đã báo động về các vụ thảm sát tại Colombia trong năm 2020 với hàng trăm người dân trở thành nạn nhân của các vụ ám sát có chọn lọc, đặc biệt là những nhà lãnh đạo xã hội và cựu binh. Văn phòng Nhân quyền LHQ tại Colombia trong năm 2020 vừa qua đã ghi nhận 66 vụ thảm sát, trong đó 255 người thiệt mạng tại 18 bang khác nhau của quốc gia Nam Mỹ này.
Tòa án Pháp xét xử cựu quan chức Rwanda liên quan đến thảm họa diệt chủng năm 1994
Ngày 21/1, tòa phúc thẩm ở thủ đô Paris (Pháp) xác nhận sẽ đưa ra xét xử ông Laurent Bucyibaruta, một cựu quan chức Rwanda, liên quan đến vụ thảm sát hơn 800.000 người, chủ yếu là người sắc tộc Tutsi, năm 1994.
Ông Bucyibaruta là cựu quan chức tại tỉnh Gikongoro (miền Nam Rwanda) và sinh sống tại Pháp kể từ năm 1997. Ông bị cáo buộc các tội danh diệt chủng, đồng lõa diệt chủng và tội ác chống lại loài người, sau khi các thẩm phán điều tra yêu cầu đưa ông này ra xét xử hồi tháng 12/2018. Luật sư của ông Bucyibaruta cho biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo quyết định của Tòa phúc thẩm lên Tòa án Tối cao.
Vụ diệt chủng xảy ra từ tháng 4 -7/1994, tại tỉnh Gikongoro, trong đó đa số người Tutsi bị sát hại. Sau vụ việc, ông Bucyibaruta đã trốn khỏi Rwanda và sống lưu vong tại Pháp, nước vốn có quan hệ căng thẳng với Rwanda.
Gia đình các nạn nhân vụ thảm sát cùng các tổ chức nhân quyền đã gửi đơn tố cáo ông Bucyibaruta vào năm 2000. Cho đến nay, chỉ có rất ít đối tương người Rwanda phải ra hầu tòa liên quan đến vụ thảm sát trên.
Năm 2019, đúng 25 năm sau vụ thảm sát, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ thị thành lập một ủy ban điều tra nhằm làm sáng tỏ vai trò của Pháp trong vụ này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh người dân Rwanda liên tục cáo buộc Pháp hỗ trợ các lực lượng của người sắc tộc Hutu gây ra vụ thảm sát trên.
Đất nước Rwanda từng chứng kiến nạn diệt chủng ghê rợn giữa hai sắc tộc tại đất nước này. Chỉ trong vòng 100 ngày, có tới trên 800.000 người Tutsi ôn hòa và một số ít người Hutu bị giết, ghi dấu ấn vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Sau này, Liên hợp quốc chọn ngày 7/4 hàng năm là "Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của vụ diệt chủng ở Rwanda".
Thảm sát tại CHDC Congo, 46 người thiệt mạng Theo các nguồn tin địa phương ngày 15/1, các phiến quân thuộc nhom vu trang Hồi giáo mang tên "Lực lượng dân chủ đồng minh" (ADF) đã tấn công một ngôi làng ở tỉnh Ituri, miền Đông CHDC Congo, sát hại 46 người thuộc nhóm sắc tộc Pygmy. Binh sĩ CHDC Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni sau vụ tấn công...