Thảm sát Orlando châm ngòi “cuộc chiến” luật súng tại Mỹ
Nghị sĩ Dân chủ Robert Casey sẽ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật mới về sở hữu súng với nội dung cấm những người phạm các tội danh cấp độ nhẹ với động cơ thù hằn hoặc phân biệt sắc tộc được sở hữu súng chứ không chỉ các trọng tội như luật hiện hành.
Vụ xả súng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại ngày 12-6 tại hộp đêm Pulse ở TP Orlando (bang Florida) làm 50 người chết, 53 người bị thương đã thúc giục chính phủ Mỹ vào cuộc sửa đổi luật sở hữu súng theo hướng khắt khe hơn, theo hãng tin CNN (Mỹ). Phát biểu sau vụ xả súng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi thắt chặt luật kiểm soát sở hữu súng.
“Thủ phạm rõ ràng đã vũ trang một súng ngắn và một khẩu súng trường tấn công rất mạnh. Vụ thảm sát này một lần nữa nhắc chúng ta rằng các vụ bắn giết rất dễ xảy ra – ở trường học, ở nơi cầu nguyện, nhà hát, hộp đêm… – nếu họ dễ dàng sở hữu súng. Chúng ta phải ra quyết định rằng liệu đó có phải là hiện thực chúng ta mong muốn hay không”.
Không lâu sau vụ xả súng này nhiều nghị sĩ đề nghị Quốc hội hành động nhanh, vào cuộc tranh luận thắt chặt kiểm soát sở hữu súng. Theo họ, các vụ bạo lực tương tự sẽ còn diễn ra nếu Quốc hội không thực hiện trách nhiệm này.
Video đang HOT
Thủ phạm Omar Mateen đã mua một khẩu súng trường tấn công AR-15 trước khi thực hiện thảm sát. Ảnh: AP
Thủ phạm xả súng Omar Mateen 29 tuổi, công dân Mỹ, con một người nhập cư Afghanistan đã mua một khẩu súng trường tấn công AR-15 và một súng ngắn một tuần trước khi thực hiện thảm sát.
Nghị sĩ Dân chủ Robert Casey cho biết sẽ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật mới về sở hữu súng vào ngày 13-6 (giờ Mỹ) với nội dung cấm những người phạm khinh tội do lòng thù hận, phân biệt sắc tộc sở hữu súng. Theo luật hiện hành, chỉ những người phạm trọng tội loại này mới bị cấm mua và sở hữu súng, người phạm khinh tội không bị cấm.
Người dân Mỹ tưởng niệm nạn nhân vụ xả súng trước hộp đêm Pulse ngày 12-6. Ảnh: GETTY IMAGES
Trước vụ xả súng nghiêm trọng này, nhiều nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng đã vận động sửa đổi luật sở hữu súng theo hướng thắt chặt hơn vì thời gian gần đây tình trạng xả súng bừa bãi ở Mỹ xảy ra rất nhiều và thường xuyên.
Tuy nhiên, trong Quốc hội Mỹ cũng tồn tại một phe nhóm nghị sĩ khác vốn xem thắt chặt kiểm soát súng là sự đe dọa với quyền hiến pháp của người dân Mỹ, tư tưởng này được các tổ chức buôn bán súng ủng hộ, vận động hết mình.
Vụ xả súng này vô tình lại khiến bà Hillary Clinton – vốn có tư tưởng ủng hộ kiểm soát chặt sở hữu súng – có thêm lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng khi bà nhận thêm rất nhiều ủng hộ, kể cả từ đảng Cộng hòa.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Madaya trở thành "địa ngục trần gian" trong cuộc chiến vây hãm tại Syria
Hình ảnh của những đứa trẻ Madaya chỉ còn bộ da bọc xương, những người già thoi thóp lay lắt sống qua ngày thực sự là nỗi sự ám ảnh đối với nhiều người.
Madaya - một cái tên còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng lại đang trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới. Thị trấn vùng biên giữa Syria và Li Băng, được ví như địa ngục trần gian của tất cả những người đang phải sống trong cơn đói vật vã mỗi ngày. Cuộc vây hãm của quân đội chính phủ Syria ở Madaya nhằm tiêu diệt các nhóm phiến quân nổi dậy kéo dài nhiều tháng qua đã khiến mọi nguồn cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm gần như bị cắt đứt. Ngày 12/1, lô hàng viện trợ đầu tiên của LHQ đã tới Madaya, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để làm dịu cơn đói và cơn khát đang bủa vây nơi này.
Quân đội chính phủ vây hãm vòng ngoài, chặn mọi nguồn hỗ trợ, buộc lực lượng nổi dậy đang kiểm soát Madaya phải đầu hàng. Trong khi lực lượng nổi dậy, bị vây hãm, lại siết chặn nguồn sống của dân thường ở đó, ép chính phủ rút lui. Một cuộc chiến khốc liệt mà cả hai bên đều làm mọi cách để chiến thắng, nhưng vô hình chung, lại đẩy cuộc sống của những dân thường vô tội đến bờ vực của cái chết.
Chính chiến tranh và xung đột đã khiến hàng triệu người ở những vùng chiến sự đang phải sống trong thảm cảnh khốn cùng. Thực tế này đang đặt gánh nặng rất lớn lên vai các nhà đàm phán quốc tế, những người đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Syria. Dự kiến, cuộc đàm phán hòa bình về Syria sẽ diễn ra vào ngày 25/1, giữa chính phủ và các lực lượng đối lập. Cuộc hòa đàm này sẽ là bước đầu tiên của kế hoạch 18 tháng do LHQ làm trung gian nhằm đem lại một giải pháp chính trị cho Syria.
Theo_VTV
Hy Lạp: Người tị nạn tìm cách rời khỏi EU Những người tị nạn cảm thấy, không có tương lai nào đang chờ đợi họ ở châu Âu và giấc mơ đổi đời ngày nào của họ đã vỡ vụn. Vượt qua bao nguy hiểm, liều cả tính mạng để vào châu Âu, những người tị nạn từ Syria đã hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn, được an toàn,...