Thăm rừng phong hương mùa thay lá
Những ngày đầu năm mới, khi thời tiết giao mùa cũng là lúc rừng cây phong hương (hay còn gọi là sau sau) ở huyện miền núi Hướng Hóa ‘trở mình’ thay màu lá.
Sắc màu rực rỡ của rừng sau sau đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm ở Hướng Hóa. Qua lăng kính nhiều người, những sắc màu ấy hiện lên như bức tranh mang vẻ đẹp thơ mộng, tựa góc ‘trời Âu’ ngay ở miền Tây Quảng Trị.
Gam màu ấn tượng
Gần đây, trên mạng xã hội “rộ” lên những hình ảnh đẹp được ví như “trời Âu” của những cánh rừng sau sau đang thời điểm thay màu lá nằm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua địa phận các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh của huyện Hướng Hóa. Với nhiều người thích khám phá, việc tìm đến tận nơi để trải nghiệm là điều không thể bỏ lỡ. Đó cũng là lý do khiến điểm check in với vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của những cánh rừng sau sau đang “chuyển mình” thay lá thu hút rất đông người trẻ, khách du lịch đến thưởng ngoạn.
Để đến được khu vực được ví “trời Âu” ở miền Tây Quảng Trị, du khách phải di chuyển bằng thuyền -Ảnh: L.T
Để tận mắt ngắm nhìn, chúng tôi được anh Nguyễn Bôn, một người con của quê hương Hướng Hóa đam mê khám phá sự mới lạ dẫn đến xã Hướng Tân để di chuyển bằng thuyền băng qua lòng hồ thủy điện Rào Quán tầm hơn 5 km tới vị trí được cho là góc “trời Âu” của miền Tây Quảng Trị. Sau chừng khoảng 30 phút đi thuyền, những cây phong hương mang trên mình gam màu vàng sậm, đỏ rực bắt đầu hiện ra trước mắt chúng tôi.
Video đang HOT
Theo anh Bôn, phong hương hay sau sau là cây gỗ lớn ưa ánh sáng và rất dễ tái sinh. Phần lớn cây sau sau nằm trong diện tích rừng phòng hộ do địa phương quản lý. Từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 1 là khoảng thời gian cây sau sau chuyển màu lá rồi rụng, tạo nên những sắc màu ấn tượng. “Sau sau mỗi mùa có một nét đẹp riêng. Mùa lá rụng bắt đầu từ tháng 1 trở đi, đây là thời gian thích hợp để tổ chức các chuyến dã ngoại trong rừng, cắm trại và ngắm nhìn lá sau sau khô rụng nằm rải dọc những con đường nhỏ men cánh rừng. Nhiều bạn trẻ khắp nơi có cùng sở thích đã liên lạc nhờ tôi kết nối để trải nghiệm. Đây là cơ hội để tôi quảng bá hình ảnh cùng những sản phẩm đặc trưng của quê hương Hướng Hóa”, anh Bôn vừa chèo thuyền, vừa chia sẻ.
Trong cái se lạnh của tiết trời cuối thu, khi những tia nắng xuyên qua khoảng sương mờ là lúc lá cây phong hương ven hồ thủy điện Rào Quán khoác lên một mảng màu vàng rộm xen lẫn sắc đỏ làm nổi bật cả một khoảng trời. Trên mặt nước phẳng lì, chiếc thuyền được chèo nhẹ đi qua cánh rừng sau sau để du khách thỏa thích check in, ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Chị Nguyễn Vũ Hiểu Đan, ở thị trấn Khe Sanh, phấn khích chia sẻ: “Đến đây tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp của cây sau sau khi thay lá. Được cầm chiếc lá phong hương trên tay để chụp ảnh, tôi cảm nhận hình như mình đang đi lạc vào một nơi nào đó ở nước ngoài chứ không phải quê hương mình”.
