Thảm sát Bình Phước: Gia đình nạn nhân từ chối gặp mẹ Tiến
Liên quan đến vụ thảm sát tại Bình Phước, bà Vũ Thị Thi, mẹ Vũ Văn Tiến cho biết bà đã gom 20 triệu đồng và ngỏ ý gặp mặt gia đình nạn nhân nhưng đã bị từ chối.
Tin tức trên báo Trí thức trẻ, ngày 22/6, luật sư Nguyễn Văn Nam, bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ Bình Phước) xác nhận, ông và mẹ Tiến là bà Vũ Thị Thi vừa tìm cách liên hệ với gia đình nạn nhân vụ thảm sát Bình Phước để bồi thường một số tiền, khắc phục phần nào hậu quả mà bị cáo này đã gây ra.
Bà Thi cho biết, do nhà nghèo không có nhiều tiền nên phải đi vay mượn của bà con, hàng xóm được 20 triệu đồng. “Số tiền này không là gì so với gia đình 6 nạn nhân, nhưng thật sự tôi không thể kiếm thêm được tiền. Mất mát của gia đình nạn nhân là quá lớn, không có gì bù đắp được, nhưng số tiền này là lòng thành, lời xin lỗi của tôi với gia đình họ”.
Bà Thi cho biết, do không dám trực tiếp liên lạc với người nhà 6 nạn nhân nên phải nhờ luật sư Nam. Vị luật sư này đã trao đổi với luật sư Đào Xuân Thành (bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân), thu xếp để 2 bên gặp mặt và đưa 20 triệu đồng tiền bồi thường của gia đình Tiến. Tuy nhiên, phía bị hại từ chối gặp mặt và nhận tiền mà không đưa ra lý do cụ thể.
Trong một diễn biến khác, ngày 2/6, bà Thi có dịp vào trại giam tỉnh Bình Phước để thăm con mình và nữa bà vô tình gặp Nguyễn Hải Dương. “Hôm đó, người nhà của Dương cũng vào thăm nên cán bộ trại giam dẫn cả Tiến và Dương ra cùng lúc” bà Thi nói với phóng viên báo Người lao động.
Lúc hết giờ thăm phạm nhân, Dương thấy bà Thi nên đã vội chạy lại cạnh hàng rào sắt để khoanh tay xin lỗi. “Do hết giờ thăm nên cán bộ trại giam kêu đi vào nhưng Dương cố đứng lại rồi cúi đầu xin lỗi tôi và chị của Tiến” bà Thi kể.
Theo bà Thi, thái độ của Tiến có vẻ trách hờn, cặp mắt của Tiến toát lên sự tức giận. Trong khi đó, Dương khóc và nói sẽ nhận hết tội lỗi về mình. Bà Thi giãi bày: “So với trước, Dương có vẻ tiều tuỵ, ốm yếu hơn. Nhưng qua hành động này, tôi thấy mình nhẹ tinh thần phần nào”.
Video đang HOT
Đại diện TAND Cấp cao tại TP. HCM cho biết phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước vẫn chưa đưa ra thời gian cụ thể để tổ chức lại. Tuy nhiên, địa điểm sẽ diễn ra tại tỉnh Bình Phước.
Tiến (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng phạm trước vành móng ngựa. Ảnh Trí thức trẻ.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 17/12/2015, TAND tỉnh Bình Phước đã xét xử 3 bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại liên quan đến vụ thảm sát Bình Phước làm 6 người chết vào ngày 7/7/2015.
Kết thúc phiên xử, tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, ngụ An Giang) tử hình, Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ Bình Phước) tử hình và Trần Đình Thoại (28 tuổi, ngụ Trà Vinh) 16 năm tù cùng về 2 tội Giết người và Cướp tài sản. Sau phiên tòa, Tiến và Thoại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt, còn Dương không kháng cáo.
Theo nội dung vụ án, Nguyễn Hải Dương và chị Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái ông Lê Văn Mỹ ở huyện Chơn Thành, Bình Phước) yêu nhau từ cuối năm 2013. Đến đầu năm 2015, chị Linh nói lời chia tay Dương.
Thanh niên này cho rằng mình bị “hắt hủi” nên nảy sinh ý định trả thù tình bằng cách giết cả nhà người yêu cũ. Dương tìm mua nhiều hung khí như dao, súng điện, súng bắn bi, dây rút, găng tay, khẩu trang,… và rủ Trần Đình Thoại tham gia.
