“Tham quyền cố vị” rất nguy hiểm trong thể thao
Trong thể thao “tham quyền cố vị” rất nguy hiểm vì tạo ra một đế chế bất khả xâm phạm và những nhóm lợi ích khủng…
Chủ tịch LĐ Cử tạ Quốc tế (IWF) Tamas Ajan, người Hungary vừa phải từ chức vì đang dính líu đến điều tra tham nhũng lớn của tổ chức thể thao này.
Nó cũng giống như nhiều liên đoàn khác, nhất là FIFA khi người đứng đầu “tham quyền cố vị” làm “sếp mãi” dẫn đến việc hình thành một “đế chế” và một đường dây lợi ích nhóm.
Bà Ursula Papandrea cùng Chủ tịch Tamas Ajan
Với FIFA, khi ông Gianni Infantino, vị chủ tịch trẻ tuổi nhất lịch sử FIFA lên làm chủ tịch, lập tức ông đưa ra quy chế, ghế chủ tịch tối đa chỉ hai nhiệm kỳ, tức 8 năm.
Trước đó các vị tiền nhiệm Havenlange, Sepp Blatter đều là những người làm trên bốn nhiệm kỳ. Nó trở thành một “đế chế bất khả xâm phạm” và đồng thời nó hình thành đường dây “lợi ích nhóm” cực kỳ vững chãi và quy mô mà những năm qua Chủ tịch Infantino đã mạnh dạn cho bóc mẽ tất cả.
Ông Tamas Ajan ngồi trên đế chế IWF 44 năm
Video đang HOT
Với ông Tamas Ajan là “tàn dư” của kiểu lãnh đạo “tham quyền cố vị” trong các tổ chức thể thao lớn để dẫn đến một đường dây tham nhũng lớn được bưng bít.
Ông Tamas Ajan làm lãnh đạo của IWF từ năm 1976, trong đó có 20 năm làm Tổng thư ký IWF và 24 năm làm Chủ tịch IWF.
Vị Chủ tịch 81 tuổi này phải từ chức vì liên quan đến hàng loạt cáo buộc tham nhũng khủng cùng đường dây “lợi ích nhóm”. Hiện nay ông Tamas Ajan phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra trước những cáo buộc.
Bà Ursula Papandrea làm Chủ tịch tạm quyền IWF
Ông Ajan phải từ chức để phục vụ công tác điều tra, người thay thế là Ursula Papandrea với vai trò Chủ tịch tạm quyền. Bà Ursula từng là VĐV cử tạ của Mỹ, đây là vị Chủ tịch nữ đầu tiên của môn thể thao đầy sức mạnh này.
Lịch sử tổ chức này ra đời từ năm 1920 đến nay chỉ mới trải qua ba vị Chủ tịch là ông Tamas Ajan làm từ năm 1972 đến nay, trước đó là “cụ” Gottfried Schonoedl vừa qua đời tuần này, thọ 95 tuổi.
Ông Tamas Ajan bị các cáo buộc tham nhũng qua việc “nới lỏng” và tha bổng những VĐV dính Doping, cùng với đó là việc bán bản quyền truyền hình các giải Cử tạ trực thuộc IWF để hưởng lợi chênh lệch giá cả.
DUY ĐỨC
Cựu Chủ tịch FIFA kêu gọi tước quyền đăng cai World Cup của Qatar
Trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức, cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đòi tước quyền đăng cai World Cup 2022 của Qatar, sau những cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan đến chính kỳ World Cup này.
Với lý do lo ngại World Cup 2022 sẽ là kỳ World Cup thiếu trong sạch, cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter đề nghị nên tước quyền đăng cai kỳ World Cup nói trên của Qatar, sau khi liên tiếp có những báo cáo cho rằng nhiều quan chức FIFA trước đây đã nhận hối lộ, để trao quyền đăng cai cho quốc gia Tây Á (ngoài World Cup 2022 tại Qatar, thì World Cup 2018 tại Nga cũng đối diện với những cáo buộc tương tự).
