‘Thảm rêu khổng lồ’ tạo nên bức tranh kỳ ảo trên đầm An Khê
Mùa nước cạn, rong rêu phủ khắp mặt đầm hội đủ sắc màu hệt như “tấm thảm khổng lồ” thu hút nhiều loài chim trời… bay về kiếm ăn tạo nên không gian thiên nhiên sống động mê hoặc lòng người.
Vào buổi hoàng hôn, du khách có thể đi ghe cùng người dân thả lưới bắt tôm, cá hay thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên thơ mộng với nhiều loài chim: Sếu, cò, vạc, vịt trời… tập trung về kiếm ăn, khuấy động huyên náo không gian rộng lớn trên mặt đầm.
Ánh nắng cuối ngày vàng óng soi bóng xuống mặt đầm nổi màu rong, rêu xanh hòa quyện vào khói lam chiều tạo nên không gian thiên nhiên kỳ ảo, hữu tình.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt của đầm An Khê là dù sát bên bờ biển Sa Huỳnh nhưng không bị nhiễm mặn, bốn mùa nước ngọt tạo môi trường sống thích hợp của nhiều loài thủy sinh.
Thủy sản sống trong đầm không chỉ đa dạng với các loài cá nước ngọt: cá diếc, cá thác lác, cá bống, cá chép, cá chình, cá trắm cỏ, cá mè, tôm, ốc, cá rô phi… mà còn nhiều loại cá từ phía biển bơi theo Cửa Lỗ, thích nghi với môi trường nước ngọt, như cá ong, cá liệt, cá hồng mang đặc trưng riêng về hương vị của nơi đây. Điều này đã tạo nên sự phong phú về loài cũng như văn hóa ẩm thực riêng có cho cư dân hưởng lợi từ đầm nước ngọt độc đáo.
Đầm An Khê trải rộng 347 ha thuộc địa phận xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, cách thành phố Quảng Ngãi về hướng Nam 45 km. Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp, M.Vinet, lần đầu phát hiện khu vực đầm An Khê bên bờ biển Sa Huỳnh có khoảng 200 mộ chum.
Di tích khảo cổ đó được gọi là Dépôt à Jarres Sa Huỳnh (nghĩa là kho chum Sa Huỳnh). Cùng với văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (miền Nam), văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) là “ba cái nôi văn minh” xưa, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam.
Theo các nhà địa chất, đầm An Khê hình thành trong thời kỳ biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian 6.000 – 7.000 năm trước, và trở thành đầm nước ngọt khoảng 3.000 – 4.000 năm trước. Đến nay đầm An Khê vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hội tụ núi – rừng- đầm – dải cát ven biển và biển, vừa giúp du khách hình dung sinh cảnh của con người từng tồn tại nơi đây nhiều ngàn năm trước, vừa là một bộ phận hợp thành cảnh quan độc đáo của vùng đất – biển Sa Huỳnh.
Tiến sĩ Guy Martini – Tổng thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO – đánh giá làng di sản nơi đây hội đủ điều kiện văn hóa, địa chất để trở thành một thực thể sống động của không gian văn hóa Sa Huỳnh.
"Hòn đảo" kỳ ảo giữa biển mây ở Venezuela
Núi Roraima ở Venezuela là một điểm đến hấp dẫn cho những người muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ ảo.
Nơi đây nổi tiếng với hình dạng huyền bí giống một "hòn đảo" trên bầu trời.
Núi Roraima là ngọn núi cổ xưa nhất trên thế giới và là nơi có nền địa chất lâu đời nhất, có niên đại vào khoảng 2 tỷ năm trước.
Nơi này hình thành từ 250 triệu đến 400 triệu năm trước, khi đá nham thạch trồi lên qua vết nứt trên địa hình đá vôi, sau đó bị mưa gió xói mòn thành các dãy núi.
Nơi này hình thành từ 250 triệu đến 400 triệu năm trước |
Núi Roraima nằm giữa ba quốc gia Venezuela, Guyana và Brazil, thuộc địa phận Vườn quốc gia Canaima ở Venezuela. Đỉnh cao nhất của núi cách mực nước biển 2.810m, trong khi bình nguyên trên đỉnh có diện tích khoảng 30km2, nằm ở độ cao 2.338m. Ngọn núi được bao phủ bởi đám mây và sương mù, tạo nên vẻ đẹp huyền bí và diệu kỳ.
Núi Roraima nằm giữa ba quốc gia Venezuela, Guyana và Brazil |
Núi Roraima còn được gọi với các tên khác như Tepuy Roraima, Cerro Roraima hay "tepui" trong ngôn ngữ địa phương. Ngọn núi đỉnh bằng này hiện lên như thể được chạm trổ từ một tảng đá nguyên khối, với vách núi dựng đứng cao khoảng 400m.
Ngọn núi này có ý nghĩa đặc biệt với người dân bản địa, ngôn ngữ Pémon gọi nó là "tepui", có nghĩa là "ngôi nhà của các vị thần". Nó là nguồn cảm hứng cho nhiều truyền thuyết và được mô tả trong nhiều tác phẩm văn học như cuốn tiểu thuyết "The Lost World" của Arthur Conan Doyle.
Ngọn núi này có ý nghĩa đặc biệt với người dân bản địa. |
Để leo lên đỉnh núi Roraima, du khách cần chuẩn bị trang thiết bị cần thiết và có kinh nghiệm leo núi. Hành trình thường kéo dài khoảng 4 ngày và thời điểm tốt nhất để leo núi là vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Trên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá một thế giới động thực vật đa dạng, với nhiều loài đặc hữu chỉ có ở núi Roraima. Rất nhiều loài thực vật được tìm thấy trên núi bao gồm hoa lan, cây họ dứa (bromeliaceae), và thực vật ăn thịt. Động vật và côn trùng tìm thấy trên núi bao gồm nhện thuộc họ Theraphosidae, cóc Roraima, và trên 300 loài chim. Đặc biệt, nếu may mắn, các du khách sẽ được chiêm ngưỡng biển mây tuyệt đẹp.
Du khách cần chuẩn bị trang thiết bị cần thiết và có kinh nghiệm leo núi. |
Núi Roraima đã trở thành điểm đến du lịch phổ biến trong những năm gần đây, thu hút hàng nghìn du khách đến khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Có thể thuê người dẫn đường bản địa hoặc tham gia các nhóm thám hiểm để chinh phục ngọn núi. Một số du khách khá giả có thể thuê máy bay trực thăng để lên đỉnh nhanh chóng hơn.
Kiệt tác thiên nhiên nghìn năm đẹp tựa như ở một hành tinh khác Đó là thung lũng đá trắng Kutkhiny Baty, một kiệt tác thiên nhiên nổi tiếng trên bán đảo Kamchatka, nước Nga. Thung lũng sở hữu vẻ đẹp kỳ ảo như ở hành tinh khác và người dân cho rằng đây là địa điểm thiêng liêng, được tạo ra bởi một vị thần Theo truyền thuyết, họ cho rằng những gờ đá màu trắng...