Rạng sáng 4/7/2015, Dương cùng Thoại đến nhà ông Mỹ nhưng không gây án được nên bỏ về. Sau đó, Thoại thấy kế hoạch của Dương giết quá nhiều người nên rút lui nhưng vẫn mua thêm dao cho hung thủ gây án.
Rạng sáng 7/7/2015, Dương cùng Vũ Văn Tiến đột nhập vào nhà ông Mỹ. Tại đây, Tiến được xác định đã khống chế, bóp cổ để Dương trực tiếp dùng dao sát hại 6 người trong nhà.
Theo Doanh Nghiêp VN
Sát thủ Bình Phước xin được thi thành án tử hình sớm
Trái ngược với hai đồng phạm, bị cáo Nguyễn Hải Dương chỉ mong sớm được thi hành án tử hình sau những tội ác mình gây ra.
Mới đây luật sư Đỗ Hải Bình, người được chỉ định bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Dương (đối tượng chủ mưu trong vụ giết 6 người tại Bình Phước) tại phiên phúc thẩm đã thông tin rằng: "Bị cáo Dương cho rằng mình xứng đáng nhận án tử, tội trạng đã quá rõ ràng. Chính vì điều này nên bị cáo không hợp tác khi tôi xuống trại tạm giam Bình Phước đề nghị cung cấp thêm thông tin. Dương cũng cho biết sáng 30.3 bị cáo đã làm đơn xin được thi thành án tử hình sớm".
Trong vụ thảm sát tại Bình Phước, Dương cùng Vũ Văn Tiến đã trực tiếp ra tay sát hại 6 mạng người tại thị xã Chơn Thành. Trần Đình Thoại là đồng phạm trước đó của Dương cũng bị bắt và khởi tố.
Bị cáo Hải Dương tại phiên xét xử sơ thẩm lưu động tại Bình Phước
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động tại Bình Phước, Thoại bị tuyên án 16 năm tù vì tội "Giết người" và "Cướp tài sản". Tiến và Dương bị tuyên tử hình cũng với hai tội danh trên. Cả Thoại và Tiến đã làm đơn kháng cáo với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt. Nhưng với Hải Dương, đối tượng chủ mưu trong vụ án này lại chấp nhận mức án tử.
Bị cáo Nguyễn Hải Dương đã không làm đơn kháng cáo xin phúc thẩm (phiên tòa diễn ra vào ngày 21.3 nhưng đã bị hoãn).
Gặp trực tiếp bố của Hải Dương là ông N.P.H và mẹ là bà T.T.K.T, cả hai người này cho biết không đủ tự tin để hỏi con mình vì sao không kháng cáo. Bản thân họ cũng cho rằng mức án tử mà tòa tuyên là đúng người, đúng tội.
Sau cuộc gặp gỡ với thân chủ của mình, luật sư Đỗ Hải Bình đã khuyên Hải Dương suy nghĩ thật kỹ trước mọi quyết định của mình. Dương cũng hứa sẽ có những động thái hợp tác hơn trong lần gặp sau với ông Bình.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Hải Dương đã khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình và không hề biện hộ. Bản thân bị cáo sau khi gây án cũng đã mua thuốc ngủ với ý định tự tử, nhưng đã bị công an bắt giữ trước đó.
Dù không kháng cáo, thế nhưng Nguyễn Hải Dương là thành phần quan trọng trong vụ án nên vẫn phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Theo lịch xét xử, ngày 21.3 vừa qua sẽ xử phiên phúc thẩm. Thế nhưng vì bị cáo Vũ Văn Tiến có yêu cầu đổi luật sư nên phiên tòa đã bị hoãn.
Theo Dân Việt
Thảm án Bình Phước: Trong tù, ngày nào "sát thủ" cũng đọc kinh sám hối Khi mới vào trại giam, "sát thủ" Vũ Văn Tiến lo sợ kết quả xấu nhất là bị tử hình nên suốt ngày mất ăn mất ngủ. Tiến cứ lắc đầu, rồi khóc lóc mỗi khi được gặp mẹ. Để động viên, Tiến đã được mẹ gửi cho 2 cuốn kinh và ngày nào cũng đọc để sám hối, bình tâm trở lại....