Địa điểm check in hiếm gặp
Theo người dân địa phương, cây phong hương hay sau sau còn có tên gọi khác là bạch giao hương. Lá phong hương có hình dạng tựa nửa cánh sao, mỗi độ chuyển mùa, lá đổi từ màu xanh sang màu cam pha đỏ và khi có ánh nắng chiếu vào sẽ tạo nên những gam màu nổi bật. Tại những cánh rừng phòng hộ ở ven khu vực hồ thủy điện Rào Quán vào thời điểm hiện tại thu hút rất đông khách du lịch; những người “săn ảnh”, phượt thủ, blogger cũng tò mò tìm đến khám phá, trải nghiệm.
Nhiều bạn trẻ tìm đến tận nơi để khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng phong hương – Ảnh: L.T
Là một người con ở quê hương Hải Lăng, travel blogger Nguyễn Đức Hiếu trong một lần về thăm quê, ngỡ ngàng trước cảnh đẹp độc lạ của mùa cây phong hương thay lá nên đã ghi lại vài hình ảnh đăng tải lên mạng xã hội. Sau đó, nhiều người trẻ đã trầm trồ và tỏ ra thích thú với địa điểm check in mới này. “Là người Quảng Trị nhưng thực sự tôi rất bất ngờ trước vẻ đẹp thơ mộng của những cây phong hương mùa thay lá trên chính quê hương mình. Bởi lẽ, nhiều người chỉ biết đến vài cây sau sau ở bên ngoài, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chứ không biết có nguyên cả khu rừng với gam màu rực rỡ như thế này. Nói ở đây tựa một góc trời nào đó của châu Âu cũng không sai”, Đức Hiếu chia sẻ.
Trên lòng hồ thủy điện Rào Quán mùa này, những chiếc thuyền của người dân được chuyển đổi từ chài lưới sang đưa đón từng tốp du khách đam mê khám phá đến địa điểm check in độc lạ với những mảng rừng sau sau độ thay lá. Gia đình anh Lê Xuân Lợi, ở thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, sống ngay tuyến đường Hồ Chí Mính nhánh Tây, sau lưng là lòng hồ thủy điện Rào Quán. Đây chính là điểm xuất phát gần và tiện lợi nhất bằng thuyền để đến được với khu vực đang “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội với cái tên “góc trời Âu” ở miền Tây Quảng Trị. “Thời điểm này, trung bình mỗi ngày gia đình tôi đưa đón khoảng từ 2-3 đoàn du khách đến khám phá góc rừng phong hương cách nhà tôi tầm hơn 5 km. Để đảm bảo an toàn, trên thuyền được tôi trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hộ, áo phao và chỗ ngồi chắc chắn. Nhiều người đến đây còn mang theo cả thuyền sup để trải nghiệm chèo xuyên qua những cánh rừng phong hương, thưởng thức vẻ đẹp hiếm có này”, anh Lợi cho biết thêm.
Cánh rừng phong hương ở khu vực hồ thủy điện Rào Quán thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Đây là tín hiệu vui cho địa phương, tuy nhiên phần lớn các hoạt động như chèo thuyền sup, tham quan chụp ảnh, check in theo các tour, tuyến hay nhóm cá nhân là do tự phát hoặc được người dân địa phương dẫn đường. Vì vậy, các điều kiện về yếu tố an toàn, an ninh, nhất là việc di chuyển bằng thuyền trên lòng hồ thủy điện chưa thực sự đảm bảo. Mới đây, chúng tôi đã tham mưu UBND huyện có văn bản gửi các đơn vị liên quan cũng như chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ các điểm du lịch này. Đề nghị Công ty Thủy điện Quảng Trị kiểm tra tình trạng đi thuyền, chèo sup trên lòng hồ, đồng thời bổ sung biển báo, phao cứu hộ tại các khu vực nguy hiểm; tuyên truyền, vận động người dân sống gần khu vực lòng hồ đảm bảo đầy đủ phương tiện, dụng cụ cứu hộ khi tham gia dẫn du khách tham quan rừng sau sau đi qua lòng hồ.
Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa Hồ Ngọc Tình
Người dẫn đường Nguyễn Bôn chia sẻ thêm với chúng tôi rằng, lá sau sau vào mùa nào cũng đẹp bởi có hình dáng y hệt lá phong ở châu Âu. Qua mùa xuân thì những mầm non đâm chồi nảy lộc tạo nên một sức sống với vẻ dịu dàng không loài cây nào có được. Tuy nhiên, mùa thay của cây phong hương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên để có thể chiêm nghiệm và tận hưởng được vẻ đẹp hút hồn này, du khách phải tận dụng khoảng thời gian cuối đông, khi lá phong hương chuyển sang đỏ hoàn toàn để check in.
Con thuyền đưa đoàn chúng tôi dần rời xa cánh rừng, để lại phía sau sự trầm trồ, luyến lưu. Dù chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn nhưng rừng phong hương mùa thay lá khiến chúng ta xao động, ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Hướng Hóa.
Du lịch trải nghiệm thu hút khách đến với Lai Châu
Các bản làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao, Mông, Thái... ở các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Than Uyên và thành phố Lai Châu thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.
Khai thác du lịch cộng đồng gắn với nghề truyền thống, dịch vụ thương mại
Phú Yên: Nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm dịp lễ 30/4 - 1/5
Kết nối tuyến du lịch trải nghiệm văn hoá Hà Nội - Bắc Giang - Sơn La
Du lịch trải nghiệm góp phần quảng bá hình ảnh Đất Sen Hồng
Tại những nơi này, cùng với tìm hiểu các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhiều gia đình đưa con em đến đây để trải nghiệm, khám phá phong cảnh hữu tình, cùng hòa vào không gian sống sinh hoạt của người dân vùng cao.
Du khách thích thú khi tham quan Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây. Ảnh: TTXVN phát
Lai Châu có hơn 20 khu, điểm du lịch trải nghiệm thu hút đông khách du lịch, trong đó có các bản Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương và Khu Du lịch Bản Thẳm (huyện Tam Đường); Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), Gia Khâu (thành phố Lai Châu)...
Đặc biệt, bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ được Diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế diễn ra tại thành phố Yogyakarta (Indonesia) công nhận là Điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN ngày 5/2/2023. Sin Suối Hồ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của Lai Châu. Đây là bản Mông hiếm có với du lịch được quy hoạch tổng thể, khang trang, sạch đẹp; lối kiến trúc riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Du khách đến đây đều ngạc nhiên trước khung cảnh bản làng trên miền núi cao heo hút lại ngăn nắp, xinh xắn; thích thú trải nghiệm chợ phiên, văn hóa, ẩm thực... của nơi này. Dịp nghỉ lễ vừa qua, công suất sử dụng phòng tại bản Mông nơi đây đạt 100%.
Du khách thích thú khi tham quan Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây. Ảnh: TTXVN phát
Khu Du lịch Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, nơi có đồng bào Lự sinh sống thu hút du khách. Dân tộc Lự, một dân tộc dưới 10.000 người với nét đặc sắc về đời sống sinh hoạt, trang phục, văn hóa... cùng không gian bản làng hữu tình nơi đây đã níu chân du khách.
Ông Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu cho biết, để đảm bảo an toàn cho du khách, Sở đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm. Các địa phương thực hiện nghiêm việc bình ổn giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, tạo được ấn tượng đối với du khách.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh đón khoảng hơn 40.000 lượt du khách, tổng doanh thu đạt hơn 31 tỉ đồng. Trong đó, khách nội địa hơn 39.000 lượt; khách quốc tế hơn 1.300 lượt, tăng gấp hơn 2 lần so với dịp nghỉ lễ năm 2022.
Bâng khuâng trước vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của hồ Khuôn Thần Nằm duyên dáng và yên ả giữa những đồi vải, đồi thông xanh mát, hồ Khuôn Thần mang một nét đặc trưng riêng, hấp dẫn và đầy lý thú đối với khách du lịch khi đặt chân đến Bắc Giang. Hồ Khuôn Thần tọa lạc tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Với tổng diện tích khoảng 240ha, hồ nằm...