Phát biểu trên tờ Bild nổi tiếng của Đức, người từng đứng đầu FIFA, ông Blatter nói: " Đức có thể nhận quyền đăng cai VCK kỳ giải vô địch thế giới 2022 ngay lập tức. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là World Cup sẽ trở lại với châu Âu, sau khi châu lục này đã tổ chức World Cup 2018 (tại Nga)".
Cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter kêu gọi tước quyền đăng cai World Cup 2022 của Qatar, trao cho Đức hoặc Nhật
"Mỹ cũng là một nước khác có thể tổ chức VCK World Cup ngay lúc này, mà chẳng cần chuẩn bị gì nhiều. Dĩ nhiên, Mỹ đã có World Cup 2026 ở trước mắt. Họ có kinh nghiệm tổ chức giải hồi năm 1994, là đất nước mà khoa học rất phát triển" - ông Blatter nói thêm.
Ngoài Mỹ và Đức, cựu chủ tịch FIFA Blatter còn chỉ ra thêm 1 nước nữa, có thể thay Qatar đăng cai VCK World Cup 2022, nếu như quốc gia Tây Á bị tước quyền đăng cai kỳ giải này, đó là Nhật.
Vị cựu chủ tịch của cơ quan quyền lực nhất bóng đá thế giới chia sẻ: "May mắn là năm 2022 cũng chỉ có 32 đội tham dự VCK World Cup, chứ không phải 48 đội. Quy mô tổ chức giải sẽ không hơn năm 2018, và Nhật Bản có thể đứng ra thực hiện điều đó".
Vụ cáo buộc đưa và nhận hối lộ xung quanh việc bỏ phiếu trao quyền đăng cai các VCK World Cup 2018 và 2022, cùng các cáo buộc tham nhũng liên quan đến một số sự kiện khác từng là scandal rúng động bóng đá thế giới năm 2015. Hàng chục quan chức FIFA đã phải đối diện với vòng lao lý vì có liên quan đến scandal này. Ngoài ra, nhiều đối tác của FIFA, các nhà tài trợ và các công ty đại diện cũng bị ảnh hưởng.
Bản thân cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter cũng là một trong những nhân vật bị nêu tên trong scandal nói trên, khiến ông bị cấm tham gia các hoạt động bóng trong vòng 6 năm, đồng thời phải rời nhiệm khỏi vị trí chủ tịch FIFA ngay lập tức, cách nay ít năm.
Gần đây, phương Tây lật lại vụ này, và cho biết tiếp tục có những báo cáo mới, có thể chỉ ra việc đưa và nhận hối lộ xung quanh các cuộc bỏ phiếu trao quyền đăng cai các VCK World Cup 2018 và 2022.
Tuy nhiên, bản thân ông Blatter cật lực phủ nhận việc mình tham gia vào bê bối nọ. Ông Blatter nói: "Cuộc điều tra năm đó nằm trong một âm mưu lớn nhằm hạ bệ tôi. Thật không thể tin được là các điều tra viên lại xem xét một hợp đồng bình thường mà tôi ký với Liên đoàn bóng đá các quốc gia thuộc vùng biển Caribe".
"Tất cả rồi cũng sẽ được sáng tỏ, rồi sẽ đến lúc họ phải trả lại danh dự cho tôi" - người từng đứng đầu FIFA nói thêm.
Thiện Nhân
Bê bối tham nhũng tại Qatar có thể đẩy World Cup 2022 sang Mỹ ? Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng đăng cai World Cup 2022 trong bối cảnh Qatar đang vướng phải những bê bối liên quan đến tham nhũng, theo cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter. Theo những gì đã được công bố lâu nay, Qatar sẽ là quốc gia đăng cai tổ chức World Cup 2022 vào tháng 12 năm 2022. Đây là lần...