Thảm sát ở Bình Phước: Tiến nhiều lần từ chối tham gia nhưng Dương không đồng ý
“Hai bị can có lời khai trùng khớp với nhau và trùng khớp với những gì cơ quan điều tra đã công bố trong buổi họp báo. Tiến đã nhiều lần có ý định không tham gia vụ án nhưng Dương không đồng ý”, luật sư Hoàng Kim Vinh cho biết.
Nguyễn Hải Dương (bìa phải) lúc vừa bị bắt và lấy lời khai ban đầu – Ảnh: CA
Sáng nay 16.7, trao đổi riêng với Thanh Niên Online, luật sư Hoàng Kim Vinh, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước cho biết vào thời điểm hiện tại ông đang tham gia hỏi cung lần thứ hai đối với 2 bị can vụ thảm sát 6 người ở công ty Quốc Anh, X.Minh Hưng, H.Chơn Thành, Bình Phước.
Ông Vinh cùng 2 luật sư của Đoàn Luật sư Bình Phước được cơ quan điều tra chỉ định tham gia quá trình tố tụng theo luật định. Trước đó, ngày 12.7, luật sư Hoàng Kim Vinh cùng 2 luật sư đã tham gia hỏi cung 2 bị can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.
Ông Vinh cho biết: “Hai bị can có lời khai trùng khớp với nhau và trùng khớp với những gì cơ quan điều tra đã công bố trong buổi họp báo. Tiến đã nhiều lần có ý định không tham gia vụ án nhưng Dương không đồng ý”.
Ông Vinh cũng cho biết hiện ông chưa được xem các chứng cứ ở hiện trường cho nên chưa thể biết lời khai của bị can có trùng khớp với chứng cứ ở hiện trường hay không. Tuy nhiên, ông Vinh cho biết thêm, với những lời khai của 2 bị can và những gì cơ quan điều tra đã công bố thì hoạt động của luật sư bào chữa cho bị can là đảm bảo tính nhân đạo của quá trình tố tụng.
Video đang HOT
Về quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo, ông Vinh cho biết hiện tại ông cũng chưa thể có quan điểm bào chữa cho 2 bị can. “Khi nào có kết luật điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát lúc đó chúng tôi mới có quan điểm bào chữa”, ông Vinh nói thêm.
Vũ Văn Tiến lúc bị bắt – Ảnh: Hải Nam
Ông Vinh tâm sự, trong thời gian gia qua ông cũng bị áp lực rất nhiều thậm chí có lúc ông còn bị “ném đá” bởi những thông tin trích dẫn lại trên mạng xã hội không được chính xác.
Ông Vinh khẳng định lại một lần nữa là ông tham gia do được chỉ định theo luật định đối với một vụ án đặc biệt nghiêm trọng để đảm bảo khách quan trong qua trình tố tụng.
Đỗ Trường
Theo Thanhnien
Thảm sát 6 người ở Bình Phước: Bé Na có được hưởng thừa kế?
Trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, chỉ còn duy nhất bé Na 18 tháng tuổi may mắn sống sót. Một vấn đế pháp lý được đặt ra liên quan đến khối di sản thừa kế tương đối lớn của gia đình ông Lê Văn Mỹ là ai sẽ được hưởng thừa kế khi không có di chúc để lại?
Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến, hai nghi can gây ra 6 cái chết cho gia đình bé Na - Ảnh do công an cung cấp
Theo luật sư (LS) Trương Thị Thu Hà (thuộc Đoàn LS TP.HCM) , nếu trước khi mất vợ chồng ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, Công ty sản xuất, chế biến gỗ Quốc Anh), bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi) có lập di chúc thì những người được chỉ định trong di chúc đó được hưởng di sản thừa kế do vợ chồng ông Mỹ để lại. Ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có cha mẹ bà Nga (vì cha mẹ của ông Mỹ đã mất, cha mẹ bà Nga còn sống) và bé Na cũng được hưởng một phần thừa kế theo điều 669 Bộ luật Dân sự (BLDS): "Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc", những người này được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật.
Nếu vợ chồng ông Mỹ không để lại di chúc toàn bộ tài sản của mình cho ai thì di sản thừa kế của vợ chồng ông Mỹ sẽ được chia theo quy định của điều 676 BLDS cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Trong trường hợp này, vợ chồng ông Mỹ đã chết, cha mẹ đẻ của ông Mỹ cũng đã chết, chỉ còn lại cha mẹ của bà Nga và bé Na nên bé Na sẽ được hưởng thừa kế của cha mẹ mình để lại cùng với ông bà ngoại.
Cơ ngơi của gia đình ông Mỹ. Nghi can Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến đã bị cơ quan CSĐT Bình Phước khởi tố để điều tra, làm rõ về hành vi giết người và cướp tài sản - Ảnh: Đỗ Trường
Đối với việc giám hộ cho bé Na, LS Nguyễn Đức Huy (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cho rằng, vì cha, mẹ và các anh chị em ruột của bé Na đã mất hết nên ông bà ngoại sẽ là người giám hộ cho bé. Giấy khai sinh của bé Na là cơ sở chứng minh được mối quan hệ huyết thống với vợ chồng ông Mỹ.
Trao đổi với Thanh Niên Online, LS Nguyễn Thạch Thảo (thuộc Đoàn LS TP.HCM) nêu quan điểm, vì bé Na mới 18 tháng tuổi, hiên không con cha mẹ, ông bà nội va anh, chi em ruôt nên ông bà ngoại sẽ là người giám hộ. Nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì của bé Na sẽ là người giám hộ.
Các LS đều cho rằng, người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
Theo quy định, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ; được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ; người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Cha nghi can chủ mưu vụ thảm sát: 'Chúng nó đã có mối tình đẹp' Dành nhiều lời khen cho cô gái xấu số, cha của Nguyễn Hải Dương - nghi phạm chủ mưu vụ thảm sát - cho biết, con trai ông có mối tình đẹp với con gái đại gia ngành gỗ. Cả hai đã tính chuyện cưới xin. Ngồi lặng lẽ trong góc căn phòng bảo vệ rộng khoảng 15 m2 của xưởng gỗ ở...